ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-6-25 02:08:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động nguồn vốn cho nuôi tôm

Báo Cà Mau (CMO) Cà Mau là một trong những tỉnh, thành có diện tích nuôi thuỷ sản lớn nhất cả nước (khoảng 303 ngàn héc-ta), chiếm gần 40% diện tích cả nước. Tuy là tỉnh đứng đầu so với cả nước về diện tích, nhưng xét cho cùng năng suất còn rất thấp so với cả nước và khu vực. Ngoài các yếu tố tác động từ thiên tai, dịch bệnh chúng ta thiếu sự liên kết chuỗi sản xuất, đặc biệt tiếp cận nguồn tài chính bền vững theo chuỗi giá trị ngành tôm. Đó là nhận định của Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử.

Khó khăn trong tiếp cận vốn

Với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm mang về trên 1 tỷ USD, nghề nuôi và chế biến thuỷ sản còn là nguồn sinh kế cho trên 305 ngàn hộ dân và tạo ra nhiều việc làm ổn định trong các nhà máy chế biến thuỷ sản, các ngành thương mại dịch vụ liên quan.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành hàng tôm còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường cũng như đe doạ đến sự phát triển bền vững của con tôm.

Đáng chú ý là sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị con tôm còn lỏng lẻo và thiếu hiệu quả, thiếu công bằng, minh bạch, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc, giá bán sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam trên thị trường thế giới.

Mặt khác, đã xuất hiện các vấn đề về ô nhiễm môi trường, thiếu nguồn con giống và các nguồn thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, tình trạng tôm chết và bị thiệt hại do các loại dịch bệnh, biến đổi khí hậu ngày càng phổ biến. Ngoài ra, những hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn cũng là rào cản đối với các nhà sản xuất và chế biến quy mô nhỏ trong việc mở rộng sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn theo quy định.

Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng nhận định, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, những người sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm trong nước cần tăng cường mối liên kết để tạo sức mạnh chung. Đặc biệt, đồng vốn là nguồn tài chính quan trọng không thể thiếu trong chuỗi giá trị sản xuất ngành hàng tôm xuất khẩu.

Theo đó, Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Cà Mau (OCB Cà Mau) sẽ chủ động cung cấp nhiều gói vay ưu đãi vượt trội, tạo điều kiện cho người nông dân trong chuỗi ngành hàng chủ lực có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn vay, đáp ứng yêu cầu sản xuất và mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất.

Thương lái thu mua tôm ở xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Luôn đồng hành cùng bà con

Nguồn vốn cho lĩnh vực nuôi tôm hiện nay rất khó khăn, nhiều người phải tìm tới phương thức hợp tác với các đại lý vật tư để làm hạ tầng nuôi tôm theo kiểu mua trước trả sau, chịu nhiều lãi suất. Thấu hiểu được những bất cập trên, thời gian qua, OCB Cà Mau chủ động cung cấp nhiều gói vay ưu đãi cho các hợp tác xã chuyên phân phối thức ăn, con giống, dụng cụ nuôi tôm… Đối với các hợp tác xã, hạn mức cho vay hơn 100 tỷ đồng, hộ dân từ 300-500 triệu đồng; Hiện nay, tổng dư nợ cho vay sản xuất nông nghiệp gần 50 tỷ đồng, chiếm gần 80% dư nợ.

Giám đốc chi nhánh, kiêm Giám đốc bán lẻ OCB Cà Mau Lê Thị Thuỳ Trang cho biết, cái khó lớn hiện nay mà người dân không tiếp cận được vốn của ngân hàng là do còn thiếu nợ cũ chưa thanh toán, không còn tài sản thế chấp để mở rộng vốn. Quan điểm của OCB là hợp tác với tất cả các hợp tác xã, tổ hợp tác, xã viên có sản xuất, kinh doanh tốt và ngân hàng sẵn sàng gia tăng vốn sau khi đã đánh giá được hiệu quả kinh doanh, không phát sinh nợ quá hạn, bà Trang khẳng định.

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh, hiện có từ 70-80% người nuôi tôm trong tình trạng nợ ngân hàng hoặc các đại lý thức ăn, con giống. Do đó, để thúc đẩy cơ chế mới từ liên kết theo chuỗi, đầu vào phải có sự tham gia của ngân hàng.

Đây là đơn vị điều phối dòng tiền hiệu quả và bảo đảm luân chuyển dòng tiền trong chuỗi thông qua cơ chế chuyển khoản giao dịch. Từ đó, các bên sẽ có đủ niềm tin, năng lực tài chính ngồi lại với nhau để hợp tác thực hiện mô hình này hiệu quả hơn.

Hiện Cà Mau có khoảng 303 ngàn héc-ta nuôi thuỷ sản, sản lượng tôm bình quân 150 ngàn tấn/năm. Theo thời giá hiện tại, 1 năm tiền thức ăn cho tôm nuôi tiêu tốn khoảng 4.950 tỷ đồng. Nếu thực hiện theo chuỗi liên kết thì giá trị đầu vào giảm tương đương 15%, tức làm lợi cho nông dân khoảng 742 tỷ đồng.

Tại hội thảo tiếp cận nguồn tài chính bền vững theo chuỗi giá trị ngành tôm tại ĐBSCL do Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh và Ngân hàng Phương Đông OCB tổ chức vào trung tuần tháng 10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử khẳng định, tiếp cận nguồn tài chính bền vững theo chuỗi giá trị ngành hàng tôm là mục tiêu quan trọng không thể thiếu trong mọi người dân.

 Phó chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong tỉnh chủ động hơn trong việc hỗ trợ nông dân và tổ hợp tác, hợp tác xã về khoản vốn vay. Có đủ nguồn vốn, nông dân mới có cơ hội đầu tư sản xuất và tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành hàng tôm. Bởi đồng vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định mọi thành bại từ khâu sản xuất đến chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh./.

Trung Đỉnh

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Vụ mùa nhiều hy vọng

Tranh thủ những cơn mưa đầu mùa đến sớm, nông dân huyện Thới Bình tích cực cải tạo đất và gieo sạ lúa hè thu với hy vọng vụ mùa thắng lợi.

Hướng đi hiệu quả cho người nuôi tôm

Tại huyện Thới Bình, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, giúp người dân tiết kiệm chi phí, từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn thả giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch; không những mang lại năng suất và chất lượng cao mà còn bảo vệ được môi trường cho cộng đồng.

Giải pháp tăng năng suất tôm quảng canh cải tiến

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại Cà Mau, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và nâng cao hiệu quả canh tác. Từ thực tiễn sản xuất và kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, có thể áp dụng tổng hợp một số nhóm giải pháp nhằm tăng năng suất, cải thiện thu nhập và hướng tới phát triển bền vững.

Cái Nước kích hoạt nhiều giải pháp phát triển

Ðể phấn đấu đưa chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2025 tối thiểu ở mức 8%, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cái Nước đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.