ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 13:34:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cơ hội mới cho nông thôn Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 04 của Tỉnh uỷ Cà Mau về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo, tỉnh Cà Mau đạt nhiều thành tựu to lớn. Bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường và giữ vững. Đến nay, có 46/82 xã đạt chuẩn NTM, dự kiến đến cuối năm 2022 là 53 xã. So với nghị quyết Đảng bộ tỉnh thì những chỉ tiêu đặt ra có khả năng về đích. Ngần ấy năm hoàn thiện và phấn đấu, nhiều bài học bổ ích đã được rút ra từ thực tiễn.

Bài 1: Những gam màu sáng - tối

Thời điểm bắt tay xây dựng NTM, xuất phát điểm của các địa phương trong tỉnh rất thấp. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân về xây dựng NTM còn hạn chế. Việc đánh giá thực trạng, mức độ đạt chuẩn các tiêu chí chưa sát với thực tế, đã ảnh hưởng đến việc xác định mục đích, nội dung, yêu cầu công việc và lộ trình thực hiện.

Từ thực trạng này, mỗi địa phương trong tỉnh Cà Mau đã có những cách tiếp cận Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM theo điều kiện thực tế phù hợp, tranh thủ sự quan tâm đầu tư của cấp trên làm bước đệm, đặc biệt coi tiềm năng và nội lực làm đòn bẩy để đưa NTM về đích.

Phú Tân “ăn chắc mặc bền”

Xã Tân Hải, huyện Phú Tân được biết đến là xã “5 không” trước khi được tỉnh chọn là 1 trong 4 xã điểm để xây dựng NTM giai đoạn đầu tiên. Xuất phát từ con số 0, thế nhưng đến nay xã Tân Hải không chỉ đã đạt chuẩn NTM mà còn đang xây dựng NTM nâng cao.

Trụ sở ấp Công Nghiệp, xã Tân Hải, huyện Phú Tân khang trang, tổ chức sinh hoạt đều đặn

Ông Trần Minh Nguyên, Bí thư Đảng uỷ xã Tân Hải, tự hào: “Từ xã 5 không nay sắp được 13 có rồi (áp dụng theo chuẩn NTM nâng cao). Đời sống người dân dần cải thiện, lộ làng thông thoáng, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên”.

Theo chân các anh cán bộ, xe chúng tôi chạy dọc theo tuyến dân cư kiểu mẫu ấp Công Nghiệp, hai bên đường nở đầy hoa thơm (dù đang vào mùa khô khắc nghiệt). Đến khu tái định cư Cái Cám, càng ngỡ ngàng hơn bởi sự sầm uất và khang trang của khu dân cư.

Ông Trương Minh Chiến, Bí thư Chi bộ ấp Công Nghiệp, bộc bạch: “NTM đã thay da đổi thịt từng thớ đất, từng con người nơi đây. Đường sá phát triển, bà con đi lại dễ dàng, khí thế lao động cũng hăng say hơn”.

Đạt được kết quả đáng khích lệ trên là nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Ông Võ Trường Giang, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, khẳng định: “4 yếu tố theo chúng tôi góp phần xây dựng thành công NTM trên địa bàn huyện là sự quyết tâm chính trị cao độ của cấp uỷ, sự nhiệt tình của cán bộ, sử dụng khoa học đồng vốn, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ quyết liệt của người dân địa phương”.

Khu tái định cư Cái Cám, xã Tân Hải khang trang, sạch sẽ, dân rất hài lòng về công cuộc xây dựng NTM

Việc khái quát các yếu tố của vị Chủ tịch UBND huyện nghe ra đơn giản nhưng nó là sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của cả hệ thống chính trị và quần chúng Nhân dân mới được kết quả như hôm nay. Trước hết là cán bộ phải “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở và cùng làm) với dân. Đội ngũ này từ huyện đến xã, ấp được phân công rõ ràng về trách nhiệm và có kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở để giúp dân hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Nhờ vậy, Phú Tân hôm nay có 6/8 xã đạt chuẩn NTM. Xã Phú Tân cũng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đang hoàn thiện hồ sơ chờ công nhận. Nếu mọi thứ thuận lợi thì đến cuối năm 2022, Phú Tân sẽ có 8/8 xã đạt chuẩn NTM; 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đường tiến đến huyện NTM sẽ không còn xa.

Thới Bình những lần trễ hẹn

Đến Thới Bình, bên ly trà chúng tôi nghe bà con nói câu cửa miệng: xã Biển Bạch “ì ạch” và xã Thới Bình “lình xình” trong xây dựng NTM. Hỏi ra mới biết, huyện lẽ ra đạt chuẩn NTM từ năm 2021 mà còn “vướng” 2 xã này nên đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. “Ì ạch” ở xã Biển Bạch là vì một số tiểu tiết nhỏ chưa thể khắc phục xong (như tiêu chí môi trường, nhà văn hoá…); còn “lình xình” ở xã Thới Bình vì vướng phải tiêu chí an ninh trật tự (có trọng án nên chưa hết thời hạn hiệu lực).

Thực ra, một mặt nào đó phải nhìn nhận khách quan là chưa có sự quyết tâm cao độ để vào cuộc quyết liệt, toàn diện. Những nhóm tiêu chí khiến Thới Bình chưa thể về đích NTM toàn rơi vào nhóm tiêu chí cần nguồn vốn đầu tư; huy động sức dân nhưng lại khó khăn trong thực hiện, khiến cho tiến độ về đích của cả huyện phải bị ảnh hưởng theo.

Đường ô-tô liên xã về xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình.

Trở lại thăm xã Trí Lực (1 trong 4 xã điểm tỉnh chọn trong giai đoạn đầu xây dựng NTM) với diện mạo mới. Đạt chuẩn từ năm 2015, hiện tại đang được huyện chọn xây dựng NTM nâng cao. Tuy nhiên, khó khăn cũ vẫn còn đó. Bà Dương Chúc Linh, Bí thư Đảng uỷ xã Trí Lực, trần tình: “Lúc công nhận thì các tiêu chí còn non. Nay được chọn xây dựng nâng cao trong tình hình dịch bệnh như thế này chắc chắn sẽ phải cố gắng thật nhiều so với trước”.

Qua rà soát, xã Trí Lực đạt 9/13 tiêu chí (chuẩn NTM nâng cao). Nhóm tiêu chí chưa đạt là giao thông, tuyến đường kiểu mẫu, cơ sở vật chất văn hoá, thu nhập. Trong đó, chỉ có tiêu chí giao thông là cần nguồn vốn lớn để đầu tư, còn các tiêu chí khác huy động nội lực từ sự đóng góp sức dân.

Thu nhập được đánh giá là tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM, có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Khi thu nhập người dân được cải thiện thì sự đóng góp trở lại cho xây dựng NTM không khó.

HTX lúa tôm Trí Lực không ngừng nâng cao chất lượng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản.

Bà Dương Chúc Linh nhìn nhận: “Do là xã thuần nông nên việc tổ chức sản xuất còn hạn chế, giá cả hàng hoá nông sản bấp bênh nên thu nhập của bà con chưa ổn định. Thậm chí ngay cả chuyện điện thắp sáng trước nhà (dù đã được đầu tư đường dây và trụ điện cùng bóng đèn) nhưng chuyện trả tiền điện mỗi tháng cũng không được người dân chấp thuận”. Chính vì thu nhập còn hạn chế nên việc vận động đóng góp còn khó khăn, hoặc ngay cả chuyện vận động xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cũng khó. Đây thật sự là câu chuyện khó tin đối với xã đạt chuẩn NTM gần 10 năm qua. Song, đó là một thực tế tại địa phương.

Ngay cả lúc công nhận xã NTM, đoàn thẩm định cũng đã đề nghị sau khi công nhận nên từng bước chấn chỉnh. Tuy nhiên, đến thời điểm này (chuẩn bị công nhận nâng cao) lại tiếp tục nói về khó khăn trong vận động người dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh thì… quả là nan giải!.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, thông tin: “Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 46/82 xã đạt chuẩn NTM. Đang hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị công nhận 3 xã NTM nâng cao (Lý Văn Lâm, Tắc Vân và Tân Dân). Về xây dựng huyện NTM, TP Cà Mau hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, đang phấn đấu Thới Bình đạt chuẩn huyện NTM. Năm 2022 tập trung chỉ đạo xây dựng 7 xã đạt chuẩn NTM (để đạt được con số 53 xã). Phấn đấu đến cuối giai đoạn 2025 phải có 80% xã được công nhận đạt chuẩn NTM (tương đương 65 xã); 20% xã NTM nâng cao (tương đương 12 xã); 2 xã NTM kiểu mẫu và 2 huyện đạt chuẩn NTM".

 

Ngọc Huệ - Đặng Duẩn

BÀI 2: CÓ ĐIỂM ĐẾN, KHÔNG CÓ ĐIỂM DỪNG

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.