ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 13:54:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Có một ánh trăng bên lưng chừng núi

Báo Cà Mau (CMO) Lâu rồi tôi mới có cảm giác sau khi đi xem một chương trình nghệ thuật tổng hợp mà trên cung đường trở về lòng lại nôn nao mong tới nhà thật nhanh để ngồi vào bàn viết ngay lập tức đôi dòng dành riêng cho một ca sĩ. Viết bằng sự ái mộ đơn thuần như bao khán giả đến với sân khấu thưởng thức nghệ thuật, để bất chợt lòng say sưa từng nét uyển chuyển, mê đắm từng giai điệu quyện cùng thanh âm, từ những nốt đầu tiên mà chị cất lên. Đó là ca sĩ Nguyệt Sơn.

Biết cô ca sĩ này trong một khoảng thời gian vài năm, nhưng hầu như chị em chưa có dịp nào để chuyện trò tâm sự, phỏng vấn lại càng không. Hai lĩnh vực báo chí và nghệ thuật song song chỉ đủ mỗi lần gặp nhau kịp nở nụ cười chào, tuy nhiên, có điều lạ là mỗi khi tình cờ đâu đó nghe chị hát, nhìn cách chị "phiêu", tôi có cảm giác mọi thứ xung quanh trong khoảnh khắc ấy đều trở nên căng tràn năng lượng.

Ca sĩ Nguyệt Sơn “cháy” hết mình với nhạc phẩm “Trả nợ tình xa”.

Còn nhớ trong chương trình văn nghệ đêm giao thừa 2020, qua màn ảnh nhỏ đài CTV, tôi cứ mê mẩn tiết mục “Xuân đến bên em” (Nguyễn Ngọc Thiện) của cô ca sĩ đến từ Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau này, dù bài nhạc tôi đã nghe lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần mỗi dịp tết đến xuân về, nhưng qua phần thể hiện của Nguyệt Sơn lại ánh lên một mùa xuân ngọt ngào và khao khát hạnh phúc lứa đôi. Cá tính, mạnh mẽ, quyến rũ, bất cần, lạnh lùng... tất cả như được pha trộn, quyện hoà vào nhau rồi tình tự hiển hiện lên hết ở ngoại hình, cách giao tiếp của Nguyệt Sơn khiến chị như một ly rượu lạ đặc biệt, nhấm vị đầu tiên có thể không quen sẽ chếnh choáng, nhưng sau đó ly cạn rồi lại đầy, dễ say nghiện bất cứ ai. Chính cái đặc biệt ở nhân dáng cùng chất giọng khàn đầy nội lực đã trở thành lợi thế khi thể hiện dòng nhạc pop, rock... với giai điệu trẻ trung, nhiệt cuồng. Riêng tôi, cứ mê hoài mỗi khi nghe chị cất giọng và "cháy" hết mình với "Trả nợ tình xa" (Tuấn Khanh), trong sâu thẳm sự đồng điệu lòng cứ nghĩ hoài: đây là cực phẩm, đừng xem nhiều, nghiện đó! Sẽ khó lắm để tìm được người thể hiện tròn vẹn nhạc phẩm này như Nguyệt Sơn. Cách chị nhả chữ, không luyến láy mà như đùa giỡn với giai điệu, hình thể lả lướt, tôn hết những quyến rũ, không diễn mà chỉ đùa cợt một cách hồn nhiên; trên sân khấu đó chị cho mình cái quyền làm chủ, say mà tỉnh, thoả sức cuồng, thoả sức lả lướt nhưng chưa hề vượt ra giới hạn của chuẩn đẹp bao giờ.

Nếu đã quen rồi với hình ảnh Nguyệt Sơn như tôi vừa kể ở trên thì bạn sẽ bất ngờ hơn khi nghe chị ca vọng cổ. Đừng nên so sánh với bất cứ cô đào thuần thục nào cả, hãy cứ nghe thôi (hoặc chưa có dịp nghe thì hôm nào ngỏ ý để chị ca cho nghe đi). Riêng tôi, có lần nghe nàng cất lên "thôi thôi còn đâu, gãy đôi nhip cầu, gãy đôi á a nhịp cầu" (Tình hận thâm cung), chăm chú thưởng thức trọn vẹn hai câu vọng cổ, quay lại ngỡ nàng y hệt một nhánh lan rừng kiêu ngạo, đã quen bung nở bên cái bạt ngàn, rồi bất chợt được đem trưng vào chiếc chậu đẹp như một cơ hội để thêm nền nã, kiêu sa.

Lần nào có dịp ngồi dưới hàng ghế khán giả, lần nào có dịp xem chị hát tôi cũng buộc mình nhất định phải thoát vai "phóng viên" mà chỉ là khán giả thôi. Nghĩ vui rằng, nếu xướng tên Nguyệt Sơn mà chị bước ra sân khấu với trang phục áo dài, tóc cài băng đô, điệu bộ nhẹ nhàng, đằm thắm, cười ý nhị với một nhạc phẩm quê hương thì sẽ... "buồn cười" lắm và chắc chắn tôi không thoát vai đâu. Nhưng không, vẫn phong thái trẻ trung, vẫn cái cách kiêu ngạo cho mình đặc quyền làm chủ trong từng khoảnh khắc "cháy" ấy đã cuốn ánh nhìn của khán giả, tôi say sưa đến nỗi kệ, chẳng thèm quan tâm tên bài hát là gì, chỉ cần coi Nguyệt Sơn diễn, nghe Nguyệt Sơn hát. Vậy là đủ.

Ca sĩ Nguyệt Sơn giản dị giữa đời thường.

Nhớ hoài đêm văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVI của tỉnh Cà Mau với nhạc phẩm “Bay qua biển đông” (Lê Việt Khánh), nhìn xuống hàng ghế khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ có phần phấn khích với tiết mục này, tôi đảm bảo trong số đông đó sẽ có không ít anh chàng cũng say vị rượu lạ đang sóng sánh trên sân khấu lung linh sắc màu kia. Để rồi, nếu đâu đó có dịp được xem và nghe lại cô ca sĩ đã cháy như đêm này, họ sẽ thêm mê và nghiện cái tên Nguyệt Sơn như nghiện một ánh trăng bên lưng chừng núi nghệ thuật thật nồng nàn./.

Minh Hoàng Phúc

 

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.