ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 11-11-24 05:55:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cô Thu Ba

Báo Cà Mau Ở Tắc Vân, cặp Quốc lộ 1, có quán bún nước lèo lớn và nổi tiếng là ngon hơn 30 năm nay của cô Thu Ba. Quán có đông du khách trong và ngoài nước biết đến. Nhưng ít có ai biết rằng, khởi nghiệp ban đầu của quán bún nước lèo ngon nổi tiếng của Tắc Vân là cái chòi lá bán bánh khọt và chuối nướng.

Ở Tắc Vân, cặp Quốc lộ 1, có quán bún nước lèo lớn và nổi tiếng là ngon hơn 30 năm nay của cô Thu Ba. Quán có đông du khách trong và ngoài nước biết đến. Nhưng ít có ai biết rằng, khởi nghiệp ban đầu của quán bún nước lèo ngon nổi tiếng của Tắc Vân là cái chòi lá bán bánh khọt và chuối nướng.

Năm 1982, cô Bảy Liên, Bí thư Chi bộ ấp 1, xã Tắc Vân, thị xã Cà Mau phải giải quyết 1 trường hợp khó khăn khá đặc biệt ở địa phương. Ðó là trường hợp của 3 má con cô Thu Ba. Cô Thu Ba tên họ thật là Nguyễn Thị Thu Ba, sinh năm 1954, con gái của bà Năm Kiệm, người sống cố cựu ở ấp. Bà Năm Kiệm ở trong căn nhà nhỏ, lụp xụp bên bờ kinh xáng Cà Mau - Bạc Liêu, thuộc ấp 1, xã Tắc Vân. Bà Năm Kiệm nghèo, nhà có cả thảy 6 người con, gia đình kiếm sống bằng mua bán cóc ổi, lặt vặt ở xóm.

Do nhà nghèo, bà Năm lo cho mấy đứa con ăn học không xuể, nên mấy đứa con lớn lớn một chút, bà gửi cho họ hàng đơn chiếc nuôi tiếp. Ðổi lại, họ có người sai vặt chuyện nhà. Cô Thu Ba được 10 tuổi, bà Năm Kiệm gửi cho bà Chín Quy, người họ hàng  bên ngoại ở Trà Kha, Bạc Liêu nuôi. Gia đình của bà Chín Quy tưởng sao cũng nghèo, bà Chín phải gánh bún nước lèo bán dạo ở chợ Trà Kha, cô Thu Ba không được đi học chữ, mà được đi theo bà Chín học nghề bán bún nước lèo.

Vậy mà cô Thu Ba không thấy buồn, lại lấy đó làm vui, học được nghề nấu bún nước lèo mà mình rất thích, một món ăn rất gần gũi, dân dã của người dân Nam Bộ. Có điều là vào lúc đó, cô Thu Ba không bao giờ nghĩ, sau này mình nối nghề của bà Chín, cô chỉ thấy thích công chuyện theo bà Chín phụ bán bún nước lèo ở chợ mà thôi. Năm 1976,  cô Thu Ba tròn 22 tuổi, quen được với anh tài xế chạy xe đò khách tuyến Cà Mau - Cần Thơ. Anh tài xế là khách hàng ruột gánh bún nước lèo của bà Chín Quy, thường ghé lại gánh bún nước lèo, nhưng không biết là để ăn bún nước lèo, hay để ý đến đứa cháu duyên dáng của bà Chín. Thế rồi cô Thu Ba đồng ý lập gia đình với anh tài xế. Tiệc cưới của đứa cháu gái bán bún nước lèo của bà Chín cũng mang một nét riêng, trong mâm cỗ đãi khách có cả món bún nước lèo của bà Chín, đám cưới giản dị mà vui cả chợ.

Sau đám cưới, cô Thu Ba theo anh tài xế về Vị Thanh, Hậu Giang sinh sống. Vợ chồng  không giàu, nhưng sống với nhau hạnh phúc, có với nhau được 1 gái và 1 trai. Nhưng không may sau đó, cuối năm 1978, anh tài xế bị tai nạn mất, 3 má con của cô Thu Ba trở nên bơ vơ giữa đất lạ quê người. Chồng mất, cô Thu Ba chơi vơi, tính trở lại với bà Chín, nhưng nhìn 2 đứa con còn quá nhỏ, trở thành gánh nặng quá lớn đối với bà. Cô bỏ ý định trở lại với bà Chín và quyết định mang 2 đứa con nhỏ trở về cái nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Bà Năm Kiệm vui mừng chào đón cô Thu Ba và 2 cháu ngoại của mình. Nhưng nhà quá nhỏ, nghèo, đông con cháu, thêm 3 má con của cô Thu Ba là thêm quá nhiều khó khăn, bà Năm Kiệm kiệt sức, lực như bất tòng tâm. 3 má con của cô Thu Ba phải ăn nhờ ở đậu họ hàng ở xóm, nay nhà này, mai nhà nọ và kiếm sống bằng bán chuối nướng. Thấy tình cảnh đáng thương của gia đình bà Năm Kiệm, của 3 má con của cô Thu Ba như vậy, cô Bảy Liên chạnh lòng, cho 3 má con của cô Thu Ba mượn miếng đất nhỏ cặp lộ của mình cất nhà ở tạm. Miếng đất già chục mét vuông, 3 má con cô Thu Ba kê được cái giường, dựng được cái chòi lá che nắng, che mưa. Có được cái chòi che nắng, che mưa, 3 má con của cô Thu Ba bán chuối nướng, bánh khọt, rồi bán bún nước lèo. Cái chòi lá nhỏ mở bán bún nước lèo khá là vui. Cô Thu Ba chỉ có duy nhất cái bàn bằng cây làm chỗ nấu bún. Khách đến ăn, mọi người ngồi quây quần bên cái bàn nấu bún của cô và trên cái giường ngủ của 3 má con cô. Quán bún nước lèo nổi tiếng của Tắc Vân ra đời như vậy đó.

Vào thời điểm cô Thu Ba bán bún nước lèo, ở Tắc Vân có hơn chục cái quán bán bún nước lèo lớn, nhỏ. Nhưng rồi dân Tắc Vân thấy, bún nước lèo của cô Thu Ba có cái gì đó rất riêng, không giống bất kỳ cái quán bún nước lèo nào ở Tắc Vân và ngon đến lạ thường. Cái chòi lá của 3 má con của cô Thu Ba trở nên nhộn nhịp. Mấy anh bộ đội biên phòng, mấy em học sinh cấp III Tắc Vân, mấy anh cán bộ ở xã không ngần ngại đến cái chòi lá không có bàn, ghế của cô Thu Ba để thưởng thức món bún nước lèo của cô. Cái chòi bán bún nước lèo của cô Thu Ba trở nên đông khách, tiếng ngon cứ vậy lan dần, lan xa và nhanh chóng đến dân thị xã Cà Mau. Nhờ vậy, cô Thu Ba bán bún nước lèo ở cái chòi lá nhỏ 4 năm, tích luỹ được số vốn bồn bộn, sang được cái nhà đối diện bên kia lộ rộng hơn 3 m, dài hơn 20 m, cặp theo kinh xáng Cà Mau - Bạc Liêu, chính thức mở quán bún nước lèo, du khách tìm đến quán bún nước lèo của cô ngày càng đông và thương hiệu “Bún nước lèo Tắc Vân” ra đời.

Bún nước lèo là món ăn thông dụng, dân dã của người miền Tây Nam Bộ, kết hợp văn hoá giao thoa của cả người Kinh, Hoa, Khmer ở miền Tây và đánh dấu mốc son thời mở đất của người miền Tây. Phần lớn dân miền Tây đều biết nấu, chế biến món bún nước lèo và ăn bún nước lèo tại gia đình. Tuy nhiên, cái gì cũng vậy, để trở thành món ngon, món độc, món gia truyền thì phải có bí quyết, nấu bún nước lèo cũng không ngoại lệ. T

hời con gái, cô Thu Ba theo bà Chín bán bún nước lèo, cô học được rất nhiều bí quyết nấu bún nước lèo ngon của bà. Và khi đã nói là bí quyết, quán bún nước lèo nào cũng giữ riêng cái bí mật cho mình. Rất nhiều người đến bái cô Thu Ba làm thầy, xin cô Thu Ba truyền đạt cho mình nghề nấu bún nước lèo. Cô Thu Ba chỉ cười, cô nói với mọi người là nấu bún nước lèo có gì đâu mà gọi là nghề, là dạy, ai cũng có thể nấu được mà. Tôi chỉ nói sơ qua là mọi người có thể về nấu được liền hà! Nhưng mọi người đều biết, đâu có đơn giản như vậy, cô Thu Ba không muốn nhận học trò. Bí quyết của quán bún nước lèo ngon nổi tiếng của Tắc Vân không ai có thể biết.

Phó Chủ tịch UBND xã Tắc Vân Trần Tấn Tài nói: “Tôi biết cô Thu Ba bán bún nước lèo từ hồi cô còn son trẻ cho đến bây giờ đã trở thành bà già hơn 60. Tôi rất ngưỡng mộ sự vươn lên của 3 má con cô và quán bún nước lèo nổi tiếng của cô. Quán bún nước lèo nổi tiếng của cô đã làm cho mọi người biết đến Tắc Vân nhiều hơn và chúng tôi rất thích điều này. Bởi khi nói đến một địa phương, người ta phải có một cái gì đó để nhắc, để nhớ. Và giờ đây, khi nói đến Tắc Vân, mọi người đều biết Tắc Vân có đặc sản nổi tiếng bún nước lèo".

Nhưng về cơ bản, cái riêng, cái độc đáo của quán bún nước lèo này có thể biết như vầy, quán chỉ mở cửa bán vào buổi chiều. Lý do quán chỉ mở cửa bán vào buổi chiều, là vì bán nguyên ngày làm không nổi. Trong nồi nước lèo của cô Thu Ba có nhiều nước dừa tươi, tỷ lệ nước dừa tươi nhiều bao nhiêu trong nồi nước lèo thì không ai có thể biết, chỉ biết sau nhà chất nhiều dừa tươi. Cô Thu Ba nấu nước lèo chỉ có duy nhất mắm cá sặt của U Minh, Thới Bình và lượng mắm tương đối nhiều, ngày bán gần chục ký mắm cá sặt, không pha trộn với bất kỳ loại mắm nào khác, dù cho tỷ lệ rất ít, đó là điều cơ bản.

Trong nồi nước lèo của cô Thu Ba thấy có nhiều xương ống heo, nên nồi nước lèo của cô Thu Ba ngọt ngào nước dừa tươi, xương ống heo và đậm đặc mùi mắm cá sặt thơm lừng, nghe thấy cái là muốn ăn liền. Trong tô bún nước lèo của cô Thu Ba còn có món bì do cô tự làm khá độc đáo. Bì là thịt heo nạc khìa thái mỏng, trộn với thín thành những cọng bì, không có da heo như những cọng bì làm chính từ da heo như ta thấy. Cái độc đáo của quán bún nước lèo của cô Thu Ba nữa là chỉ bán duy nhất có tép đất, không có bán cá, hay đầu cá như mấy cái quán bún nước lèo khác. Ðặc biệt, tép đất phải là tép đất còn sống, nhảy lăn tăn trong thùng, lớn đều cỡ ngón tay út, luộc chín có màu đỏ tươi, ngọt thịt và thơm lừng. Còn rau trong tô bún nước lèo rất đơn giản, chỉ có giá đậu, hẹ, rau thơm. Trong này, hẹ, rau thơm được coi như món chính trong rau. Mùi thơm của hẹ, rau thơm và mắm cá sặt quyện vào nhau, hấp dẫn vô cùng.

Ðiều thú vị sau cùng của quán bún nước lèo ngon nổi tiếng này là bà Chín Quy bán bún nước lèo ngon, anh tài xế xe đò đến ăn và rinh luôn cô cháu gái của bà. Cô Thu Ba bán bún nước lèo ngon, anh Việt kiều từ Canada về ăn và rinh luôn cô con gái của cô về Canada. 2 chuyện tình bán bún nước lèo có hậu vô cùng. Từ cái chòi lá nhỏ ban đầu bán chuối nướng, bánh khọt, bún nước lèo. Cô Thu Ba sang được cái nhà nhỏ bên bờ sông bán bún nước lèo, sang tiếp cái nhà lớn bên bờ sông mở rộng quán bún nước lèo, rồi sang thêm căn nhà lớn đối diện trên lộ hơn 2 tỷ đồng làm chỗ ở.

Dân xóm thật sự ngưỡng mộ sự vươn lên của 3 má con của cô Thu Ba quá chừng. Tuy nhiên, mọi người đâu có biết rằng, cô Thu Ba vui trong bụng nhiều nhất là mấy anh ở xã đến khen, mấy anh ở xã nói là quán bún của cô đã làm cho Tắc Vân mình có một thương hiệu nổi tiếng về bún nước lèo. Cô thấy nghẹn cả lòng, vui không cầm được nước mắt, 3 má con mình đã làm được điều gì đó đền đáp lại được tấm lòng của địa phương và cô Bảy…

Bút ký của Ái Như

Tô thắm vườn hoa tử tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, xã hội ta có rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Họ có mặt khắp nơi, đó là những bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp. Ðiều đó được minh chứng ở Cà Mau, nơi tình đất - tình người bền chặt thuỷ chung, sâu nặng nghĩa tình. Trong hành trình phát triển quê hương, bằng những việc làm trượng nghĩa, người Cà Mau đã tô thắm thêm vườn hoa tử tế, làm lay động bao trái tim và lan toả giá trị sống tốt đẹp.

Cửa Lớn mở tương lai

Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài cuối: Bàn về giải pháp

Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ người hoạt động ở ấp, khóm kế cận ở Cà Mau đầy sinh động, với nhiều cách làm hay, kinh nghiệm hữu ích. Bằng việc kết nối, đảm bảo tính kế thừa để phát huy tối đa những ưu điểm, bổ trợ những hạn chế giữa các thế hệ; đội ngũ này vừa ổn định vừa có những điểm sáng đột phá gắn với xu hướng trẻ hoá, chuẩn hoá. Bên cạnh đó, sự phát triển khởi sắc của tỉnh nhà cũng đang tạo ra môi trường tốt để nhiều người trẻ chọn trở về gắn bó lập thân, lập nghiệp.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài 2: Những tín hiệu tích cực

Năng nổ, nhiệt huyết, nhạy bén và dám nghĩ, dám làm đang là những ghi nhận, đánh giá của các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân khi nói về những người trẻ tuổi hoạt động ở ấp, khóm. Không khí tươi mới với nguồn năng lượng tích cực của đội ngũ trẻ đã thực sự trở thành điểm sáng ở nhiều địa bàn ấp, khóm ở Cà Mau trong hành trình phát triển. Ðó cũng là gợi ý hữu ích để Cà Mau tiếp tục công việc chuẩn hoá, trẻ hoá; tăng cường chất lượng và xây dựng đội ngũ kế thừa đảm đương nhiệm vụ ở khóm, ấp trong bối cảnh hiện nay.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng

Thực tế đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm trong việc cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống. Ðây là cánh tay nối dài của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp, sâu sát nhất với Nhân dân. Mọi chuyển động của cấp “cơ sở của cơ sở” sẽ quyết định đến việc thành hay bại của một quyết sách, một chủ trương, một phong trào... gắn với nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của từng địa phương.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài cuối: Hướng đến tín dụng "xanh"

Thông qua các khoản vay ưu đãi, nông dân và các hợp tác xã (HTX) có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó xây dựng nền tảng cho các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách (TDCS) không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực quan trọng, như bảo vệ môi trường và phát triển tín dụng xanh.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế và phát triển kinh tế địa phương. Các chính sách đổi mới đã giúp hàng ngàn người tiếp cận vốn hỗ trợ, vượt qua khó khăn và xây dựng sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và mô hình nông nghiệp xanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Nỗ lực đổi mới trong quản lý và triển khai tín dụng đã phá vỡ rào cản, mở ra cánh cửa cho một tương lai phát triển toàn diện.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài 2: Xoá rào cản, mở cửa cơ hội

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) không chỉ là công cụ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Các khoản vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Ðặc biệt, CSXH đã hỗ trợ những nhóm yếu thế và các cá nhân chấp hành xong án phạt tù vượt qua rào cản xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, tín dụng này đã trở thành nền tảng vững chắc để họ từng bước vươn lên, thay đổi cuộc sống.

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn - Bài cuối: Loay hoay tìm giải pháp

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình) mở ra nhiều cơ hội mới, nâng cao chất lượng dạy và học, kéo gần khoảng cách giáo dục nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, khi áp dụng Chương trình và thực hiện Thông tư số 20/2023/TT-BGDÐT (Thông tư 20) của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), nhiều trường vẫn còn loay hoay tìm giải pháp thực hiện.

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn

Thông tư 20/2023/TT-BGDÐT của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2023. Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, nhằm chuẩn hoá các điều kiện từ cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, nhân viên cho công cuộc đổi mới toàn diện theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.