ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 12:13:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khu tái định cư Sào Lưới hôm nay

Báo Cà Mau Cách đây vài năm, nơi này chỉ là bãi đất trống, lau sậy mọc um tùm, mùa nước lên thì trắng xoá bốn bề. Vậy mà giờ đây, Khu tái định cư Sào Lưới (xã Ðá Bạc) đã trở thành tổ ấm của hàng trăm hộ dân ven biển. Họ đến đây mang theo hy vọng, bắt đầu cuộc sống mới với căn nhà kiên cố, công việc ổn định và một tương lai rõ ràng hơn cho con cái. Phía sau những bức tường mới xây là niềm vui khi có nơi che nắng mưa và cả những trăn trở về sinh kế lâu dài.

Đây là 1 trong 3 cụm dân cư thuộc Dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư rừng phòng hộ ven biển Tây. Với diện tích 16 ha và quy mô khoảng 312 nền, đến nay đã có 201 hộ dân trong diện tái định cư được bố trí nền nhà và chuyển đến sinh sống ổn định từ khi dự án khởi công năm 2020.

Ổn định nơi ở - Gieo mầm hy vọng

Trong căn nhà mới xây vững chãi, ông Vưu Văn Trà xúc động kể lại: “Lúc mới dọn về đây, đêm nào tôi cũng trằn trọc vì tiếng gió biển rít qua dây điện, hú mãi. Vừa lạ chỗ, vừa mừng không tả xiết. Trước kia tôi từng nghĩ, chắc đến khi chết cũng không có nổi một mái nhà đàng hoàng để ở. Giờ thì nhờ Nhà nước quan tâm hỗ trợ, tôi đã có được chỗ ở ổn định thế này”.

Trước nhà, ông Vưu Văn Trà có tiệm hớt tóc nhỏ, giúp gia đình có thu nhập ổn định.

Trước nhà, ông Vưu Văn Trà có tiệm hớt tóc nhỏ, giúp gia đình có thu nhập ổn định.

Gia đình ông Trà từng sống tạm hơn 24 năm trên mảnh đất thuê của người quen. Khi được hỗ trợ nền nhà, vợ chồng ông mừng rỡ như bắt được vàng. Gom hết vốn liếng tích góp, mượn thêm từ người thân, ông bà xây một căn nhà vững chãi. Trước nhà, ông mở tiệm hớt tóc nhỏ, vợ ông thì tranh thủ chạy xe ôm cho các chị em trong khu mỗi khi có người cần đi lại. “Giờ có nhà che mưa nắng, vợ chồng tôi yên tâm làm ăn trả nợ, sống vậy là hạnh phúc lắm rồi”, ông Trà tâm sự.

Gần nhà ông Trà, không khí rộn ràng với tiếng cười nói của các chị em làm nghề vá lưới. Trong căn nhà rộng rãi của bà Nguyễn Thị Loan, một thợ vá lưới lâu năm cùng nhiều chị em phụ nữ tụ họp vừa làm vừa chuyện trò rôm rả.

“Tôi nhận lưới về gia công: vá, vô dây, cột phao... Khách quen nhiều, đơn hàng cũng ổn định. Một mình làm không xuể nên tôi rủ các chị em trong xóm cùng làm. Thu nhập mỗi người một ngày cũng được 100-200 ngàn đồng. Có đồng ra đồng vào, đủ chi phí cho con cái học hành, mua gạo mà không phải phụ thuộc hết vào chồng như trước”, bà Loan chia sẻ.

Theo nhiều hộ dân, trước kia không có việc làm ổn định, mọi chi phí sinh hoạt đều dựa vào thu nhập bấp bênh từ việc đi biển của người chồng. Khi hết tiền phải vay mượn, chờ con nước rồi lại ra khơi. Cuộc sống cứ lặp lại như vòng xoáy không lối ra. Giờ đây, nhờ có việc làm ngay tại địa phương, cuộc sống đã đỡ vất vả hơn nhiều.

Chị Phan Thị Ngọc Bích phấn khởi: “Tôi học vá lưới từ chị Loan, giờ đã thạo việc. Thu nhập từ việc vá lưới ổn định, nên tiền của chồng và con trai đi biển cũng dư dả. Có dư, tôi còn lo tương lai cho các con sau này”.

Ông Nguyễn Văn Mãi, Bí thư Chi bộ ấp Sào Lưới, cho biết: “Hồi xưa đi công tác ở đây cực lắm, đất ngập nước, muốn đến được nhà dân phải lội bộ qua đoạn nước sâu. Mùa nước lên là ngập cả tháng trời, dân khổ vô cùng. Giờ thì hạ tầng đã cơ bản ổn định, lộ giao thông nông thôn thông thoáng, có điện, trạm cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho các hộ dân. Chưa thể nói là khá giả, nhưng rõ ràng đời sống cải thiện hơn trước nhiều”.

Nỗi lo không đất sản xuất, thiếu vốn đầu tư

Dù đời sống đã khởi sắc, nhưng nhiều hộ dân trong Khu tái định cư Sào Lưới vẫn còn không ít trăn trở. Ðó là phần lớn các hộ chỉ có nền nhà, không có đất sản xuất; thu nhập chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, làm ngày nào nhận tiền công ngày đó. Nhiều người mong muốn được Nhà nước hỗ trợ vốn để có thể mở rộng việc làm, phát triển kinh tế. Bà Loan cho biết: “Chúng tôi nhận vá, vô dây lưới, cột phao thuê thôi, chứ không có vốn để mua lưới về làm sẵn rồi bán lại. Giá lưới cao lắm, muốn làm được phải có từ 50-100 triệu đồng. Số tiền đó quá lớn, chúng tôi không kham nổi!”.

Ngoài nhận đơn hàng, bà Nguyễn Thị Loan còn gia công lưới để có thêm thu nhập.Ngoài nhận đơn hàng, bà Nguyễn Thị Loan còn gia công lưới để có thêm thu nhập.

Ông Nguyễn Văn Hải, một ngư dân có hơn nửa đời người gắn bó với nghề biển, tâm sự: “Giờ chuyển lên bờ sinh sống rồi, không có đất, cũng chẳng biết làm gì. Nghề đi biển thì biển động suốt, ghe nằm bờ cả tháng. Thu nhập không có, chỉ sống dựa vào số tiền tích cóp được trước kia thôi”. Ông Hải trước đây hành nghề câu mực, câu cá ngát gần bờ. Muốn vươn khơi đánh bắt hải sản để ổn định hơn thì phải cải hoán tàu, mà chi phí cải hoán lên đến vài trăm triệu đồng. “Chúng tôi chỉ mong biển yên để còn có cái ăn qua ngày”, ông Hải chia sẻ.

Những ngày biển động, ông Hải phụ vợ vô dây, vá lưới.

Trước thực trạng nhiều hộ dân không đất sản xuất, việc làm chủ yếu là lao động phổ thông theo thời vụ, vì vậy chính quyền địa phương đang tìm cách hỗ trợ bà con tiếp cận sinh kế bền vững hơn. Theo ông Nguyễn Văn Mãi, một trong những hướng đi đang được đề xuất là tổ chức các lớp đào tạo nghề sát với nhu cầu thực tế như: đan lưới, làm ngư cụ... “Chúng tôi đang kiến nghị các ngành chức năng mở lớp dạy nghề miễn phí, đồng thời kết nối với các đơn vị thu mua để tạo đầu ra ổn định. Nếu có vốn vay ưu đãi, bà con có thể đầu tư nhỏ, xoay vòng vốn, thay vì chỉ trông chờ vào biển”, ông Mãi thông tin.

Từ bãi lau sậy hoang hoá đến những mái nhà ấm cúng hôm nay, Khu tái định cư Sào Lưới là minh chứng cho hành trình “an cư để lạc nghiệp”. Dù vẫn còn những nỗi lo, nhưng hạt giống hy vọng đã bắt đầu nảy mầm trên mảnh đất này./.

Kim Cương

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Diện mạo mới trên những vùng quê mới

Sau khi hợp nhất tỉnh, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Cà Mau (mới) sẽ chính thức bước sang giai đoạn phát triển cao hơn, với quy mô lớn hơn. Không chỉ mở ra không gian phát triển liên kết vùng mạnh mẽ, việc hợp nhất 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu còn tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương tiếp tục nâng tầm chất lượng NTM, hướng tới mục tiêu xây dựng những vùng quê đáng sống và phát triển bền vững.

Huyện anh hùng hoàn thành sứ mệnh lịch sử

Sau 3/4 thế kỷ hình thành và phát triển, huyện Trần Văn Thời - huyện anh hùng nằm ở phía Tây tỉnh Cà Mau, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của mảnh đất cuối trời Tổ quốc.

Cà Mau có xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Chiều 26/6, UBND TP Cà Mau long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công nhận xã Lý Văn Lâm đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2024.

Bừng sáng nông thôn mới vùng cực Nam

Những ngày này, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ngọc Hiển hân hoan đón trái ngọt của hành trình nỗ lực vượt khó xây dựng nông thôn mới (NTM), khi 6/6 xã của huyện đã được công nhận đạt chuẩn, trong đó có 1 xã vươn lên đạt chuẩn NTM nâng cao. Càng ý nghĩa hơn khi thành quả này đến ngay trước thời điểm huyện Ngọc Hiển sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện vào ngày 1/7 tới đây, tạo nền tảng cho các đơn vị cấp xã sau sắp xếp phát triển vững chắc ở giai đoạn lịch sử mới.

Tuổi cao gương sáng

Trong hành trình giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, người cao tuổi luôn đóng vai trò quan trọng, là cây cao bóng cả, tấm gương sáng cho lớp trẻ noi theo. Trong cộng đồng người Khmer ở Cà Mau có nhiều tấm gương sáng người cao tuổi. Ông Danh Xem, ở Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, là điển hình.

Lễ công bố Quyết định công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 12/6, UBND huyện Năm Căn tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, đồng chí Phan Hoàng Vũ, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh đến dự.

Ðất Mũi về đích xã nông thôn mới

Xã Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển), vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc, có cuộc chuyển mình đầy ấn tượng trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Ðến nay, xã Ðất Mũi đã đạt 19/19 tiêu chí NTM, diện mạo trên đà khởi sắc.

Tam Giang hiện thực hoá nông thôn mới

“Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã mang lại cuộc sống mới cho người dân nơi đây, diện mạo nông thôn khởi sắc, kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển, mạnh giàu. Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1033/QÐ-UBND, ngày 29/5/2025, công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn NTM năm 2024", ông Lê Văn Suốt, Bí thư Ðảng uỷ xã Tam Giang, phấn khởi chia sẻ.

Khởi sắc nhờ sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước

Sự quan tâm, chăm lo của Ðảng và Nhà nước, cộng với ý thức tự lực của người dân, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện U Minh ngày càng phát triển, diện mạo nông thôn thêm khởi sắc.