ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:38:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài 2: “Chạy đua” vì người tiêu dùng

Báo Cà Mau (CMO) “Các tổ chức tín dụng không ngừng nghiên cứu, cải tiến và phát triển dịch vụ mới. Rút tiền, nạp tiền không cần thẻ vật lý bằng việc áp dụng công nghệ mã QR với ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động. Cách làm này không những giúp khách hàng có trải nghiệm phong phú hơn với công nghệ tiên tiến, mà còn giúp các nhà băng cắt giảm chi phí vận hành, tối ưu hoá nguồn nhân lực, số hoá giấy tờ trong thời đại 4.0”, ông Võ Kiên Giang, Phó giám đốc Phụ trách NHNN chi nhánh Cà Mau, nhận định.

Giao dịch viên điện tử

Theo NHNN chi nhánh Cà Mau, nếu như trước đây, dịch vụ rút, nạp tiền bằng mã QR tại máy rút tiền (máy ATM) mặc dù tính bảo mật khi rút tiền bằng mã QR cũng rất cao, kẻ gian không thể lợi dụng sao chép thông tin cá nhân trên thẻ, nhưng khi mẫu cải tiến cao cấp hơn của máy rút tiền ATM ra đời, có đầy đủ chức năng của một ngân hàng điện tử, còn gọi là máy gửi tiền tự động (máy CDM), trong đó có khe nạp, rút tiền mặt và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán hoá đơn dịch vụ… ngay khi có nhu cầu mà không cần đến giao dịch tại ngân hàng. Khi đó, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện tất cả các giao dịch tài chính ngay trên máy thay cho việc ngồi đợi làm việc với giao dịch viên, từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Các ngân hàng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của khách hàng sau những cải tiến mới của máy CDM. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã triển khai 3 máy CDM tại các chi nhánh: Ngân hàng VPBank, Techcombank và DongABank, có 137 máy ATM và 560 máy POS thanh toán.

Khách hàng dùng ứng dụng thông minh của ngân hàng trên thiết bị di động.

Ông Lê Quán Thượng, Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chi nhánh Cà Mau, cho biết, từ khi đặt máy CDM, số lượt gửi tiết kiệm trực tuyến qua CDM tăng cao so với thời điểm trước đó. Máy CDM của VPBank có thể tiếp nhận không giới hạn với các mệnh giá (từ 10.000-500.000 đồng) và có thể nộp tiền nhiều lần trong một phiên giao dịch. Ðặc biệt là tiểu thương, với số lượng tiền mệnh giá nhỏ sẽ là giải pháp giúp tiểu thương có được sự tiện lợi nhất. Ngoài ra, máy được bổ sung tính năng tự động phân loại các mệnh giá tiền khác nhau mà người dùng không cần tự mình phân loại trước đó. Ðiều này sẽ giúp loại bỏ nguy cơ sai sót có thể xảy ra do việc đếm tiền thủ công. Bên cạnh đó, khách hàng sử dụng máy CDM còn dễ dàng quản lý tài khoản tiết kiệm và giảm thiểu rủi ro thất lạc sổ tiết kiệm vật lý thông thường nhờ thông tin đã được số hoá trên hệ thống lưu trữ của ngân hàng điện tử.

Theo quan sát, lượng khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại máy gửi tiền CDM khá liên tục, đặc biệt khi hết giờ làm việc của ngân hàng. Ðiều này chứng tỏ người dân đã bắt đầu làm quen dần và chủ động hơn trong tiêu dùng tài chính theo hướng hiện đại. Số đông khách hàng rất ưa chuộng dịch vụ mới này, vì điện thoại là vật bất ly thân với mọi người. Bạn có thể quên mang theo ví nhưng hiếm khi quên mang điện thoại khi đi ra ngoài. Bởi vậy, với dịch vụ rút tiền bằng mã QR trên điện thoại di động, rút hoặc nạp tiền mặt tại CDM đã trở nên thuận tiện hơn.

Chị Võ Thị My, tiểu thương tại chợ Phường 8, TP Cà Mau, chia sẻ: “Nhanh chóng, an toàn và vô cùng tiện lợi. Cuối ngày tôi thường chốt tiền bán và phải đến ngân hàng để thực hiện giao dịch chuyển tiền hàng, rồi chờ nhân viên gọi, qua các bước rườm rà, phức tạp, như kiểm đếm, ký xác nhận, phải mất hơn 30 phút mới thực hiện xong giao dịch. Trong khi đó dùng máy CDM, tôi chỉ cần 2 phút để thực hiện các thao tác là đã gởi được tiền, nhận được biên lai xác nhận và tin nhắn thông báo giao dịch nạp tiền thành công về điện thoại. Chưa kể máy hoạt động liên tục 24/24, cả ngày lễ, Tết. Không đợi chờ, không giấy tờ và cũng không mệt mỏi nữa”.

“Thời gian tới, NHNN khuyến khích ngân hàng thương mại tiếp tục mở rộng và lắp đặt thêm các thế hệ máy CDM mới để đáp ứng nhu cầu tài chính ngày càng đông đảo của người dân, cũng như tạo kênh giao tiếp hiện đại, gần gũi hơn với khách hàng”, ông Võ Kiên Giang thông tin.

"0 đồng" phí

Từ nhiều năm trước, hàng loạt ngân hàng thương mại vừa và nhỏ đã thực hiện miễn phí dịch vụ nhằm khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán, giao dịch và thúc đẩy các kênh thanh toán Online. Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được coi là tiên phong trong xu hướng này khi thực hiện miễn phí giao dịch từ năm 2016. Theo sau đó, có một số ngân hàng khác như: VPBank, VIB, MBbank, TPBank, VietCapitalBank, MSB, HDBank... cũng tham gia mạnh mẽ vào cuộc đua miễn phí dịch vụ.

Người dùng đang nạp tiền vào thùng thẻ CDM tại VPBank Cà Mau.

Giờ đây, với sự nhập cuộc của các ngân hàng lớn, cuộc đua giảm phí càng trở nên sôi động và sự cạnh tranh trong cuộc đua số hoá ngành ngân hàng cũng đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Cùng với đó, cuộc đua “0 đồng” phí đã buộc ngân hàng phải hy sinh nguồn thu từ dịch vụ, trong khi vẫn phải gánh các chi phí giao dịch liên quan. Bù lại, chúng giúp ngân hàng nhanh chóng thu hút thêm khách hàng, tăng nguồn tiền gửi nhàn rỗi với chi phí vốn thấp (lãi suất không kỳ hạn tối đa chỉ 0,2% mỗi năm).

Vào giữa tháng 5/2021, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã thực hiện miễn phí chuyển tiền trực tuyến và một số loại phí khác cho tất cả khách hàng sử dụng kênh ngân hàng số của Agribank. Ngay sau đó là động thái miễn phí dịch vụ của BIDV, Vietcombank và VietinBank, Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank) cũng ra thông báo miễn toàn bộ 12 loại phí cho tất cả khách hàng cá nhân qua Internet Banking và Mobile Banking từ năm 2022.

Năm 2022, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) công bố miễn toàn bộ phí duy trì và giao dịch trên kênh ngân hàng số VietinBank iPay. Theo đó, VietinBank miễn phí tất cả giao dịch chuyển khoản trong và ngoài hệ thống qua VietinBank iPay; miễn phí duy trì tài khoản thanh toán/gói tài khoản thanh toán mà không yêu cầu duy trì số dư tối thiểu; miễn phí duy trì dịch vụ iPay; miễn phí duy trì dịch vụ biến động thông tin tài khoản qua OTT...

Song song đó, Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển (BIDV) cũng thông báo miễn toàn bộ phí cho khách hàng khi giao dịch trên ứng dụng ngân hàng số BIDV SmartBanking, gồm phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống BIDV, phí duy trì dịch vụ, phí quản lý một tài khoản, phí tin nhắn OTT... Chính sách này áp dụng cho toàn bộ các khách hàng sử dụng dịch vụ SmartBanking của BIDV.

Ông Trần Thanh Quỳnh, Giám đốc BIDV chi nhánh Cà Mau, cho biết, với mục đích nâng cao trải nghiệm của khách hàng, cũng như tạo thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng số, theo định hướng không dùng tiền mặt của NHNN, BIDV triển khai chính sách miễn phí các dịch vụ trên kênh số (Smartbanking) cho khách hàng. Bù lại BIDV có lượng khách hàng dồi dào và ngày càng phát triển mạnh, hiện tại  khách hàng của BIDV đã lên gần 16 triệu, BIDV luôn đồng hành cùng khách hàng trên hành trình chuyển đổi số và lấy nhu cầu của khách hàng làm định hướng để phát triển hoạt động bán lẻ.

Sau các động thái miễn phí chuyển tiền, thanh toán dịch vụ công… định hướng của các ngân hàng trong năm 2023 là miễn phí thường niên thẻ tín dụng, tài khoản số đẹp miễn phí… cho người dùng sử dụng, nhằm thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt./.

 

Hồng Phượng - Việt Mỹ

BÀI CUỐI: THÁCH THỨC BẢO MẬT THÔNG TIN

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.