ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 14:16:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cua Cà Mau - Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam

Báo Cà Mau (CMO) Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có lợi thế nuôi thuỷ sản. Bên cạnh con tôm, một loài thuỷ sản khác cũng tạo nên thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, đó là cua biển.

Cua biển Cà Mau nói chung, cua biển Năm Căn nói riêng được đánh giá là loại cua ngon nhất cả nước, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, do chúng được nuôi hầu hết ở môi trường sinh thái tự nhiên trong các vuông tôm kết hợp trồng rừng và vùng bãi bồi ven biển. Vùng đất này có phù sa màu mỡ, giàu khoáng chất, sinh vật biển tạo nguồn thức ăn dồi dào cho cua nên thịt cua ngon hơn các vùng khác.

Ðể làm nên thương hiệu Cua Cà Mau nổi tiếng nhất nước, người nuôi cua phải trải qua nhiều giai đoạn: từ quy trình sản xuất con giống, thuần dưỡng đến quá trình nuôi…

Ngày 26/2, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Hội Kỷ lục gia Việt Nam) quyết định xác lập top 100 món ăn đặc sản Việt Nam và top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2020-2021), trong hành trình tìm kiếm quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam.

Theo đó, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam quyết định công nhận Cua Năm Căn - Cà Mau và Lẩu mắm U Minh của tỉnh Cà Mau vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2020-2021). Ðồng thời, Tôm khô Cà Mau và Mật ong rừng U Minh của tỉnh Cà Mau được vào top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2020-2021).

Báo Cà Mau giới thiệu quy trình làm nên thương hiệu Cua Năm Căn - Cà Mau đến bạn đọc.

Cua biển Cà Mau được thả nuôi tự nhiên trong vuông tôm và vùng ven biển.
Mô hình nuôi cua dèo của Hợp tác xã Tân Hiệp Phát mang lại hiệu quả.
Sau thời gian nuôi, cua cho trứng, trung bình mỗi con đẻ vài chục ngàn cua con.

Những con cua chắt nịch, rất ngon, được anh Nguyễn Thanh Phong (xã Lâm Hải, huyện Năm Căn) bắt trong môi trường tự nhiên.

Chỉ cần dùng đèn pin soi vào phần dưới của mai cua, sẽ phân biệt cua biển chắc, có gạch nhiều thông qua màu sáng từ ánh đèn. Nếu cua có gạch son, ánh đèn sẽ hiện ra màu vàng và đỏ.

Từng con cua ngon nhất được lựa chọn kỹ lưỡng để đưa ra thị trường tiêu thụ.

Sản phẩm cua biển của Hợp tác xã Tân Hiệp Phát (xã Lâm Hải, huyện Năm Căn) đã được công nhận là sản phẩm OCOP. 

Trên những bàn tiệc đãi khách ở vùng Năm Căn, Ðầm Dơi, Ngọc Hiển… không thể thiếu món cua biển Cà Mau.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Liên kết hữu ích

Bánh ngon ba miền

Mỗi vùng miền đều sở hữu những loại bánh mang trong mình dấu ấn riêng biệt, phản ánh rõ nét bản sắc văn hoá, lịch sử và phong tục tập quán của từng địa phương. Không đơn thuần chỉ là món ăn, bánh dân gian chính là tinh hoa của trời đất, làm say lòng thực khách bốn phương và cũng là nơi mà những giá trị cội nguồn được vươn xa.

Giữ hương vị xưa...

Sự phát triển của đời sống xã hội càng làm phong phú thêm văn hoá ẩm thực theo dòng chảy hiện đại. Tuy nhiên, những món ăn mang đậm hương vị quê hương vẫn có sức sống, lưu truyền, gìn giữ và phát huy theo thời gian.

Ngọc Hiển nhiều đặc sản, món ngon

Vùng đất Ngọc Hiển được thiên nhiên ban tặng nhiều cửa biển: Hóc Năng, Ông Trang, Rạch Gốc, Vàm Lũng... đưa nguồn phù sa màu mỡ từ biển vào các con sông chính như: Tam Giang, Kiến Vàng, Cửa Lớn... rồi từ đó theo các nhánh sông, con rạch chảy vào xứ sở, tạo nên những cánh rừng ngập mặn với cây đước, cây mắm bạt ngàn giàu tài nguyên và thuỷ hải sản.

Bánh ngũ cốc lạ mà quen

Ðược mô phỏng theo cách làm bánh ống truyền thống, nhưng thay vì làm bằng gạo nguyên liệu, bánh ngũ cốc được làm từ 5 loại bột, cho ra những thanh bánh dài hơn 1 m, được cuộn tròn lạ mắt, hương vị thơm lừng, giòn tan.

Chuối ngào đường ăn Tết

Mặc dù thị trường Tết đa dạng các loại bánh, mứt, nhưng người dân quê vẫn thích tự tay chế biến những món ăn từ nguyên liệu là sản vật địa phương. Gia đình quây quần rôm rả, mỗi người mỗi việc để làm nên những chiếc bánh tuy giản đơn mà thơm ngon, tròn vị.

Bánh dân gian vẫn “đỏ lửa”

Theo sự phát triển của xã hội, rất nhiều loại bánh hiện đại xuất hiện. Thế nhưng, bánh dân gian vẫn chiếm giữ vị thế nhất định trên thị trường. Nhiều gia đình, nhiều thế hệ vẫn tiếp nối, duy trì nghề làm bánh dân gian. Họ gìn giữ nghề không chỉ vì kinh tế mà còn vì tình yêu, tâm huyết giữ nét văn hoá ẩm thực truyền thống được trao truyền từ bao đời.

Vị Hà thành trên đất cực Nam

Từ những cơ duyên khác nhau, nhiều người con đất Bắc xa quê vào Nam lập nghiệp, trong hành trang họ mang theo có phong vị của món ăn quê nhà. Ðể rồi chính những món ăn thân thuộc của quê hương đã tạo cho họ sinh kế mới ở vùng đất cực Nam.

Nấu đám miệt vườn

Ẩm thực trong đám tiệc ở miền Tây tựa như bức tranh văn hoá đầy màu sắc, phản ánh được nếp sống, phong vị của đất và người nơi đây. Các món ăn đậm chất quê nhưng được chế biến cầu kỳ, qua bàn tay khéo léo của những thợ nấu là các mẹ, các dì, các chị tại nhà.

Sương sâm - Ngọt ngào hương vị tuổi thơ

Thế hệ 8X, 9X chắc hẳn ai cũng từng biết đến món sương sâm - món ngon dân dã được chế biến từ loại lá của dây leo hoang dại, dây dại này có sức sống mãnh liệt, mọc quanh năm nơi các bờ vườn ở miền Tây.

Mùa bông điên điển

Đến hẹn lại lên, vào tháng 7-11 (âm lịch), khi cơn gió bắt đầu se lạnh, nước cũng dâng cao hơn, cá tôm mập ú, hoa súng nở trắng đồng, rau thì xanh mơn mởn... cũng là lúc bông điên điển bắt đầu trổ, khoe sắc vàng rực soi bóng khắp các bờ kênh, tạo nên khung cảnh đặc sắc, nên thơ, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.