ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 14-7-25 03:10:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đa canh và làm giàu với thương hiệu “Gạo Cà Mau”

Báo Cà Mau Bài viết “Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững” của Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Lê Văn Sử đăng trên Báo Cà Mau ngày thứ Sáu, 20/11/2015, đã cho bạn đọc cái nhìn tổng thể về bức tranh nông nghiệp, nông thôn hiện hữu có nhiều nhân tố tích cực đảm bảo cho quá trình phát triển sắp tới khả quan hơn.

Bài viết “Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững” của Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Lê Văn Sử đăng trên Báo Cà Mau ngày thứ Sáu, 20/11/2015, đã cho bạn đọc cái nhìn tổng thể về bức tranh nông nghiệp, nông thôn hiện hữu có nhiều nhân tố tích cực đảm bảo cho quá trình phát triển sắp tới khả quan hơn.

Bài viết tiếp theo đây muốn góp thêm về vấn đề tổ chức lại sản xuất và khuyến khích nông dân thực hiện đa canh trên đất lúa, vì Cà Mau có điều kiện và liên quan đến sản xuất lúa phẩm cấp cao để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và xây dựng thành thương hiệu “Gạo Cà Mau” đạt chất lượng, uy tín trong lòng người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và hướng đến những thị trường xa, có giá trị gia tăng cao hơn.

Củng cố tổ chức sản xuất và phát triển các mối liên kết

Theo bài viết nêu trên thì sản xuất lúa ở Cà Mau đã hiện hữu nhiều nhân tố mới, đáng quan tâm là yếu tố tổ chức lại sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn trong mối liên kết nhiều nhà, trong đó có cả yếu tố khoa học và công nghệ tác động. Vì thế, chỉ qua “hơn 1 năm thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất lúa theo mô hình “cánh đồng lớn” đã tạo bước đột phá mới, năng suất tăng thêm 0,7 tấn/ha/vụ, chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận tăng thêm bình quân 5 triệu đồng/ha/vụ". Và có vấn đề tuy không còn mới nhưng được nhìn nhận tích cực: “Cà Mau là một trong số ít địa phương sản xuất lúa theo quy trình sản xuất hữu cơ, tạo ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng cao của người tiêu dùng”, cũng gợi mở cho lĩnh vực sản xuất lúa nên đi theo hướng đa canh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy yếu tố tổ chức lại sản xuất tuy có được quan tâm, vận động thực hiện, đạt được kết quả nhất định về diện tích, năng suất, hiệu quả kinh tế nhưng còn nhỏ lẻ và vẫn còn thiếu “chất men nhà doanh nghiệp” trong sự gắn kết “nhiều nhà” theo tinh thần Quyết định số 62/2013/QÐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Chính vì vậy, những kết quả ấy chỉ mang tính điển hình, tính bền vững chưa cao và chưa thể nhân rộng đại trà nếu không có những động lực và lực hút mới.

Tôi cho rằng yếu tố tổ chức lại sản xuất cần được tác động tích cực hơn nữa bằng nhiều giải pháp, mà trong đó thuỷ lợi - thuỷ nông phải đi đầu, tiếp theo là cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ đầu tư hạ tầng và vốn, kỹ thuật phục vụ thu mua, bảo quản, chế biến phải thu hút doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân… thì mới mong lĩnh vực sản xuất lúa đạt được những kỳ vọng mong muốn theo mục tiêu tái cơ cấu ngành đề ra. Ðiều quan trọng trong tổ chức lại sản xuất là cần có chất men gắn kết “các nhà” sao cho thật hài hoà, bền chặt thì tổ chức hợp tác - liên kết nào đó mới bền vững và phát triển được mà không bị tan rã. Chất men đó chính là cơ chế phân chia lợi nhuận hài hoà, hợp lý giữa “các nhà” mà thời gian qua chúng ta chưa tạo được. Có như thế thì mới mong “các nhà” thành khối thống nhất vì thương hiệu “Gạo Cà Mau” chất lượng cao, uy tín vững bền và phát triển vươn xa không ngừng.

Thực hiện đa canh phù hợp trên đất trồng lúa

Về lợi thế tự nhiên, Cà Mau có 3 mặt giáp biển, sông rạch chằng chịt chia cắt đồng đất là bất lợi cho làm lúa, nhưng cũng tạo nhiều mối lợi khác. Vì với 2 mùa mưa và khô, sự chia cắt đó tạo thành các vùng sinh thái đan xen có tính đặc thù cao, có thể thực hiện đa canh - xen canh nhiều loại cây trồng, vật nuôi “đặc sản” bên cạnh cây lúa trên cùng diện tích. Và dù đã chuyển dịch phần lớn diện tích sang nuôi tôm nước mặn - lợ, nhưng với hơn 6-7 tháng mưa liên tục tập trung và tương đối rải đều trong mùa mưa thì vùng nuôi tôm vẫn làm được 1 vụ lúa, còn vùng ngọt hoá vẫn làm được 2-3 vụ lúa/năm bằng các giống chất lượng cao.

Với tổng sản lượng có thể vượt 500.000 tấn/năm, thì làm ra số lượng lớn gạo chất lượng cao mang nhãn hiệu “Gạo Cà Mau” cũng không khó, sẽ đáp ứng được nhu cầu trong tỉnh và có thể xuất đi những thị trường khó tính đòi hỏi gạo phẩm cấp cao trong và ngoài nước. Và tuy là vùng đất xa xôi, nhưng với dân số hơn 1,2 triệu người, chưa kể khách vãng lai, mà ai cũng phải ăn cơm hằng ngày và muốn ăn cơm gạo ngon cùng với các loại rau, cá, thịt tươi, thì thị trường gạo ở Cà Mau cũng khá hấp dẫn cho nhiều chủ vựa muốn lập nghiệp và nông dân cũng có đất dụng võ tạo ra nông sản đa cây, con. Ðây là lợi thế “sân nhà” để nông dân Cà Mau trên các “Cánh đồng lớn” thực hiện đa canh để cung cấp thêm nhiều món “đặc sản”, vươn lên làm chủ thị trường và hướng đến xây dựng thương hiệu “Gạo Cà Mau” riêng cho tỉnh nhà.

Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh hiện đã có khá nhiều giống lúa cũ và mới có chất lượng gạo ngon cơm, thích nghi tốt, cho năng suất khá trên đồng đất Cà Mau, kể cả trên đất nuôi tôm, như: Tài Nguyên, Tép Hành, Một Bụi, hay nhóm giống ST-20, ST-5, OM 6162, OM 5954, OM 9915… đáp ứng được nhu cầu canh tác của nông dân và đòi hỏi của người tiêu dùng Cà Mau vốn đa phần thích gạo mềm cơm, thậm chí có hương thơm, là thị trường tại chổ lý tưởng cho thương hiệu “Gạo Cà Mau” mà các “Cánh đồng lớn” trong tỉnh cần hướng tới.

Hiện nay đời sống người dân đã khá hơn, nhu cầu có bữa ăn ngon là đòi hỏi chính đáng đối với mọi người, mà trong đó cơm gạo ngon, rau, thịt, cá tươi là những thành phần không thể thiếu. Vì thế, thực hiện đa canh và thương hiệu “Gạo Cà Mau” sẽ có tương lai tươi sáng trên đồng đất quê mình./.

Kỹ sư Nguyễn Văn Thước

Bệ phóng cho Cà Mau phát triển

Sau khi hợp nhất, trên cơ sở tính toán tiềm năng và năng lực hiện có, Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8,5%.

Đòn bẩy thúc đẩy sinh kế bền vững

Thời gian qua, bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách Trung ương thì nguồn vốn từ ngân sách địa phương được uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong hỗ trợ người dân. Việc sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn vốn này không chỉ giúp người dân có thêm điều kiện ổn định kinh tế gia đình, tạo việc làm, mà còn góp phần thúc đẩy sinh kế bền vững, từng bước nâng cao chất lượng đời sống.

Già chăm già, đưa xã hội đi lên

Suốt thời gian qua, các cấp hội người cao tuổi tỉnh Cà Mau luôn nêu cao tinh thần “Tuổi cao-gương sáng”, là chỗ dựa vững chắc, tạo động lực góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Nhiều tấm gương sáng, đi đầu trong các phong trào, hoạt động của người cao tuổi tại địa phương, điển hình như bà Đặng Thị Lan, sinh năm 1952, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau ở ấp 5, xã Tân Lộc, vừa được nhận bằng khen của Trung ương.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Không để hợp nhất làm chậm đầu tư công

Cùng với việc nhanh chóng vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả, các địa phương trong tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Dù hợp nhất đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, điều hành, nhưng các địa phương quyết tâm không để quá trình này cản trở việc triển khai dự án.

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Kiên quyết quét sạch các tội phạm sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thực phẩm giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng, kịp thời triệt phá, không khoan nhượng, kiên quyết đấu tranh, quét sạch các loại tội phạm sản xuất, lưu hành, kinh doanh, buôn bán thuốc giả, thực phẩm giả.

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.