ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 05:37:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ða dạng giải pháp giảm nghèo

Báo Cà Mau Huyện Ngọc Hiển hiện còn 491 hộ nghèo, chiếm 2,67% dân số; cận nghèo 752 hộ, chiếm 4,09%. Quyết tâm giảm hơn 200 hộ nghèo trong năm nay, huyện triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp hộ nghèo, không để xảy ra tình trạng tái nghèo.

Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả và bền vững, huyện tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, phân công các ban, ngành, đoàn thể huyện, các xã, thị trấn nhận hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo. Ðồng thời, thực hiện Nghị định số 78 ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện, tính đến nay tổng nguồn vốn giải ngân hơn 400 tỷ đồng (gồm vốn Trung ương, vốn tín dụng địa phương) từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 19 ngàn lượt hộ vay, gồm hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ nghèo vay về nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường.

Ông Tiết Minh Thành, Phó chủ tịch UBND huyện, thông tin, huyện đề ra mục tiêu mỗi hộ nghèo sẽ được tiếp cận về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất, được đào tạo nghề, truyền nghề. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mỗi hộ nghèo có ý thức, quyết tâm vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, phải có ý chí thoát nghèo bền vững.

Gia đình bà Hồ Kim Khanh (ấp Nhà Diệu, xã Tân Ân) thuộc diện hộ nghèo. Bà Khanh được chính quyền địa phương hỗ trợ, nhận được nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 50 triệu đồng. Từ số tiền này, bà xây dựng chuồng nuôi gà, vịt, nhờ chăm sóc tốt, sau 3 tháng xuất bán, thu về gần 20 triệu đồng. Có được đồng lời, bà mở rộng diện tích chuồng nuôi và số lượng gà, vịt cũng tăng lên. Hiện gia đình bà Khanh đang nuôi trên 800 con gà, vịt, bình quân mỗi năm thu nhập 60 triệu đồng, giúp gia đình thoát nghèo và có thu nhập ổn định.

Từ nguồn vốn hỗ trợ, gia đình bà Hồ Kim Khanh phát triển sản xuất, mỗi năm thu nhập bình quân 60 triệu đồng, ổn định cuộc sống.

“Mình phải quyết tâm lao động thì mới thoát nghèo được. Cuộc sống gia đình tôi giờ đã ổn định, vươn lên thoát khỏi nghèo khó. Tôi rất mừng và cảm ơn chính quyền địa phương xét hỗ trợ đồng vốn để gia đình phát triển kinh tế”, bà Khanh bày tỏ.

Bà Hứa Minh Quang, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Ân, thông tin, trên địa bàn xã hiện còn hơn 10 hộ hội viên phụ nữ nghèo, khó khăn. Hội đã tranh thủ hỗ trợ để các gia đình vươn lên trong cuộc sống bằng cách giới thiệu cho con em của họ trong tuổi lao động đi làm việc ở các công ty, xí nghiệp để có thu nhập ổn định; thường xuyên gặp gỡ nắm bắt tâm tư, tình cảm của chị em phụ nữ để có những giải pháp hỗ trợ hiệu quả.

Những năm qua, huyện Ngọc Hiển cũng tranh thủ vận động từ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, giúp họ an cư, lạc nghiệp.

Gia đình bà Danh Thị Quyên (ấp Chợ Thủ A, xã Tam Giang Tây) là một trong những hộ có hoàn cảnh nghèo khó. Mới đây, gia đình được Công an huyện vận động nhà tài trợ cất căn nhà trị giá hơn 60 triệu đồng. Nhận căn nhà mới được bàn giao giữa tháng 9 vừa qua, bà Quyên chia sẻ: “Gia đình tôi nghèo khó, làm ngày nào ăn hết ngày đó, đâu dám mơ có được căn nhà khang trang. Nay nhận được căn nhà vững chắc như thế này, gia đình hạnh phúc lắm. Có được nhà ở ổn định, gia đình tôi sẽ quyết tâm lao động, vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Bà Danh Thị Quyên, ấp Chợ Thủ A, xã Tam Giang Tây, phấn khởi khi được nhận căn nhà khang trang do Công an huyện Ngọc Hiển vận động hỗ trợ.

Tính riêng từ đầu năm đến nay, huyện vận động xây cất được hơn 150 căn nhà cho hộ nghèo. Huyện quyết tâm đến năm 2025, bằng các nguồn lực, sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm, sẽ hỗ trợ hơn 1 ngàn căn nhà ở cho hộ nghèo để huyện đạt tiêu chí hộ nghèo, nhà ở dân cư nhằm phấn đấu về đích huyện nông thôn mới.

Ngoài hỗ trợ vốn sản xuất, xây cất nhà ở cho hộ nghèo, huyện Ngọc Hiển còn vận động quà, tiền mặt, gạo cho hộ nghèo.

Ông Tiết Minh Thành thông tin thêm: “Theo rà soát nhu cầu về nguồn vốn giai đoạn 2023-2025 đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cần nguồn vốn đầu tư hơn 250 tỷ đồng để cho vay giải quyết việc làm; nước sạch, vệ sinh môi trường; nhà ở... Huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 0,2% trở lên, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ 1.500-2.000 lao động; 90% hộ dân sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường đạt chuẩn”./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Từ 1/7/2024: 10 khoản tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội thay đổi như thế nào?

Từ ngày 1/7/2024, lương cơ sở tăng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng. Cùng với việc tăng lương cơ sở, nhiều khoản tiền, trợ cấp bảo hiểm xã hội dành cho người lao động ngoài nhà nước được tính dựa theo lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng thêm.

Tuân thủ pháp luật trong giao kết hợp đồng lao động

Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), thực tế đã qua cho thấy thực trạng người lao động (NLĐ) làm công hưởng lương nhưng không giao kết hợp động lao động (HĐLĐ) với người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khá phổ biến. Đáng quan tâm, đối với các doanh nghiệp (DN) dân doanh thì việc thực hiện giao kết HĐLĐ còn hạn chế, tại các DN quy mô nhỏ thì tỷ lệ giao kết HĐLĐ chỉ đạt từ 50-65%.

Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp về tham gia bảo hiểm cho người lao động

Theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động (NLĐ) mà mình thuê mướn.

Xây dựng hệ thống an sinh bền vững và hiện đại

Ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang tiên phong trong công tác chuyển đổi số, nhiệm vụ trọng tâm nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp. Sự đổi mới này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành của ngành, mà còn mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho các đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Tăng tốc phát triển giáo dục nghề nghiệp cho vùng đồng dân tộc thiểu số

Trong năm 2024, UBND tỉnh Cà Mau nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024, nhất là về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc nhóm đối tượng này.

Mở rộng đối tượng tham gia chính sách bảo hiểm

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang từng bước phục hồi, đời sống Nhân dân dần ổn định, việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đang gia tăng. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành, cấp uỷ, UBND cấp huyện, xã, phường, thị trấn; việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN đạt được nhiều kết quả tích cực.

An toàn lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ

Vượt qua sự vất vả, khó nhọc và cả những hiểm nguy luôn rình rập... những công nhân ngành điện miệt mài lao động bất kể thời gian, để đảm bảo dòng điện đến với mọi nhà.

Rộng mở thị trường du học

Du học hiện nay đã và đang trở thành xu hướng của nhiều học sinh, bạn trẻ trên địa bàn tỉnh. Với sự đa dạng ngành nghề, mở rộng nhiều đất nước, hơn hết là sự tin tưởng vào những kênh du học chính thống, đã thu hút ngày càng nhiều học sinh lẫn phụ huynh lựa chọn cho con em mình du học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà.

Thành quả từ sự kiên trì

Tại Ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào nuôi tôm, buôn bán nhỏ và làm tại các công ty, xí nghiệp. Ðể người lao động tự do có tích luỹ, đảm bảo an sinh khi về già, ông Từ Văn Nguyễn, Trưởng ấp 5, đã tích cực tuyên truyền, góp phần lan toả sâu rộng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, giúp người dân hiểu rõ và chủ động tham gia.

Thêm sinh kế từ nghề phụ

Người dân ở khu vực ven biển thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, chủ yếu sống bằng nghề đi biển, do đó, các nghề hậu cần như: vá lưới thuê, phơi lưới, phơi cá khô... cũng là sinh kế của nhiều người dân miền quê biển để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình.