ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 15:44:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đảm bảo cung ứng đủ điện sản xuất và sinh hoạt

Báo Cà Mau Nhu cầu sử dụng điện dự báo sẽ tăng cao từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Ông Lâm Xuân Tuấn, Giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau khẳng định, ngành điện sẽ bảo đảm cung ứng đủ điện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như vui chơi giải trí của người dân trong những ngày trước, trong và sau Tết.

Nhu cầu sử dụng điện dự báo sẽ tăng cao từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Ông Lâm Xuân Tuấn, Giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau khẳng định, ngành điện sẽ bảo đảm cung ứng đủ điện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như vui chơi giải trí của người dân trong những ngày trước, trong và sau Tết.

Ông Lâm Xuân Tuấn cho biết thêm, ngay từ đầu năm, công tác bảo trì nâng cấp, cải tạo đường dây, bình biến áp… được đặc biệt quan tâm. Do đó, tình hình cung cấp điện trong năm cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Ðặc biệt, với nguồn điện cũng như lưới điện hiện nay sẽ không cắt điện bất cứ vị trí nào trong những ngày Tết Nguyên đán, nếu không xảy ra sự cố đặc biệt.

Hệ thống điện luôn được quan tâm đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Tuy nhiên, ông Tuấn lo ngại, từ nay đến cuối năm cũng như những ngày nghỉ Tết, tình trạng người dân tự ý câu mắc điện thiếu an toàn, nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động vui chơi sẽ tăng cao. Ðây là một trong những nguyên nhân dẫn đến điện giật cũng như cháy nổ do chập điện. Năm 2014 là năm xảy ra nhiều sự cố về điện nhất so với những năm gần đây, do vậy, việc sử dụng điện an toàn cần được quan tâm nhiều hơn.

Ông Trang Văn Sách, Trưởng Phòng Kỹ thuật an toàn, Công ty Ðiện lực Cà Mau, khuyến cáo, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do điện, các cơ quan, xí nghiệp, các địa phương và Nhân dân cần kiểm tra hệ thống cung cấp điện, nếu thấy không bảo đảm an toàn cần sửa chữa, thay thế ngay. Ðặc biệt, không thả diều, bắn chim, bắn pháo hoa có băng kim loại vào đường dây, trạm điện; lắp đặt ăng-ten, biển quảng cáo, kéo lưới bắt cá, họp chợ, lập bến xe, kho chứa đồ gần đường dây, trạm điện; không tự ý xây dựng hoặc cơi nới nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ lưới điện cao áp.

Ông Sách cho biết thêm, công ty đã chỉ đạo các trạm điện lực huyện tăng cường công tác kiểm tra những khu vực có đường dây điện đi qua, không để điện truyền ra nhà cửa, cây cối, hàng rào hay xuống nước, gây nguy hiểm cho người và vật nuôi. Ông Sách cũng mong rằng người dân khi phát hiện dây tải điện đứt rơi xuống, cây cối đổ vào đường dây điện, trạm điện; cột điện đổ, sứ vỡ, phóng điện, trạm điện bị ngập nước… thì báo ngay cho cơ quan điện lực gần nhất để khắc phục kịp thời, không để xảy ra sự cố.

Hiện nay, số hộ sử dụng điện trên địa bàn tỉnh chiếm trên 96,5%. Tuy nhiên, số hộ sử dụng điện chia hơi thiếu an toàn cũng khá lớn. Trong năm có 43 người chết và 3 người bị thương do điện.

Ông Nguyễn Văn Ðô, Giám đốc Sở Công thương, cho biết, nhằm hạn chế tai nạn điện, Sở Công thương cùng Công ty Ðiện lực thống nhất số liệu các tuyến sẽ đầu tư hệ thống lưới điện theo chương trình phát triển lưới điện cho đồng bào miền núi và nông thôn của Chính phủ, dự kiến triển khai vào năm 2016. Sở đã phối hợp với các huyện, xã để rà soát lại số hộ sử dụng điện chia hơi.

Ðặc biệt, cả các tuyến kinh, sông lớn hiện nay chỉ hạ thế một bên thì bên còn lại cũng được đưa vào chương trình để tiến hành đầu tư đồng bộ. Ðồng thời, sở cũng đề nghị đơn vị tư vấn trong quá trình khảo sát thiết kế kết hợp giữa điện sinh hoạt và điện sản xuất. Ðối với những khu vực quy hoạch sản xuất tôm công nghiệp, không chỉ hạ thế điện 1 pha như trước mà tiến hành hạ thế điện 3 pha.

Ðó là tín hiệu vui không chỉ hạn chế tai nạn điện mà còn đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân lâu dài. Tuy nhiên, khi dự án chưa được triển khai thực hiện, để sử dụng điện an toàn, ý thức của người sử dụng được xem là yếu tố quan trọng nhất./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.