ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 06:58:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảng tăng cường sức mạnh, dân đồng thuận làm theo

Báo Cà Mau Trong quá trình chỉ đạo, điều hành bộ máy chính trị của Ðảng và Nhà nước, có những việc cần định hướng với tầm nhìn chiến lược dài hơi, có quá trình thực hiện mang tính giai đoạn; có những việc mang tính cấp bách, cần tập trung xử lý ngay, dứt điểm trong thời khắc nhất định. Song, tất cả đều hướng đến mục tiêu là nhằm lan toả chủ trương hợp lòng dân, sát thực tế, được cụ thể hoá đi vào đời sống Nhân dân, nâng cao nhận thức đúng đắn để cùng chung tay thực hiện nhiệm vụ chính trị với quyết tâm cao nhất vì sự an toàn, phát triển nhanh và bền vững của xã hội… Ðảng tăng cường sức mạnh, dân tin tưởng làm theo sẽ tạo nên nội lực vững chãi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Bài 1: Từ nghị quyết chuyên đề...

Những ngày qua, các xã, phường trên địa bàn TP Cà Mau tổ chức ra quân tuyên truyền bảo vệ môi trường, giải toả hành lang lộ giới. Ðây là việc làm thường xuyên, liên tục, nhưng được tăng cường hơn với quyết tâm chính trị cao hơn, cụ thể hơn, nhằm đưa Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 13/10/2022 của Thành uỷ Cà Mau (Nghị quyết 06) về xây dựng nếp sống văn minh đô thị giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, thật sự đi sâu vào cuộc sống, lan toả đến mọi người dân trên địa bàn vì mục tiêu xây dựng thành phố đạt đô thị loại I theo đúng lộ trình đề ra.

“Từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết 06 đến nay, nhìn chung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn minh, góp phần thực hiện hiệu quả, thiết thực mục tiêu, quan điểm của nghị quyết; đồng thời, tích cực hưởng ứng tham gia, từng bước xây dựng người dân TP Cà Mau văn minh, lịch sự, mến khách; xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh”, ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, đánh giá.

Xây dựng nếp sống văn hoá, phố phường văn minh

Trên địa bàn TP Cà Mau hiện có 49.629/52.930 hộ được công nhận đạt chuẩn gia đình văn hoá, đạt 93,76% so với hộ dân, đạt 98,69% so với mục tiêu nghị quyết; 8/10 phường đạt chuẩn “Phường đô thị văn minh”, đạt 80% so mục tiêu nghị quyết. Còn 2 đơn vị (Phường 9 và phường Tân Xuyên) phấn đấu đạt chuẩn “Phường đô thị văn minh” trong năm 2024. 100% cán bộ, công chức, viên chức (2.265/2.265) thực hiện tốt nếp sống đô thị văn minh, đạt 100% so mục tiêu nghị quyết; 95,8% hộ gia đình (50.693/52.930) thực hiện tốt nếp sống văn minh đô thị, so mục tiêu nghị quyết đạt 100,8%. 95,98% hộ gia đình (50.804/52.930) đảm bảo vệ sinh môi trường; không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, gây cản trở giao thông; không đặt biển hiệu, quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị, đạt 101% so mục tiêu nghị quyết.

Khi chủ trương đi vào cuộc sống, ý thức nâng lên sẽ góp phần xây dựng đời sống ngày càng văn minh, tiến bộ. (Ảnh: Tuyến đường Quản lộ Phụng Hiệp, thuộc Ấp 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau thông thoáng, sạch đẹp).

Phường Tân Thành là địa bàn vùng ven, mức độ đô thị hoá tuy chưa cao nhưng cũng đang định hình rõ nét từng ngày. Thực hiện Nghị quyết 06, phường Tân Thành thực sự tỏ rõ sự quyết tâm nhằm tạo nền tảng vững chắc ngay từ ban đầu. Lãnh đạo phường Tân Thành khẳng định, muốn giữ được nền nếp văn hoá, xây dựng lối sống văn minh, cần phải xây dựng nền tảng từ gia đình, giáo dục ý thức thế hệ trẻ để nếp sống văn hoá, văn minh được lan toả rộng khắp các gia đình, trường học, doanh nghiệp và hướng tới sống đẹp, sống theo pháp luật, sống vì cộng đồng và sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị. Ðẩy mạnh hơn nữa các giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn, hành vi bạo lực, tôn vinh các giá trị truyền thống dân tộc đến mỗi thế hệ thì chúng ta cần cổ vũ cái đẹp, phê phán cái xấu. Cổ vũ bằng cách tuyên dương những hành động mang nhiều lợi ích đến cộng đồng, những hành động đóng góp cho sự phát triển và xây dựng văn minh, văn hoá cộng đồng; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho sự phát triển chung của đô thị.

Những việc làm trên góp phần xây dựng đời sống văn hoá, văn minh, cư xử nhân ái, hoà nhịp cùng tiến bộ của nhân loại, góp phần xây dựng phường Tân Thành ngày càng tiến bộ, văn minh. Ý thức chuyển biến rõ nét, người dân tích cực tham gia cải thiện môi trường sống, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh ở từng hộ gia đình, từng địa bàn, khu dân cư. Danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” năm 2023 là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của địa phương.

Trên cơ sở xác định xây dựng nếp sống văn minh đô thị là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn, những năm qua, thực hiện Nghị quyết 06, Phường 1 tổ chức triển khai sâu rộng nhằm nâng cao ý thức trong hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân về nhiệm vụ, tầm quan trọng, ý nghĩa xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

“Công tác tuyên truyền không thực hiện bằng hình thức truyền thống thông qua họp dân như trước đây, thay vào đó thực hiện bằng tin nhắn SMS, Zalo, Facebook, từ đó người dân tiếp cận thông tin nhanh hơn và phản ánh những tồn tại qua các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng CaMau-G”, ông Lê Thái Minh Tâm, Bí thư Ðảng uỷ Phường 1, chia sẻ cách làm hay của địa phương, phù hợp với thực tiễn phát triển xã hội, trở thành điển hình trong thời đại công nghệ số.

Nâng cao trách nhiệm cán bộ

Tại huyện U Minh, khi mạng lưới giao thông phát triển nhanh, cùng với đời sống kinh tế được nâng cao, nhu cầu xây cất nhà cửa, sản xuất kinh doanh của người dân thêm nhiều. Chủ động, kịp thời và tăng cường sự quản lý ngay từ ban đầu, Huyện uỷ U Minh sớm ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 26/3/2021 (Nghị quyết 02)về tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025.

Dù còn xuất hiện tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới để kinh doanh, nhưng kể từ khi Nghị quyết 02 của Huyện uỷ U Minh ra đời, đã có chuyển biến tích cực, làm thay đổi nhận thức và hành động, góp phần cho đường thông, hè thoáng, tạo diện mạo mới cho địa phương. (Ảnh chụp tại điểm cuối đường Võ Văn Kiệt, xã Khánh An, huyện U Minh).

Ông Huỳnh Minh Nguyên, Chủ tịch UBND huyện, cho biết, qua công tác tuyên truyền đã tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động của cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, đảm bảo trật tự xây dựng. Từng bước nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Nhằm cụ thể hoá chủ trương, Ban Chỉ đạo và tổ công tác liên ngành của huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn. Qua kiểm tra cho thấy các đơn vị thực hiện tương đối tốt, cấp uỷ, chính quyền các cấp trong huyện đã nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát đối với tập thể, cá nhân cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành quy định về quy hoạch, quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, xem đây là nội dung quan trọng trong đánh giá trách nhiệm được giao để làm căn cứ xếp loại cán bộ, đảng viên cuối năm 2022 và các năm tiếp theo.

 “Cấp uỷ, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết của Huyện uỷ, kế hoạch của UBND huyện, xem đây là nhiệm vụ chính trị của đơn vị, là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình điều hành hoạt động của các cấp, các ngành trong huyện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều đơn vị có cách làm mới, sáng tạo, từ đó tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân”, ông Huỳnh Minh Nguyên đánh giá./.

 

Trần Nguyên

Bài 2: … Ðến chỉ thị cấp bách

 

Dân vận khéo, vun đắp niềm tin - Bài 1: Vì lợi ích Nhân dân

Thời gian qua, ở tỉnh Cà Mau đã có hàng ngàn mô hình dân vận khéo (DVK) hiệu quả, thiết thực vì cuộc sống người dân, hướng đến xây dựng “gia đình hạnh phúc”, “cộng đồng hạnh phúc” và dần tiến tới “xã hội hạnh phúc”. Và công tác dân vận khéo chính là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.