ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:45:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Báo Cà Mau (CMO) Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Cà Mau có 128 sản phẩm của 61 chủ thể gồm 15 doanh nghiệp, 20 hộ kinh doanh và 26 hợp tác xã (HTX) đạt từ 3 sao trở lên. Hiện nay, UBND tỉnh đang tập trung đầu tư, phát triển OCOP gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và phát triển sản xuất gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Chương trình OCOP đã thúc đẩy phát triển các sản phẩm đặc trưng, truyền thống, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương thông qua các sản phẩm chất lượng, đúng quy chuẩn. Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Hiện nay đơn vị đang tham mưu UBND tỉnh phân công sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh phụ trách địa bàn huyện thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nâng hạng sản phẩm OCOP và hỗ trợ sản phẩm tiềm năng có khả năng đạt 4 sao trở lên trong năm 2023. Ðồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ các cơ sở sản xuất nâng tầm những sản phẩm đạt chuẩn OCOP”.

Theo ông Nguyễn Bá Thuấn, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, thời gian qua, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn đã thu hút nhiều cơ sở, HTX và doanh nghiệp tham gia. Hầu hết các sản phẩm đều mang tính đặc trưng riêng của từng vùng, từng địa phương, được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường cao và phát triển tốt, như: bánh phồng tôm, tôm khô, tôm chà bông, gạo hữu cơ, dưa bồn bồn, cua biển Năm Căn, ba khía...

Ông Thuấn nhận định: “Nếu trước đây mạnh ai nấy làm, mỗi người một kiểu thì nay nhiều doanh nghiệp, HTX đã xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động nguồn nguyên liệu, vì thế đầu ra các sản phẩm nông nghiệp cũng ổn định và bảo đảm cuộc sống tốt hơn cho nông dân”.

Chả tôm sinh thái, sản phẩm OCOP của HTX Tài Thịnh Phát Farm (ấp Lung Ðước, xã Tam Giang, huyện Năm Căn) đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Bà Mai Thị Thuỳ Trang, Giám đốc HTX, cho biết: “Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, HTX đã nâng cấp, mở rộng nhà xưởng với diện tích 250 m2, tăng số lượng lao động từ 10 người lên 20 người. HTX được cấp giấy chứng nhận HACCP, đã có chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm tôm sú với diện tích 50 ha. Hiện nay, HTX đang tích cực tham gia nhiều hoạt động quảng bá sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh. Qua đó, sản phẩm được bày bán tại các siêu thị lớn, doanh thu tăng bình quân 38%/năm”.

Công đoạn tách vỏ lấy thịt cua sinh thái của HTX Tài Thịnh Phát Farm. Ảnh: VĂN TƯỞNG

Ông Mai Văn Sáu, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Hoà Phát (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn), cho biết, từ khi sản phẩm bánh phồng tôm được công nhận 3 sao năm 2020, công ty mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cấp và mở rộng quy mô sản xuất. Công ty đã được  cấp giấy chứng nhận HACCP, hiện nay đang được Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ ISO 22000:2018; nâng cấp loại hình sản xuất từ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ lên thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu, đang tập trung sản xuất và nâng cấp bao bì sản phẩm hướng tới xuất khẩu. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất của công ty tăng bình quân 25%/năm, doanh thu bình quân tăng 11%/năm.

"Sản phẩm OCOP đã được quảng bá rộng rãi trên phạm vi cả nước. Khi sản phẩm được công nhận OCOP, hàng hoá đảm bảo chất lượng, có xuất xứ rõ ràng nên được khách hàng ưu tiên lựa chọn so với các sản phẩm cùng loại. Nhờ chất lượng sản phẩm được đảm bảo, công ty đã có sự tăng trưởng rất nhanh trên thị trường dù chịu không ít sự cạnh tranh", ông Sáu cho biết thêm.

 Ông Mai Văn Sáu (áo đỏ), Giám đốc Công ty XNK Vĩnh Hòa Phát, ấp 2, xã Hàng Vịnh, cho biết công ty sẽ nâng hạn sản phẩm Bánh phồng tôm lên 4 sao trong năm 2023. Ảnh: VĂN TƯỞNG

Theo kế hoạch năm 2023, tỉnh Cà Mau tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ÐBSCL thường niên với chủ đề “Liên kết cùng phát triển - Cà Mau 2023”. Ông Nguyễn Văn Quân thông tin, trong chuỗi sự kiện này có hội thi dành cho các sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 5 sao, nhưng số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh đạt 4 sao thì chỉ có 6 sản phẩm, chưa có sản phẩm đạt 5 sao. Nhằm kịp thời hỗ trợ các chủ thể tháo gỡ khó khăn, Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất hỗ trợ 17 chủ thể/30 sản phẩm có tiềm năng nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao và một số sản phẩm dự kiến tham gia Chương trình OCOP năm 2023 có khả năng đạt 4 sao, 5 sao. Cụ thể gồm 2 nhóm: nhóm 1 gồm 16 chủ thể/25 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao; nhóm 2 gồm 2 chủ  thể/4 sản phẩm, trong đó có 1 sản phẩm/1 chủ thể (Công ty Cổ phần Landvifood) phấn đấu sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao.

Ðể tập trung hỗ trợ các sản phẩm tiềm năng phấn đấu đạt 4 sao, 5 sao từ năm 2023 đạt chất lượng, hiệu quả, ông Nguyễn Văn Quân đề xuất: "Trên cơ sở thực trạng, giải pháp và các khó khăn, vướng mắc của các chủ thể (vùng nguyên liệu, đất đai, nhà xưởng, hạ tầng, bảo vệ môi trường, chứng nhận quản lý chất lượng, sở hữu trí tuệ, đánh giá vùng trồng, vùng nuôi….), đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Liên minh HTX và các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát xây dựng kế hoạch hỗ trợ cụ thể. Ðồng thời, lồng ghép các chính sách hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện các tiêu chí đạt chuẩn theo quy định".

Theo ông Quân, mặc dù công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP thời gian qua được các cấp, các ngành quan tâm triển khai nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ, dàn trải, chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính kết nối, chuyên sâu về sản phẩm OCOP trở thành giải pháp hỗ trợ tích cực cho các chủ thể tham gia chương trình. Do đó, Sở NN&PTNT đề xuất UBND tỉnh xem xét giao cho 1 đơn vị đầu mối để tập trung nguồn lực, nhân lực… để đẩy mạnh xúc tiến thương mại đạt chất lượng, hiệu quả hơn./.

 

Phan Trung Ðỉnh

 

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án Cảng Hàng không Cà Mau - Ðẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng

“Các đơn vị và UBND TP Cà Mau đang tăng tốc các phần việc nhằm sớm bàn giao hoàn toàn diện tích cho chủ đầu tư thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau, trên quan điểm thu hồi đến đâu bàn giao đến đó”, ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết.

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.