ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 21-1-25 16:26:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Để người nghèo thoát nghèo bền vững

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2023, mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn tỉnh Cà Mau được xác định tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận các nguồn lực từ chương trình, cũng như các chính sách an sinh xã hội và GNBV. Đặc biệt là hỗ trợ các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh, các phương tiện tiếp cận thông tin... đảm bảo an sinh xã hội và tạo sinh kế bền vững, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững và ổn định cuộc sống.

Theo đó, mục tiêu đặt ra là giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tối thiểu 0,8%; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 0,2% và tiếp tục thực hiện mục tiêu GNBV, hạn chế tái nghèo, trong đó phải đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân.

Hoàn cảnh của mẹ con bà Đỗ Thị Tú, ấp Kênh Mới, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời cũng sẽ không thể thoát nghèo nếu không được tiếp cận nguồn vốn vay phát triển kinh tế.

Bà Tú chia sẻ, "Trước, không có vốn nên tôi chỉ có thể nuôi 3, 4 con heo thịt. Nuôi đến khi xuất chuồng thì trả tiền con giống, thức ăn nên đâu tích luỹ được gì. Sau đó địa phương hỗ trợ tôi vay 60 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Có tiền tôi xây thêm chuồng nuôi 5 con heo đẻ và 10 heo tơ. Mỗi năm, xuất 3 lứa heo con, 2-3 đợt heo thịt. Cứ xoay vòng theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, đến nay, mẹ con tôi đã có cuộc sống ổn định và làm đơn xin thoát nghèo".

Từ nguồn vốn vay 60 triệu Ngân hàng Chính sách xã hội, mẹ con bà Đỗ Thị Tú, ấp Kênh Mới, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mở rộng chăn nuôi, ổn định cuộc sống và làm đơn xin thoát nghèo.

Để điều trị bệnh cho chồng, bà Lâm Thị Nguyệt, Ấp 7, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình cầm cố hơn 4 công đất ruộng. 10 năm qua, dẫu chồng đã mất nhưng bà Nguyệt vẫn không có cơ hội chuộc lại đất để canh tác, gia cảnh càng khó khăn hơn. Cuối năm 2022, bà Nguyệt là một trong những hộ nghèo của Ấp 7 được xét hỗ trợ tiền xây dựng nhà Đại đoàn kết. Ngoài 44 triệu đồng được hỗ trợ, các con bà còn góp thêm để căn nhà thêm kiên cố.

Bà Nguyệt phân trần, bà giờ đã có nhà ở tươm tất, không còn lo mưa tạt gió lùa. Rồi được Hội tương tế Người Hoa hỗ trợ cho mượn thêm tiền để nuôi heo thịt. Mong muốn trong thời gian tới được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mở rộng chăn nuôi, từ đó cơ hội thoát nghèo sẽ bền vững hơn.

Được hỗ trợ xây dựng nhà, heo giống, gia đình bà Lâm Thị Nguyệt, Ấp 7, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình đã có cơ hội thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Với thông điệp “Trao cần câu hơn trao con cá”, thay vì hỗ trợ bà con bằng các phần quà, tiền mặt…, Cà Mau hướng đến hỗ trợ những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng điều kiện cụ thể của các hộ dân. Đồng thời, hướng dẫn, chia sẻ với bà con về cách thức nuôi trồng hiệu quả, đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhất là việc làm ngoài nước...   từ đó khơi dậy cho bà con ý chí vươn lên, thoát nghèo bền vững.

Ông Lê Thanh Tâm, Bí thư Chi bộ Ấp 7, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, thông tin, ấp còn 18 hộ nghèo và 25 hộ cận nghèo, mục tiêu của địa phương sẽ giúp 8 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững trong năm 2023. Các hộ nghèo, cận nghèo đã được địa phương phân loại từ trước nên việc tranh thủ các nguồn hỗ trợ nhà ở, vốn, con giống... từ đó kịp thời giúp các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận.

“Có thể thấy cùng với sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, cầm tay chỉ việc của chính quyền cơ sở và nhất là sự nỗ lực vươn lên của chính hộ nghèo, hộ cận nghèo Ấp 7 sẽ đạt và vượt chỉ tiêu đề ra”, ông Lê Thanh Tâm cho biết.

Từ việc “cho con cá” sang hỗ trợ “cần câu”, nhiều chính sách, cách làm hay như: dạy nghề, tạo việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi chăn nuôi phát triển kinh tế… đã góp phần nâng cao ý thức thoát nghèo của người dân, từ đó công tác giảm nghèo ngày thêm bền vững./. 

 Theo kết quả rà soát hộ nghèo, cuối năm 2022, toàn tỉnh có 4.598 hộ nghèo đang bị thiếu hụt về nhà ở. Tuy nhiên, giai đoạn 2021-2025, tỉnh không có huyện nghèo nên không được thụ hưởng từ nguồn ngân sách Trung ương để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Do đó, UBND tỉnh Cà Mau đề xuất Trung ương xem xét có chính hỗ trợ cho tỉnh Cà Mau về nguồn vốn để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thanh Phương - Trầm Nghĩ

 

Một năm thành công của bảo hiểm xã hội

Năm 2024 là một năm đầy thử thách đối với ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) khi nền kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngành BHXH đã triển khai nhiều giải pháp và đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong công tác truyền thông và phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Quan hệ lao động hài hoà nhờ đối thoại

Xác định công tác đối thoại tại nơi làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động tổ chức các buổi đối thoại định kỳ, tạo cơ hội để lắng nghe và giải quyết các ý kiến của người lao động (NLÐ) về tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc và chế độ, chính sách.