ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 02:43:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể vụ hoa màu "đón" Tết thành công

Báo Cà Mau Thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Thới Bình đang tập trung xuống giống, chăm sóc các loại hoa màu để kịp thời cung ứng thị trường Tết.

Hằng năm, vào dịp tết Nguyên đán, nhu cầu về các loại rau màu, cây ăn trái tăng mạnh. Nắm bắt nhu cầu thị trường, nông dân trong huyện Thới Bình đã tranh thủ cải tạo đất để trồng nhiều loại hoa màu bán vào dịp Tết.

Các loại hoa màu chủ lực được nông dân gieo trồng nhiều: củ cải trắng, khổ qua, dưa leo, hành lá, rau cải các loại... tập trung nhiều ở các xã: Thới Bình, Tân Phú, Trí Lực, Trí Phải và thị trấn Thới Bình.

Thời điểm này, nhiều nông dân trong huyện Thới Bình tập trung chăm sóc hoa màu để phục vụ thị trường Tết.

Thời điểm này, ông Nguyễn Văn Lộc, ngụ Ấp 5, xã Trí Phải, đang chăm sóc 2 công trồng dưa leo và 1 công khổ qua, xuống giống được hơn 1 tuần tuổi, để cung ứng cho thị trường Tết. Rút kinh nghiệm từ các năm trước, năm nay, ông Lộc linh hoạt trồng rải vụ hoa màu, sao cho thời gian thu hoạch phân bố đều vào các thời điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán, để vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa tạo điều kiện ổn định đầu ra và giá cả cho sản phẩm.

Ông Lộc cho biết: “Khổ qua 45 ngày mới thu hoạch, còn dưa leo thì khoảng 30-32 ngày, trồng từ nay sẽ cho thu hoạch dài đến Tết và qua Tết thu hoạch thêm lần nữa dây mới tàn. Thu nhập từ 3 công hoa màu, trừ chi phí còn lợi nhuận từ 50-60 triệu đồng, để gia đình chi tiêu trong dịp Tết”.

Ông Nguyễn Văn Lộc thường xuyên kiểm tra sự phát triển của hoa màu, để kịp thu hoạch cung ứng cho thị trường Tết.

Hiện nay, tranh thủ lúc thời tiết thuận lợi, nhiều nông dân tận dụng liếp vườn, bờ vuông tiếp tục mở rộng diện tích trồng các loại rau màu để cung ứng cho thị trường Tết.

Ông Huỳnh Thư ở Ấp 2, xã Thới Bình, xuống giống xong 5 công dưa leo, củ cải trắng, đang phát triển tốt và hứa hẹn cho thu hoạch đúng dịp Tết.

Ông Thư cho biết: “Năm nay thời tiết thuận lợi, gia đình tôi tranh thủ xuống giống hoa màu để kịp cung ứng thị trường tết Dương lịch và tết Nguyên đán. Hy vọng đây tới Tết giá cả ổn định, sản xuất có lãi”.

Ông Trần Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Thới Bình, cho biết: “Tranh thủ dịp tết Nguyên đán, bà con sản xuất bán được giá cao hơn so với bình thường. Hiện nay, bà con đang chuẩn bị khoảng 40 ha hoa màu bán dịp Tết, còn 40 ha đang thu hoạch, định hướng lấp vụ bán trước, trong và sau Tết kịp thời”.

Năm 2023, toàn huyện ước thu hoạch hoa màu được gần 460 ha, tăng 7 ha so với cùng kỳ; tổng sản lượng đạt gần 10 ngàn tấn, tăng 140 tấn so với cùng kỳ.

Theo ông Phan Văn Thuấn, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình: "Ðể tạo điều kiện cho nông dân có được vụ màu thành công, các địa phương mở nhiều lớp tập huấn khoa học - kỹ thuật, cử kỹ sư nông nghiệp đến tận nơi hỗ trợ người dân các biện pháp chăm sóc, bón phân, nhất là phòng các loại sâu bệnh gây hại trên hoa màu".

Hiện nay, thời tiết se lạnh, độ ẩm cao, có sương mù, hoa màu dễ bị các loại sâu tơ, bọ trĩ, rầy mềm gây hại... Ðể vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết thành công, ngành chức năng khuyến cáo bà con sử dụng phân bón cân đối, thường xuyên thăm, kiểm tra để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời./.

 

Minh Phong

 

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.

Cua Năm Căn phải thắng ngay trên “sân nhà”

Năm Căn được mệnh danh là nơi có con cua ngon nhất ở Cà Mau. Với vùng sản xuất có diện tích gần 21.000 ha, cùng với nhãn hiệu tập thể (NHTT) Cua Năm Căn đã được khẳng định vững chắc, ngành hàng cua đã, đang và sẽ là ưu tiên chiến lược của địa phương. Tuy nhiên, trước những thách thức về dịch bệnh, biến đổi khí hậu; tư duy và thói quen sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu; thương hiệu con cua Năm Căn đang đứng trước những biến động khó lường.

Phòng bệnh trên tôm lúc giao mùa

Hiện nay đang thời điểm giao mùa, xuất hiện nhiều cơn mưa làm ảnh hưởng đến tôm nuôi. Ngoài việc người dân ý thức trong chăm sóc tôm nuôi, phòng ngừa dịch bệnh, ngành chuyên môn cũng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật để vụ nuôi đạt hiệu quả.

Quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) được quan tâm thực hiện, đạt kết quả khả quan. Ðặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (Chỉ thị 17) về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, mang lại hiệu ứng tích cực.

Thích nghi để phát triển sản xuất

Cà Mau có diện tích nuôi thuỷ sản hơn 300.000 ha với nhiều lợi thế để phát triển. Tuy nhiên, thời tiết chuyển biến ngày càng phức tạp và khắc nghiệt, buộc các mô hình phải có sự thay đổi để thích nghi.

Nông dân chủ động vụ hè thu

Những cơn mưa đầu mùa các ngày qua cũng là lúc bà con nông dân ở TP Cà Mau bắt đầu vụ lúa hè thu. Theo ghi nhận, năm nay bà con xuống giống đúng lịch thời vụ, chủ động một số nguồn giống chất lượng ở địa phương để canh tác.

Lưu hành giống CAMAU1 - Thêm cơ hội sản xuất cho người dân

Chiều 16/5, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận lưu hành và Quyết định cấp bằng bảo hộ giống lúa CAMAU1 và họp mặt nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.

Giá vật tư nông nghiệp lại tăng

Khởi đầu vụ lúa hè thu năm nay, ngoài ảnh hưởng về thời tiết, bà con nông dân còn đối mặt với nhiều khó khăn do giá vật tư nông nghiệp (VTNN) đầu vào vẫn ở mức cao, làm gia tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận sau thu hoạch.