ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:35:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài cuối: Ðiểm sáng xoá nghèo

Báo Cà Mau Trên cơ sở trợ lực từ nhiều chương trình, chính sách, sự chung tay góp sức của cộng đồng; các cấp uỷ đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã sâu sát trong dân, nắm chặt hoàn cảnh hộ nghèo để triển khai đồng loạt biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; đồng thời giúp người nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khơi gợi ý chí phấn đấu thoát nghèo, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Cuối năm 2023, tỉnh Cà Mau có 5 xã, phường xoá trắng hộ nghèo, gồm: xã Khánh Lộc (huyện Trần Văn Thời); Phường 1, Phường 2 (TP Cà Mau); thị trấn Cái Nước (huyện Cái Nước) và thị trấn Thới Bình (huyện Thới Bình).

Ðồng hành cùng người nghèo

Xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời là địa phương hiếm hoi trong tỉnh xoá trắng hộ nghèo và hộ cận nghèo. Phóng viên Báo Cà Mau đã đến nơi này tìm hiểu và thấy được những quyết tâm của địa phương trong hành trình thoát nghèo bền vững.

Sự quan tâm của chính quyền địa phương là động lực để hộ nghèo từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên ổn định cuộc sống. (Trong ảnh: Cán bộ, đảng viên xã Khánh Lộc thăm hỏi đời sống hộ mới thoát nghèo).

Năm 2021, xã Khánh Lộc còn 15 hộ nghèo, 39 hộ cận nghèo. Ðảng uỷ xã ban hành Chương trình Hành động về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025, trong đó phân công đầu việc cụ thể cho chi bộ, MTTQ và các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ hộ nghèo, làm sao để hộ nghèo có chuyển biến bằng hành động, việc làm cụ thể.

“Muốn thế phải nắm rõ tình hình từng hộ, biết họ nghèo vì nguyên nhân gì để triển khai hình thức hỗ trợ phù hợp, từ đó các chương trình, chính sách mới phát huy hiệu quả. Như hộ cô Sáu ở ấp Rạch Ruộng B, sống một mình, biết đan thảm lau chân thì giao chi hội phụ nữ đảm nhận hỗ trợ vải vụn, giới thiệu đầu ra sản phẩm. Hay chú Ngoan, chỉ biết đặt lú dưới sông, thì phân công chi hội nông dân hỗ trợ xuồng máy...”, ông Nguyễn Văn Hận, Phó bí thư Thường trực Ðảng uỷ xã, dẫn chứng.

Cán bộ, đảng viên xã Khánh Lộc gần dân, lắng nghe nguyện vọng của dân để triển khai hình thức hỗ trợ phù hợp, từ đó các chương trình, chính sách mới phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, Ðảng uỷ xã phân công chi bộ các trường học có chương trình hỗ trợ học sinh nghèo, cận nghèo; chi bộ trạm y tế phối hợp tổ chức khám, phát thuốc cho hộ nghèo, cận nghèo. Cán bộ, đảng viên phát huy tính tiên phong, gương mẫu trong thực hiện các phong trào thi đua, phát triển kinh tế. Thành viên Ban Chấp hành Ðảng bộ tranh thủ các mối quan hệ vận động mọi nguồn lực từ mạnh thường quân. Từ năm 2022 đến nay xã Khánh Lộc vận động xây cất trên 40 căn nhà, trao hàng trăm suất quà cho hộ nghèo, cận nghèo, giúp họ có nơi ở đàng hoàng, từng bước ổn định cuộc sống.

Ðối với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, địa phương hướng dẫn từng hộ chọn những mô hình phát triển kinh tế phù hợp; không thực hiện bình xét cho vay đối với các hộ đi làm ăn xa và không có phương án sản xuất, kinh doanh. Khi nguồn vốn chính sách được phân bổ, chi bộ, các tổ chức, đoàn thể ở ấp thường xuyên bám sát việc sử dụng vốn vay của hộ dân, gần gũi, hướng dẫn họ sử dụng vốn đúng mục đích.

Chị Sơn Hồng Nhiên, ấp Kinh Ngang, bộc bạch: “Nhờ người của các tổ chức, đoàn thể giải thích nên tôi hiểu được những lợi ích nguồn vốn ưu đãi mang lại. Ðược xét vay 70 triệu đồng, tôi cải tạo đất trồng rau màu, đầu tư làm chuồng chăn nuôi heo, gà, vịt, gặp sự cố gì trong quá trình thực hiện, tôi báo cho ấp, xã, để được hỗ trợ kịp thời”.

Tuy Khánh Lộc không còn hộ nghèo, cận nghèo, nhưng địa phương vẫn tiếp tục thực hiện các giải pháp để tránh tình trạng tái nghèo. Ông Lê Văn Toàn, Bí thư Chi bộ ấp Kinh Ngang, cho biết: "Ðầu năm nay chi bộ ban hành nghị quyết phân công đảng viên phụ trách những hộ khó khăn, dễ rơi vào ngưỡng cận nghèo, bằng việc vận động cất nhà, hỗ trợ nguồn vốn làm ăn". 

Khơi gợi ý chí thoát nghèo

Thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình cũng là địa phương đã xoá trắng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Việc khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên, tinh thần tự lực, tự cường của hộ nghèo là một trong những giải pháp trọng tâm mà địa phương này thực hiện thời gian qua.

Ông Lê Bình Triệu, Phó chủ tịch UBND thị trấn Thới Bình, khẳng định: “Dù chính sách hỗ trợ hộ nghèo hết sức ưu việt nhưng nếu bản thân hộ nghèo không biết lấy đó làm động lực, thiếu sự nỗ lực phấn đấu thì thoát nghèo khó bền vững, dễ dẫn đến tái nghèo”.

Xoá trắng hộ nghèo, hộ cận nghèo, diện mạo thị trấn Thới Bình không ngừng khởi sắc.

Vì thế, công tác tuyên truyền được gắn với trách nhiệm của chi bộ, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể. Ông Nguyễn Thanh Nguyễn, Trưởng khóm 4, chia sẻ: “Hộ chí thú làm ăn thì mình hướng dẫn, tuyên truyền rất dễ; còn đối với  hộ chưa ý thức vươn lên thì phải vận động, theo kiểu mưa dầm thấm lâu, để bà con biết tận dụng nguồn lực hỗ trợ làm bệ đỡ cho sự phát triển kinh tế gia đình”.

Năm 2021, thị trấn Thới Bình còn 6 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo, đến cuối năm 2023 đã xoá trắng. Khi được tiếp cận nguồn vốn vay chính sách 30 triệu đồng, bà Phạm Bé Hai, ở Khóm 3, vô cùng vui mừng, bà bắt tay thực hiện mô hình chăn nuôi heo, gà và cá. Hằng tháng trừ chi phí còn được 8 triệu đồng, thực hiện tốt việc trả vốn, lãi vay. Bà Hai tự nguyện viết đơn xin được thoát nghèo.

Vay được nguồn vốn chính sách, bà Phạm Bé Hai (thứ hai từ trái sang) thực hiện hiệu quả các mô hình và tự nguyện viết đơn xin được thoát nghèo.

Hay hộ ông Huỳnh Văn Tiến ở Khóm 4, khi địa phương vận động hỗ trợ cất được căn nhà, thành viên gia đình ai nấy đều phấn khởi. Ông Tiến chia sẻ: “Từ khi con trai tôi bị tai nạn mất sức lao động, gia đình lâm vào túng quẫn; may nhờ chính quyền và đoàn thể thường xuyên quan tâm, thăm hỏi, động viên mà vợ chồng tôi vực dậy tinh thần, cải tạo lại vuông tôm, chăn nuôi quanh nhà để vươn lên cùng mọi người”.

Từ thực tiễn cho thấy, chỉ khi người nghèo khát vọng thoát nghèo thì họ mới có sự nỗ lực, ý thức học hỏi trong việc tiếp nhận thông tin, tiếp nhận các mô hình, kỹ thuật sản xuất mới để áp dụng. Khi người nghèo khát vọng thoát nghèo sẽ dành nhiều thời gian hơn cho ruộng rẫy, chăm chút vào mô hình được hỗ trợ, suy tính làm sao mang lại hiệu quả cao...

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tỉnh Cà Mau tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách; huy động sức mạnh đoàn kết, tương thân tương ái của cộng đồng và ý chí phấn đấu vươn lên của người nghèo, bảo đảm thực hiện mục tiêu tiến bộ, phát triển và công bằng xã hội.


Tỉnh Cà Mau phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2024 còn 1,2% (giảm 0,4%, tương đương 1.225 hộ); mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 đơn vị cấp xã không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo; toàn tỉnh có ít nhất 25% ấp, khóm không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo. 100% các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và được cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đường, trường học, cơ sở y tế, công trình thuỷ lợi.


 

Mộng Thường - Hoàng Vũ

 

Đơn vị thiết kế nội thất cao cấp

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn

Thông tư 20/2023/TT-BGDÐT của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2023. Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, nhằm chuẩn hoá các điều kiện từ cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, nhân viên cho công cuộc đổi mới toàn diện theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.

Nan giải bài toán “ngọt hoá” - Bài cuối: Cấp thiết nhu cầu quy hoạch

"Chúng ta đang đối mặt những thách thức khách quan lẫn chủ quan. Ðây là vùng đất sản xuất phụ thuộc nước trời; trong 10 năm trở lại đây, có sự biến động bất thường của thời tiết, 3 lần hạn hán nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ luỵ sạt lở, sụt lún, ảnh hưởng nhiều công trình, sản xuất, đi lại trong vùng ngọt hoá. Mặc dù hệ thống thuỷ lợi với đê bao khép kín nhưng đã được đầu tư cách đây hơn 20 năm, nên việc điều tiết nước trước biến đổi khí hậu đã thay đổi. Do đó, chúng ta cần phải có tính toán, rà soát lại quy hoạch, khắc phục những tồn tại cũng như đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mới, để đảm bảo sản xuất vùng ngọt hoá", đó là nhận định, đề xuất của PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, đối với vùng ngọt hoá tỉnh Cà Mau.

Nan giải bài toán “ngọt hoá”

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất có ba mặt giáp biển và cũng là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Năm 2002, UBND tỉnh Cà Mau quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Bắc Cà Mau là vùng ngọt hoá. Vùng này được chia làm 5 tiểu vùng, trong đó, Tiểu vùng III (thuộc huyện Trần Văn Thời) và phần lớn của Tiểu vùng II (huyện U Minh) hiện còn giữ được ngọt hoá.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài cuối: Tìm lời giải tối ưu

Chăm lo toàn diện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là công việc quan trọng xuyên suốt được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm; thể chế hoá bằng chủ trương, chính sách, pháp luật. Bằng quyết tâm chính trị cao độ và sức mạnh đồng thuận của cả cộng đồng, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động DTTS bằng sự linh hoạt, phù hợp với nhiều cách làm hay, hiệu quả.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài 2: Góc nhìn thực tiễn

Ðồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Cà Mau sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, với hơn 9 ngàn hộ, chiếm trên 76% tổng số hộ DTTS của tỉnh. Phần lớn địa bàn mà đồng bào DTTS sinh sống thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động đồng bào DTTS tại địa phương trong thực tế vẫn còn là bài toán với nhiều biến số.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.