ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 21:51:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðèn vẫn sáng trên sân khấu

Báo Cà Mau Nằm cạnh Quảng trường Hùng Vương, Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu, luôn nhận được sự chú ý của nhiều người, nhất là vào buổi tối, khi thành phố lên đèn. Người ta quan tâm đến nhà hát không chỉ vì lối kiến trúc độc đáo (hình dạng 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam), mà còn bởi những hoạt động đã và đang diễn ra ở đây.

Năm 2014, Nhà hát “ba nón lá” đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) xác lập kỷ lục “Nhà hát Cao Văn Lầu có hình dạng ba chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam”. Ảnh: HỮU THỌ

Hơn 2 năm nay, cứ vào thứ Bảy hằng tuần, nhà hát tổ chức chương trình nghệ thuật phục vụ công chúng gần xa, với hình thức mỗi tuần một vở cải lương hoặc chương trình nghệ thuật tổng hợp. Nhiều vở cải lương một thời vang bóng được ban lãnh đạo nhà hát mạnh dạn cho dàn dựng lại để đáp ứng nhu cầu của công chúng và giới mộ điệu, điển hình như các vở: "Tâm sự loài chim biển", "Ðêm lạnh chùa hoang", "Ðường gươm Nguyên Bá", "Bên cầu dệt lụa"...

Nhà hát mạnh dạn cho dàn dựng lại nhiều vở cải lương tuồng cổ để đáp ứng nhu cầu công chúng và giới mộ điệu. (Trong ảnh: Cảnh trong vở cải lương “Phạm Lãi biệt Tây Thi”). Ảnh: CẨM THUÝ

Nhờ đầu tư đúng mức, dàn dựng sáng tạo, công phu, quá trình tập luyện nghiêm túc, hầu hết các chương trình đều có chất lượng chuyên môn cao, lượng khán giả đến nhà hát vào tối thứ Bảy hằng tuần gia tăng đáng kể. Ðáng chú ý là, hầu hết các đoàn khách du lịch từ các nơi mỗi khi đến Bạc Liêu đều ghé tham quan và dự khán. Không ít du khách tỏ ra thích thú và ngạc nhiên, bởi hiện tại việc duy trì hoạt động cho các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp vốn đã khó, nói chi đến việc tổ chức biểu diễn định kỳ và đều đặn như Nhà hát Cao Văn Lầu đã và đang thực hiện. Ở Bạc Liêu giờ đây, không ít gia đình xem việc thưởng thức nghệ thuật cải lương vào mỗi tối thứ Bảy là điều không thể thiếu trong kế hoạch vui chơi giải trí những ngày cuối tuần. Có thể nói, ở thời điểm mà sân khấu cải lương của các tỉnh, thành phố trong cả nước đang phải đối mặt với bao khó khăn, thách thức và rơi vào trạng thái lặng lẽ, thì sân khấu Nhà hát Cao Văn Lầu, Bạc Liêu đèn vẫn sáng. Ðội ngũ những người làm nghệ thuật ở đây vẫn cháy hết mình qua từng chương trình, vở diễn.

Tuồng tích hay, sân khấu hiện đại cùng đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên khá hùng hậu, nhà hát sáng đèn mỗi cuối tuần, là điểm đến hấp dẫn về đêm.      Ảnh: CẨM THUÝ

Có được kết quả như vậy là sự phấn đấu bền bỉ của tập thể lãnh đạo, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công của nhà hát trong thời gian dài. Họ miệt mài, chắt chiu từng lời ca, tiếng hát, trước mắt là để không ngừng nâng cao trình độ ca, diễn của bản thân, sau đó góp phần vào sự thành công cho từng chương trình, vở diễn. Ðộng lực lớn nhất để họ không ngừng phấn đấu từng ngày xuất phát từ Ðề án Phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2023. Ðề án đã thổi bùng ngọn lửa đam mê, niềm tự hào nghề nghiệp trong đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công của nhà hát. Bởi lẽ, đề án đã nhắm đúng vào 2 vấn đề mấu chốt, đó là đánh giá một cách khách quan vai trò của sân khấu cải lương trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước; đánh giá đúng sự đóng góp công sức của đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên thời gian qua cũng như trong giai đoạn hiện nay và những ngày sắp tới. Vấn đề quan trọng khác, đề án đã phân bổ nguồn kinh phí phù hợp để khơi dậy niềm đam mê, lòng nhiệt huyết của những người làm nghệ thuật trên lĩnh vực cải lương. Bên cạnh đó, đề án cũng đã phát huy được tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện đề án, đặc biệt là các cơ quan truyền thông. Ðiển hình như Ðài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu, nhà đài nhiệm vụ ghi hình và phát sóng toàn bộ các chương trình do nhà hát phục vụ trong giai đoạn thực hiện đề án. Bên cạnh đó, mỗi quý, Ðài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu sẽ truyền hình trực tiếp một vở cải lương, đồng thời mời gọi các đài trong khu vực Nam sông Hậu và Ðài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình (tỉnh kết nghĩa với Bạc Liêu) cùng hoà sóng, góp phần quảng bá, giới thiệu đến người mộ điệu gần xa về sức sống mới của cải lương Bạc Liêu.

Khán giả đến với cải lương bây giờ không chỉ là người lớn tuổi, mà rất nhiều bạn trẻ cũng yêu thích. Ảnh: NGUYỄN MINH SANG

Những mục tiêu quan trọng mà Ðề án Phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2023 đã xác định tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ, loại hình nghệ thuật từng được đông đảo Nhân dân các vùng, miền trong cả nước yêu thích, xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm nghệ thuật sân khấu cải lương của khu vực; sân khấu cải lương Bạc Liêu trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh... đã đạt được những kết quả bước đầu.

Thành công lớn, dễ thấy nhất đến lúc này là đề án đã làm sống lại mạnh mẽ loại hình nghệ thuật vốn đang đứng trước bờ vực mai một, khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy giá trị sân khấu cải lương ngay trên mảnh đất được xem là quê hương của bài ca vọng cổ, bài ca vua trên sân khấu cải lương. Quan trọng hơn là đề án góp phần to lớn trong việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương V khoá VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đã bản sắc dân tộc”./.

 

Nguyễn Minh Sang

 

Sắc màu hát bội

Vào ngày 10/11 tới đây, nhiếp ảnh nữ tự hào có thêm niềm vui khi Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Hồng Nga tổ chức triển lãm cá nhân với chủ đề “Sắc màu trong hát bội”. Vốn chuyên chụp sân khấu, là phóng viên của Báo Sân khấu TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Thế giới ảnh, lại nặng tình với sân khấu, chị có cả kho ảnh đẹp, đủ sắc thái trong biểu diễn trên sân khấu: múa, rối nước, hát tuồng, hát bội... Năm 2006, chị được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Người chụp ảnh sân khấu nhiều nhất Việt Nam”.

Đại hội cơ sở Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2025-2030)

Chiều 6/11, tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức Đại hội cơ sở bầu đại biểu đi dự Đại hội X Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2025-2030).

Khoảnh khắc phố biển

Gắn bó với nhiếp ảnh từ sở thích đi du lịch cùng bạn bè bằng xe máy, Trần Ngọc Thịnh muốn lưu lại những hình ảnh đẹp về vùng đất, con người nơi mình đến thăm. Năm 2012, anh mua chiếc máy ảnh cơ đầu tiên để tiện thể ghi lại nhiều hơn những khoảnh khắc đẹp trong các chuyến đi.

Thoả niềm đam mê đờn ca tài tử

Với niềm đam mê đã thấm sâu vào tâm hồn bởi những tiếng đờn, lời ca vọng cổ, thời gian qua, cùng với chính quyền địa phương, những người yêu thích bộ môn đờn ca tài tử (ÐCTT) trên địa bàn huyện Năm Căn đã tập hợp, thành lập những câu lạc bộ (CLB), cùng nhau giao lưu, chia sẻ để thoả niềm đam mê, góp phần “giữ lửa” phong trào ÐCTT tại địa phương.

Vợ chồng anh Duyên - Có duyên với Bonsai

Mặc dù tiếp cận với thú chơi bonsai chuyên nghiệp chưa đầy 4 năm, thế nhưng vợ chồng anh Phan Văn Duyên và chị Phan Ngọc Thuỳ (hội viên Hội Sinh vật cảnh tỉnh) đã sở hữu một nhà vườn đồ sộ, với số lượng lên đến ngàn cây, trong đó có nhiều cây đã thành phẩm. Ðây là thành quả khiến nhiều người đam mê thú chơi này ao ước.

“Hào quang và bóng tối”

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 là sân chơi chuyên nghiệp dành cho các nghệ sĩ cải lương, diễn ra từ ngày 25/10-15/11 tại Trung tâm Văn hoá TP Cần Thơ. Liên hoan năm nay có sự tham gia của gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 30 đơn vị/đoàn nghệ thuật, với 34 vở diễn. Ðoàn Cải lương Hương Tràm của tỉnh Cà Mau tham gia Liên hoan với vở cải lương “Hào quang và bóng tối”; tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Ðăng Chương; chuyển thể cải lương: tác giả Hoàng Song Việt; đạo diễn dàn dựng: NSND Trần Ngọc Giàu...

Vẻ đẹp cảm xúc

Đến với nhiếp ảnh rất muộn ở tuổi xế chiều và luôn coi mình là “nghiệp dư”, tuy nhiên, Nhiếp ảnh gia Minh Hải (Nguyễn Thị Minh Hải) được đánh giá cao. Chị gặt hái nhiều thành công với mảng ảnh về động vật hoang dã, ngoài ra còn có ảnh về di sản, di tích, làng nghề, phong cảnh làng quê ở khắp nơi.

NSƯT Tú Sương: "Con nhà nòi càng không được sơ suất"

Là đời thứ 5 của gia tộc cải lương Bầu Thắng - Minh Tơ, NSƯT Tú Sương được sự dạy dỗ nghiêm khắc từ gia đình mới thành danh như hiện nay. Ðối với chị, đó là quá trình gian khổ để tích luỹ và thăng hoa.

Thong dong dạo chơi

Trước đây, chị Hoàng Thu Hương công tác tại Phòng Hậu cần, Công an TP Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu, chị tìm đến nhiếp ảnh và coi đó như một đam mê, vừa được du lịch, vừa ghi lại cảnh đẹp của đất nước, con người.

Bình dị mái lá

Miền Tây nói chung, Cà Mau nói riêng, là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Từ thời xa xưa, xứ Cà Mau rất hoang vu, các bậc tiền nhân ra sức khai hoang xây làng, lập xóm. Họ đã dùng lá dừa nước để làm nguyên liệu cất nhà và nhà lá đã trở thành một kiểu nhà phổ biến nhất ở Cà Mau.