ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 5-12-24 09:08:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Báo Cà Mau Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Những chuyển biến và thành tựu trong cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh còn phải kể đến điểm nhấn việc triển khai thanh toán trực tuyến đối với 911 TTHC có yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính, thu thuế, phí, lệ phí, đạt 100%; tất cả thủ tục này đã được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Kết quả, tỷ lệ thanh toán trực tuyến của tỉnh đạt 81,09%, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố.

“Trên cơ sở những kết quả đạt được nêu trên, tỉnh Cà Mau đứng thứ 1/63 tỉnh, thành phố theo Bộ Chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử theo Quyết định số 766/QÐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi tự hào thông tin.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC, đặc biệt là công tác kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện những hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết TTHC, là một trong 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong nâng cao công tác CCHC năm 2024. (Ảnh: Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện CCHC và TTHC trên lĩnh vực hộ tịch tại Bộ phận Một cửa xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, đồng thời tiến hành giám sát công tác này tại huyện Thới Bình, ngày 30/10/2024.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC, đặc biệt là công tác kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện những hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết TTHC, là một trong 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong nâng cao công tác CCHC năm 2024. (Ảnh: Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện CCHC và TTHC trên lĩnh vực hộ tịch tại Bộ phận Một cửa xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, đồng thời tiến hành giám sát công tác này tại huyện Thới Bình, ngày 30/10/2024.

Nhiều giải pháp sáng tạo, sáng kiến

Trong thực hiện CCHC, Cà Mau luôn xem trọng thực hiện những giải pháp sáng tạo, sáng kiến, như việc triển khai tiếp nhận và xử lý hồ sơ về trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất trên Hệ thống Một cửa điện tử, giải pháp này nhằm khắc phục tình trạng chậm, muộn, đi lại nhiều lần của người dân trong việc yêu cầu trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất để hoàn tất hồ sơ của một số TTHC về đất đai. Cụ thể, trên cơ sở Chủ tịch UBND tỉnh ban hành hướng dẫn quy trình thực hiện trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tiến hành thực hiện tiếp nhận, xử lý yêu cầu trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống Thông tin giải quyết TTHC tỉnh. Từ đó, giúp người dân dễ dàng tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ; cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra, giám sát tiến độ giải quyết hồ sơ của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đối với thủ tục nêu trên.

Cùng với đó, việc thí điểm tiếp nhận hồ sơ về trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất tại một số bộ phận một cửa trên địa bàn tỉnh cũng mang lại những kết quả tốt đẹp. Thực tế, nhu cầu thực hiện thủ tục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất của người dân rất lớn. Việc thực hiện thủ tục này tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thời gian qua chưa được kiểm soát chặt chẽ quy trình, thời gian giải quyết, dẫn đến người dân phải đi lại nhiều lần để thực hiện thủ tục. Ðể khắc phục những khó khăn, vướng mắc này, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất thí điểm tiếp nhận hồ sơ về trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của TP Cà Mau và các huyện: Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn. Kết quả từ khi triển khai thực hiện (ngày 1/4/2024) đến nay, bộ phận một cửa của 4 đơn vị nêu trên đã tiếp nhận 8.710 hồ sơ.

Những điểm sáng

Nhìn lại kết quả CCHC nói chung và TTHC nói riêng trong năm 2024 cho thấy ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong thực hiện các nhiệm vụ từng bước được nâng lên. Công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật từng bước được quan tâm và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; qua đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh dần được hoàn thiện. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện bằng nhiều hình thức linh hoạt, đạt hiệu quả, tạo sự lan toả rộng khắp đến các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân có điều kiện tiếp cận tham gia tìm hiểu pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi.

Trong năm 2024, Ðoàn kiểm tra CCHC tỉnh đã thực hiện việc kiểm tra định kỳ đối với 2 đơn vị cấp tỉnh, 3 đơn vị cấp huyện, 6 đơn vị cấp xã và kiểm tra đột xuất đối với 16 đơn vị cấp xã. Qua đó cho thấy, đa số các đơn vị được kiểm tra thực hiện tốt việc công khai TTHC theo quy định; có thực hiện rà soát, đánh giá, đề xuất phương án đơn giản hoá TTHC; tỷ lệ hồ sơ giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến, tỷ lệ số hoá kết quả giải quyết TTHC thực hiện vượt chỉ tiêu theo kế hoạch CCHC của tỉnh. (Trong ảnh: Kiểm tra CCHC tỉnh tại Sở Y tế, trung tuần tháng 10/2024).

Trong năm 2024, Ðoàn kiểm tra CCHC tỉnh đã thực hiện việc kiểm tra định kỳ đối với 2 đơn vị cấp tỉnh, 3 đơn vị cấp huyện, 6 đơn vị cấp xã và kiểm tra đột xuất đối với 16 đơn vị cấp xã. Qua đó cho thấy, đa số các đơn vị được kiểm tra thực hiện tốt việc công khai TTHC theo quy định; có thực hiện rà soát, đánh giá, đề xuất phương án đơn giản hoá TTHC; tỷ lệ hồ sơ giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến, tỷ lệ số hoá kết quả giải quyết TTHC thực hiện vượt chỉ tiêu theo kế hoạch CCHC của tỉnh. (Trong ảnh: Kiểm tra CCHC tỉnh tại Sở Y tế, trung tuần tháng 10/2024).

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh, một số chỉ tiêu đạt, vượt so với kế hoạch như: tỷ lệ hồ sơ được giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến đạt 86,23%/80% kế hoạch; tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt 81,09%/60% kế hoạch; tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC cấp tỉnh đạt 91,86%/90%; tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC cấp huyện đạt 89,11%/80%, cấp xã đạt 89,07%/75% kế hoạch.

Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của tỉnh được thực hiện thường xuyên, quyết liệt; qua công tác sắp xếp, tỉnh đã giảm 11 đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2023. Ðồng thời, việc ban hành chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của tất cả các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện đúng quy định của các cơ quan Trung ương. Công tác xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số được nhiều cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt; quy trình xử lý công việc được thông suốt, nhanh gọn, chính xác, góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian cho cơ quan, đơn vị, đồng thời đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Nhận định những hạn chế, khó khăn, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm, chỉ rõ nguyên nhân, để làm tốt hơn nữa công tác CCHC trong năm 2025 và những năm tiếp theo, trước tiên cần tiếp tục nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; tăng cường tính chủ động, sáng tạo, sáng kiến trong công việc; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhằm tạo sự khác biệt, đột phá.


Ðánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc nỗ lực, quyết tâm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trong gia nhập thị trường, tiếp cận thông tin về quy hoạch, kế hoạch, các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp... và các chính sách ưu đãi có liên quan.


 

Trần Nguyên

 

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.