ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 15:37:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Điểm tựa cho người lầm lỡ - Bài 1: Giúp người nghiện làm lại cuộc đời

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Hiện nay, tình hình tệ nạn xã hội, nhất là các vụ nghiện ma túy ngày càng phức tạp, tinh vi, đối tượng ngày càng “trẻ hóa”, gây không ít khó khăn trong công tác quản lý, cũng như hệ lụy cho gia đình, xã hội. Song, bằng tấm lòng, trách nhiệm của những người làm công tác cai nghiện. Cùng với sự bao dung của cộng đồng đã giúp không ít người lầm lỡ quay về với gia đình, làm lại cuộc đời.

Bài 1: Giúp người nghiện làm lại cuộc đời

Đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, du nhập những lối sống mới, hiện đại, đó là những nguy cơ của sự cám dỗ, nhất là giới trẻ khi đứng trước “sức hút” của ma túy . Đứng trước sự sa ngã đó, họ ngày càng lún sâu vào bóng tối của cuộc sống không lối thoát.

Tưởng chừng như cuộc đời của người nghiện ma túy sẽ rơi vào bế tắt, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của những người cán bộ ở Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Cà Mau đã từng bước "kéo" họ về với cuộc sống bình thường. 

Những cạm bẫy chết người

Tình hình người nghiện ma tuý hiện nay ngày càng gia tăng và càng trẻ hoá làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay thì người nghiện ma túy được xem là người bệnh, nên tâm lý của người nghiện càng xem thường hơn. Từ đó, số lượng người nghiện ma túy ngày càng gia tăng.

Bản thân là thợ hớt tóc lành nghề tại huyện Ngọc Hiển, thu nhập của N.C.C, sinh năm 1983, ngụ xã Tân Ân cũng ổn định. Tuy nhiên, do lối sống buông thả, bạn bè rủ rê nên C đã tìm đến “cái chết trắng”. Ban đầu chỉ là thử cho biết nhưng rồi dần dần nghiện lúc nào không hay.

C chia sẻ: “Lúc trước hớt hóc một ngày kiếm được vài trăm nghìn đồng, cũng đủ nuôi vợ con. Do thời gian rảnh rỗi nhiều, cộng thêm tiếp xúc với nhiều đối tượng nghiện, rồi bạn bè rủ rê nên tôi đã rơi vào con đường nghiện ngập. Ban đầu chỉ sử dụng với lượng ma túy vừa phải nên vẫn hớt tóc bình thường; càng về sau tôi nghiện càng nặng, từ đó bỏ bê công việc, suốt ngày tìm đến ma túy. Dần dần tài sản trong nhà cũng không còn vì ma túy, vợ thì ôm con về nhà ngoại ở, giờ tôi hối hận lắm!”.

Từng khoác lên mình chiếc áo xanh người lính nhưng khi xuất ngũ L.B.D, sinh năm 1985, thường trú xã Tân Lộc, huyện Thới Bình lại rơi vào cám dỗ của ma túy. D bộc bạch: “Sau khi xuất ngũ tôi được hỗ trợ học nghề và lấy được bằng lái xe 4 bánh, tôi đã thử sức làm nhiều chỗ, từ lái xe tải thuê cho đến lái xe buýt. Công việc tài xế mang lại cho được nhiều thứ, trải nghiệm được nhiều điều, thu nhập ổn định. Nhưng do tính còn ham chơi, chưa lập gia đình nên tụ tập theo bạn bè ăn chơi lêu lỏng, trong một lần như vậy tôi đã tìm đến ma túy. Dù biết một khi đụng đến ma túy thì sẽ rất khó bỏ được nhưng với tính hiếu thắng, bồng bột của tuổi trẻ tôi đã đánh mất bản thân, bị mọi người xa lánh!”.

Dẫn dắt người cai nghiện hòa nhập cộng đồng

Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Cà Mau với nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý người cai nghiện ma túy bắt buộc; người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; người cai nghiện ma túy tự nguyện; người sau cai nghiện ma túy. Đồng thời, tổ chức quản lý, chăm sóc, điều trị, tư vấn, giúp đỡ người nghiện ổn định tâm lý, sức khỏe, phòng chống tái nghiện. Thời gian qua, Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh đã thực hiện cai nghiện thành công cho nhiều học viên về hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng.

Các học viên của Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Cà Mau tham gia hội thao nhân Ngày toàn dân phòng chống ma túy 26/6.

Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Cà Mau, cho biết: “Bên cạnh công tác quản lý, chăm sóc, điều trị thì công tác tuyên truyền được Cơ sở đặt biệt quan tâm thực hiện. Luôn thực hiện tốt kế hoạch giáo dục tập trung và giáo dục nhóm cho từng loại đối tượng, đánh giá xếp loại hằng tháng về sự chuyển biến của từng học viên, từ đó áp dụng biện pháp phù hợp cho từng cá nhân, từng nhóm đối tượng. Duy trì tổ chức giáo dục mỗi tháng 4 kỳ vào thứ sáu hằng tuần trong tháng với chuyên đề về đạo đức lối sống, nhân cách cho học viên. Từng bước điều chỉnh hành vi, lối sống đối với người nghiện ma túy, để sau khi tái hòa nhập cộng đồng góp phần giảm tỷ lệ tái nghiện”.

Ngoài ra, Cơ sở còn giáo dục những học viên vi phạm nội quy, quy chế của đơn vị. Đối với học viên vi phạm nhiều lần có tính chất nghiêm trọng, Cơ sở sẽ tiến hành mời gia đình kết hợp để giáo dục và cho viết cam kết khắc phục, đề ra biện pháp sửa chữa trong thời gian tới. Đặc biệt, hằng năm, nhân Tháng hành động phòng, chống ma túy, Cơ sở phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của ma túy, các văn bản trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, cai nghiện phục hồi cho các học viên đang cai ngiện tại Cơ sở. Đồng thời, tổ chức xen kẽ Hội thi tìm hiểu tác hại ma túy và các hoạt động thể dục, thể thao nhằm nâng cao kiến thức và sức khỏe cho học viên.

Dưới sự giúp đỡ tận tình của cán bộ Cơ sở cai nghiện tỉnh Cà Mau, nhiều học viên hiểu rõ được tác hại to lớn của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội, từ đó quyết tâm từ bỏ. Anh D, tâm sự: “Trong thời gian cai nghiện tại Cơ sở, tôi được cán bộ nơi đây chăm sóc rất nhiệt tình, chu đáo. Ngoài được hỗ trợ điều trị, tôi còn được Cơ sở tạo điều kiện sinh hoạt thể thao, lao động sản xuất,…Tôi quyết tâm sẽ cai nghiện thành công và sẽ không tái nghiện, khi trở về địa phương sẽ tìm một công việc ổn định, trở thành người có ích cho xã hội”.

Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó giám đốc Cơ sở cai nghiện tỉnh Cà Mau trao phần thưởng cho đại diện các đội đoạt giải.

Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, Cơ sở sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa, quan tâm đào tạo nghề phù hợp với tình hình sức khỏe của học viên và dự báo trước nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động. Từ đó, tạo điều kiện để khi tái hòa nhập cộng đồng, người nghiện có thể tìm được việc làm phù hợp và có thu nhập ổn định, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tái nghiện”.


Từ đầu năm 2022 đến nay, Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Cà Mau tiếp nhận mới 90 học viên (Bắt buộc 78; tự nguyện 12); cho về hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng 207 học viên (tự nguyện 2; bắt buộc 205). Hiện số học viên đang quản lý 199, số có mặt tại Cơ sở là 140 học viên, vắng mặt 59 học viên điều trị bệnh. Ngoài ra, Cơ sở còn tổ chức đánh giá xếp và phân loại học viên với tổng số 714 lượt, trong đó có 600 lượt học viên xếp loại tốt.


 

Bài và ảnh: Hưng Thái

BÀI 2: ĐOÀN KẾT PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.