ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 11:02:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðịnh hình bản sắc du lịch Cà Mau - Bài cuối: Liên kết để phát triển

Báo Cà Mau (CMO) Trong điều kiện hội nhập, liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng, đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Việc nhìn nhận thế mạnh, chọn lọc, định vị sản phẩm đặc sắc cũng như đẩy mạnh liên kết trong và ngoài vùng để làm gia tăng giá trị điểm đến là những giải pháp cần được Cà Mau nhìn nhận đúng mức, quyết tâm thực hiện.

Cần những cái bắt tay chiến lược

Phát triển du lịch là một chuỗi kết nối liên tục, rộng mở. Không gian du lịch là không gian được giao thoa, mang tính liên ngành, liên vùng. Với Cà Mau, thời gian qua, liên kết giữa địa phương với địa phương trong du lịch chỉ dừng lại ký kết các chương trình ghi nhớ hợp tác. Thật thiếu sót khi du lịch địa phương còn thiếu những cái bắt tay chiến lược giữa các thành tố cơ bản của du lịch là nhà quản lý với doanh nghiệp, người làm du lịch theo hướng phát triển các chuỗi giá trị ngành du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù.

Để làm được điều này, ông Trần Văn Thảo, Giám đốc Vietravel Cà Mau, cho rằng, Cà Mau cần xúc tiến thành lập hiệp hội du lịch của tỉnh, điều mà ngành du lịch Cà Mau đã có sự tính toán từ rất lâu. Hiệp hội du lịch sẽ làm tốt vai trò dẫn dắt, kết nối để tạo sức mạnh tập thể, nhất là xây dựng liên kết du lịch. Cũng từ vấn đề này, cộng đồng người làm du lịch tại Cà Mau chưa thể ngồi lại với nhau trong các hội quán du lịch, hợp tác xã du lịch. Không có tiếng nói chung, sự liên kết giữa những người làm du lịch với nhau trở nên rời rạc, theo kiểu mạnh ai nấy làm.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở VH,TT&DL, cho biết, công tác liên kết vùng là công tác thường xuyên, Cà Mau có kế hoạch, có chương trình liên kết với TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh ĐBSCL, cũng đã liên kết ngoại vùng, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, với CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội và các hiệp hội du lịch của liên vùng. Cà Mau cũng xúc tiến, kêu gọi, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng quan tâm về thế mạnh du lịch của Cà Mau, nhất là các trọng điểm du lịch để hình thành những khu du lịch có tầm vóc, quy mô, tạo cú hích lớn cho việc phát triển.

Chưa hết, “Chương trình Cà Mau điểm đến”, sau 2 năm triển khai đã tạo được những chuyển biến tích cực, là cơ hội để du lịch Cà Mau gia tăng sức hút, hình thành các mối liên kết du lịch. Trong thời gian tới, Cà Mau coi chuỗi sự kiện này chính là diễn đàn quan trọng để có thể gặp gỡ với các chuyên gia du lịch, doanh nghiệp du lịch, các địa phương có thế mạnh du lịch, làm tiền đề cho những hợp tác, những cái bắt tay thiện chí, đầy đủ tin cậy để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của du lịch địa phương. Trong đó có cả việc đào tạo, bổ sung và chuyên nghiệp hoá đội ngũ nhân lực làm du lịch tại địa phương.

Đoàn chuyên gia và lãnh đạo Vietravel khảo sát điểm đến du lịch tại Cà Mau gắn với các thế mạnh du lịch nổi trội của Cà Mau, như du lịch sinh thái rừng tràm U Minh Hạ, du lịch trải nghiệm nông nghiệp ở làng nghề làm bánh phồng tôm xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn.

Thạc sĩ Phan Đình Huê, chuyên gia du lịch ĐBSCL, cho rằng, Cà Mau không chỉ cần phát triển hạ tầng sân bay, mà còn cần đầu tư cảng biển để tích hợp nhiều ngành kinh tế vào đó, biến Cà Mau thành một cực tăng trưởng mới của Việt Nam, trong đó có du lịch. Đây cũng chính là ý tưởng mà ông viết về các cực tăng trưởng du lịch cấp vùng trong Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL - 2021, do Đại học Fulbright chủ biên và sắp công bố trong tháng 7 này.

“Lâu nay Cà Mau đã liên kết khá tốt với các địa phương trong nước, giờ thì nên đột phá với nước ngoài thử xem. Tôi nhìn bản đồ, thấy Cà Mau là điểm gần nhất của Việt Nam với Singapore, Malaysia, Thái Lan. Sao chúng ta không nghĩ đến việc liên kết với họ phát triển du lịch đường biển, và mở tuyến bay khi Sân bay Cà Mau được nâng cấp? Chắc chắn khi đó khách quốc tế sẽ thay đổi du lịch Cà Mau rất nhiều”, ông Huê hiến kế.

Thực tế thời gian qua Cà Mau đã mạnh dạn kết nối, hình thành tuyến du lịch Cà Mau - Campuchia - Thái Lan nhưng do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đành tạm ngưng. Những tín hiệu phục hồi của thị trường du lịch cho thấy đã đến thời điểm phù hợp để tái khởi động triển khai.

Cơ hội vàng để bứt phá

Tín hiệu tích cực là những năm gần đây Cà Mau đã được các tập đoàn lớn của Việt Nam tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch để mắt đến. Cũng đã có hãng hàng không mong muốn đồng hành cùng Cà Mau thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch. Một tin vui được ông Trần Văn Thảo bật mí là sắp tới Vietravel sẽ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện để phát triển du lịch Cà Mau. Theo ông Thảo, Cà Mau cần có sự liên kết giữa những doanh nghiệp lớn uy tín để tạo nên sức mạnh chung. Vietravel sẽ không dừng lại ở việc ký kết mà còn mong muốn lan toả tới các doanh nghiệp dịch vụ khác, góp phần tăng cường hơn nữa kết nối giữa chính quyền với doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy và phục hồi du lịch nói riêng và kinh tế nói chung.

Để không bỏ lỡ thời cơ, nhất là trong thời điểm vàng để phục hồi ngành du lịch hậu Covid-19, Cà Mau cần nắm bắt cơ hội, liên kết khai thác và phát huy những tiềm năng về du lịch. Bởi, sau thời gian chịu tác động của dịch bệnh, xu hướng du lịch đã có sự thay đổi lớn. Du khách hướng đến tìm kiếm những không gian tham quan, nghỉ dưỡng riêng tư, gần gũi với thiên nhiên. Điều này đã trở thành lợi thế của Cà Mau.

Sau dịch Covid-19, du khách có xu hướng thích du lịch gần gũi thiên nhiên. Ảnh: NHẬT MINH

Tại điểm du lịch Hương Tràm, xã Khánh An, huyện U Minh, bà Lê Hải Nghi, Phó giám đốc điều hành, tiết lộ: “Từ khi dịch bệnh lắng dịu, lượng khách đến với điểm du lịch Hương Tràm không ngừng tăng lên. Cho thấy xu hướng lựa chọn của du khách cũng trở nên khác hơn so với trước đó. Du khách đến đây muốn hoà mình vào thiên nhiên, với sự riêng tư, các trải nghiệm đồng quê thay vì các dịch vụ tiện nghi, sang trọng. Nó cũng phù hợp với tình hình tài chính của du khách, đây mới là vấn đề cốt lõi”.

Tuyến du lịch Mũi Cà Mau cũng cho thấy đà phục hồi mạnh mẽ. Các cao điểm du lịch, lượng du khách về Đất Mũi rất đông. Sức hút của Mũi Cà Mau dần khoả lấp được những hạn chế để du khách coi đây là một trong những lựa chọn ưu tiên khi đi du lịch hậu Covid-19. Ông Nguyễn Văn Nhuần, điểm du lịch cộng đồng Tư Nhuần, ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, lạc quan: “Lượng khách về không chỉ ngày một nhiều, cái vui nhất là nhiều người đi rồi quay trở lại, hoặc giới thiệu người quen về Mũi Cà Mau”.

Ông Trần Hiếu Hùng nhận định rằng: “Thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, du lịch gần như đóng băng, nhưng ở khía cạnh nào đó cũng là thời gian cần thiết để du lịch Cà Mau có dịp nhìn nhận lại chính mình. Các tour, tuyến du lịch, sản phẩm du lịch ở Cà Mau hậu Covid-19 đã nhuần nhuyễn hơn, thuần thục hơn, phong phú thêm. Các điểm đến mới được xây dựng, những nơi đã hình thành thì có thời gian chỉnh trang, nâng cấp đầu tư, giới thiệu những sản phẩm du lịch mới gắn với bản sắc riêng có của Cà Mau. Cộng hưởng với xu hướng thay đổi nhu cầu du lịch của du khách, đó là thời cơ vàng để du lịch tỉnh nhà tăng tốc bứt phá”.

Còn một nguồn lực tiềm năng khác của du lịch Cà Mau, đó chính là những người dân quan tâm, muốn tham gia sân chơi du lịch. Không ai làm du lịch tốt hơn chính những người chủ của vùng đất này. Chủ trương để Nhân dân cùng tham gia, cùng hưởng lợi từ du lịch của tỉnh Cà Mau đã "bắt" đúng, trúng tâm tư ấy. Với quan điểm phát triển du lịch phải bền vững, hài hoà, bảo vệ môi trường thiên nhiên, gắn với bản sắc con người, văn hoá Cà Mau, vì lợi ích của người dân, Cà Mau đang xây dựng cho mình một nền tảng du lịch vững chắc, nhân văn. Đó là cơ sở để tin rằng, Cà Mau sẽ là điểm đến không thể bỏ qua của du khách. Du lịch Cà Mau không chỉ làm giàu có thêm cho quê hương, mà còn mang hình ảnh đất và người nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc đến với bạn bè muôn phương./.

 

Hải Nguyên - Phúc An

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.