ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-4-25 14:49:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gặp những người "làm nên lịch sử"

Báo Cà Mau Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhưng những câu chuyện về mùa xuân đại thắng vẫn luôn nóng hổi, chạm đến trái tim bao thế hệ.

Trung tuần tháng 4 vừa qua, tại Bộ Chỉ huy Quân sự TP Cần Thơ, cuộc gặp gỡ với những nhân chứng lịch sử - những người từng trực tiếp góp phần làm nên đại thắng Mùa xuân 1975, như thổi bùng lên ngọn lửa tự hào, hun đúc ý chí cho thế hệ hôm nay.

Các nhân chứng lịch sử kể về ngày đại thắng.

Đại tá Từ Đễ, nguyên Phi đội phó Phi đội Quyết Thắng, người trực tiếp ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975, kể lại: “Nhận lệnh sử dụng máy bay A37 thu được của địch, lòng ai cũng trĩu nặng, bởi bay trên những chiếc máy bay lạ, mang theo bom thật, rủi ro luôn cận kề. Nhưng không ai do dự. Chúng tôi biết, đánh trúng sân bay Tân Sơn Nhất thì địch sẽ tê liệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các cánh quân tiến vào Sài Gòn".

Trong tiếng bom đạn, mỗi phi vụ bay lên là một lần đối mặt với sinh tử, là một lời khẳng định ý chí sắt đá: vì một Việt Nam thống nhất.

Đại tá Từ Đễ, nguyên Phi đội phó Phi đội Quyết Thắng, người trực tiếp ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975, kể về thời khắc cắt bom lịch sử.

Phía chiến trường mặt đất, Đại úy Vũ Đăng Toàn, Trưởng xe tăng 390, cùng đồng đội thuộc Lữ đoàn 203 Quân đoàn 2, dẫn đầu đội hình tiến công thẳng vào dinh Độc Lập. Đại úy Vũ Đăng Toàn kể: “Xe tôi và xe 843 áp sát cổng dinh. Khi thấy xe 843 bị vướng, tôi quyết định nhấn ga húc đổ cánh cổng sắt. Trong khoảnh khắc ấy, tôi chỉ nghĩ “phải nhanh hơn, quyết liệt hơn” để kết thúc chiến tranh, đem lại hoà bình cho đất nước".

Tiếng bánh xích xe tăng nghiến nát cánh cổng dinh Độc Lập cũng là tiếng giục giã của một dân tộc bước qua đau thương, mở ra kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.

Ngay sau đó, tại dinh Độc Lập, Trung úy Nguyễn Khắc Nhu, Trợ lý tác chiến Trung đoàn 66, cùng đồng đội nhanh chóng triển khai lực lượng, kiểm soát tình hình. "Chúng tôi tiếp cận Tổng thống Dương Văn Minh chỉ trong khoảng 15 phút sau khi vào dinh. Không có sự kháng cự nào đáng kể. Khi áp giải Tổng thống Minh đến Đài Phát thanh để tuyên bố đầu hàng, mọi việc diễn ra rất nhanh chóng, trật tự”, Trung úy Nguyễn Khắc Nhu nhớ lại.

Khoảnh khắc Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện đã chính thức khép lại 30 năm chiến tranh, mở ra bình minh của đất nước độc lập, thống nhất.

Trung úy Nguyễn Khắc Nhu, Trợ lý Tác chiến Trung đoàn 66, kể lại thời khắc lịch sử áp dẫn Tổng thống Dương Văn Minh.

Những câu chuyện chân thực từ các nhân chứng lịch sử đã khắc họa bức tranh hào hùng của chiến thắng 30/4/1975 - bức tranh được vẽ nên bằng máu xương và lòng quả cảm của hàng triệu người Việt Nam. Không chỉ tồn tại trên những trang sách hay thước phim tư liệu, lịch sử ấy còn sống động, chân thực qua từng lời kể, từng ánh mắt xúc động của những người từng trải.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ, gian khổ đã khép lại bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc, thể hiện bản lĩnh kiên cường và trí tuệ Việt Nam. Từ đây, đất nước ta bước sang một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập gắn liền Chủ nghĩa xã hội.

50 năm sau Mùa xuân đại thắng, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự đồng lòng của toàn dân tộc, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tinh thần ấy đang được thế hệ trẻ hôm nay nối tiếp. Đại úy Đặng Kim Hùng, Đại đội trưởng Đại đội 23, Tiểu đoàn Tây Đô, đại diện sĩ quan trẻ lực lượng vũ trang thành phố, bày tỏ: “Chúng tôi nguyện khắc sâu truyền thống anh hùng của các thế hệ cha anh, nỗ lực học tập, rèn luyện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”./.

 

Khánh Phong

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.

Gặp những người "làm nên lịch sử"

Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhưng những câu chuyện về mùa xuân đại thắng vẫn luôn nóng hổi, chạm đến trái tim bao thế hệ.

Tuổi trẻ Cà Mau tự hào viết tiếp khúc ca khải hoàn

Năm nay, dấu mốc vàng son 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) không chỉ là ký ức hào hùng, mà còn là nguồn sức mạnh nội tại, soi đường cho hành trình phát triển hôm nay và mai sau. Ðây không đơn thuần là chiến thắng quân sự, mà là sự hội tụ của ý chí, của khát vọng về một Việt Nam trọn vẹn, một Tổ quốc hoà bình, độc lập và thống nhất.

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

"Báu vật" của gia đình

Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.

Chuyện sau ngày đất nước thống nhất ở tỉnh Minh Hải

Khoảng tháng 5/1975, sau ngày thống nhất đất nước, ba tôi nắm tay dắt tôi đi xuống huyện Vĩnh Châu, thuộc tỉnh Sóc Trăng, để gửi tôi cho anh Tám Dử, anh cô cậu ruột của tôi đang làm Phó chủ nhiệm Hậu cần Huyện đội, để tôi thoát ly làm cách mạng. Năm đó tôi mới 15 tuổi.

Ðời người chỉ sống một lần

Ông Ba Lành (Trần Ngọc Lành, sinh năm 1942, ngụ ấp Rạch Lăng, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), thương binh 4/4, tâm tình rằng: “Tôi may mắn còn sống, đó là hạnh phúc lớn lao vì còn được tận hưởng thành quả hoà bình, thống nhất, những điều mà nhiều đồng chí, đồng đội khác không có được”...

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Tuổi trẻ Cà Mau đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của lớp thanh niên đi trước, tuổi trẻ và Ðoàn bộ tỉnh Cà Mau không ngừng nỗ lực học tập và làm theo Bác, cố gắng thực hiện tốt sứ mệnh, dẫn dắt đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.