ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-4-25 16:02:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Báo Cà Mau Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

“TÔI CHỈ CÓ MỘT SỰ HAM MUỐN,

HAM MUỐN TỘT BẬC, LÀ LÀM SAO

CHO NƯỚC TA ĐƯỢC HOÀN TOÀN ĐỘC LẬP,

DÂN TA ĐƯỢC HOÀN TOÀN TỰ DO,

ĐỒNG BÀO AI CŨNG CÓ CƠM ĂN ÁO MẶC,

AI CŨNG ĐƯỢC HỌC HÀNH”.

HỒ CHÍ MINH

Hướng tiến công từ Tây Bắc, 5 giờ ngày 30/4, Quân đoàn 3 với lực lượng chủ yếu là Sư đoàn 10 tăng cường, từ đường Số 1 (phía Bắc ngã ba Bà Quẹo), được pháo binh chiến dịch và pháo quân đoàn chi viện bắn phá liên tục vào Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Quân dù, Bộ Tư lệnh Thiết giáp, Bộ Tư lệnh Không quân..., đã đồng loạt hành tiến bằng cơ giới hướng vào Sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Sài Gòn. Ðến trưa 30/4, Trung đoàn 24 (Sư đoàn 10) đã làm chủ hoàn toàn Sân bay Tân Sơn Nhất, Trung đoàn 28 (Sư đoàn 10), làm chủ Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Sài Gòn.

Trên hướng Bắc Sài Gòn do Quân đoàn 1 đảm nhận, suốt đêm 29, rạng sáng 30/4, theo chỉ thị của Bộ Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn 312 cho Trung đoàn 209, Trung đoàn 141, các đơn vị binh chủng kỹ thuật tăng cường, được 1 tiểu đoàn bộ đội địa phương hỗ trợ, thực hiện bao vây, ngăn chặn Sư đoàn Bộ binh 5 Quân đội Sài Gòn ở cụm cứ điểm Lai Khê. Gần trưa 30/4, địch ở cứ điểm Lai Khê kéo cờ trắng ra hàng.

Cùng thời gian, Bộ Tư lệnh Quân đoàn sử dụng Trung đoàn 165 thuộc Sư đoàn 312 có 10 xe tăng yểm trợ và 2 đại đội bộ đội địa phương phối hợp, tiến công căn cứ Phú Lợi. Sau đó tiếp tục đánh chiếm thị xã và Tiểu khu Bình Dương, bảo đảm hành lang cho lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn tiến vào thành phố.

Ðược Sư đoàn 312 tạo bàn đạp thuận lợi dọc Quốc lộ số 13, đội hình thọc sâu Sư đoàn 320B đập tan hệ thống phòng ngự chi khu quân sự Lái Thiêu, mở toang “cánh cửa cứng” cuối cùng trên hướng Bắc tiến vào nội đô Sài Gòn. Rạng sáng 30/4, Trung đoàn 27 (Sư đoàn 320B) được tăng cường đại đội 3 xe tăng thuộc Lữ đoàn 202 phát triển tiến công cầu Bình Phước và bộ tư lệnh các binh chủng địch theo kế hoạch. Ðến 8 giờ 30 phút, Trung đoàn 27 làm chủ cầu Vĩnh Bình, sau đó được Nhân dân địa phương dẫn đường, đánh chiếm cầu Bình Phước và bộ tư lệnh các binh chủng ở Gò Vấp.

Tại Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Sài Gòn, trong khi Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) đánh chiếm cổng Số 1 và cắm cờ trên nóc sở chỉ huy đại bản doanh thì Trung đoàn 48 cũng đánh chiếm được cổng Số 2, khu điện toán, khu trung tâm truyền tin và cắm cờ chiến thắng lên nóc nhà trung tâm hành quân.

Ở hướng Tây Nam, đêm 29/4, lực lượng đột kích chủ yếu của Ðoàn 232 do Sư đoàn 9 đảm nhiệm tiến vào nội thành Sài Gòn theo 3 trục chính. 10 giờ 30 phút ngày 30/4, sau khi tiêu diệt các trung đoàn đối phương cản đường, lực lượng thọc sâu Sư đoàn 9 (chủ yếu là Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2) đã vây chặt biệt khu Thủ đô. Không còn đường thoát, tướng Lâm Văn Phát, Tư lệnh biệt khu thủ đô đã dẫn thuộc cấp ra đầu hàng và kêu gọi sĩ quan, binh lính thuộc quyền hạ vũ khí.

Trên hướng tiến công quan trọng Ðông - Ðông Nam, trưa 29/4, nhận được chỉ thị của Thường trực Quân uỷ Trung ương và Bộ Tư lệnh chiến dịch đã mật lệnh cho Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 “tiến công vào nội đô Sài Gòn” từ 16 giờ ngày 29/4/1975 (sớm hơn 12 giờ so với các hướng khác). Chấp hành mệnh lệnh, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 tổ chức thực hiện ngay.

14 giờ ngày 29/4, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 đánh chiếm các mục tiêu còn lại ở khu vực Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái (phía Bắc) và thành Tuy Hạ. Rạng sáng 30/4, được pháo binh (chủ yếu là pháo 85 mm bắn ngắm trực tiếp) và xe tăng yểm trợ, Sư đoàn vượt sông Ðồng Nai, đánh chiếm căn cứ Hải quân Cát Lái, sau đó phát triển vào nội thành, đánh chiếm Bộ Tư lệnh Hải quân địch, phát động và hỗ trợ Nhân dân Quận 9 nổi dậy giành quyền làm chủ.

Cũng trong buổi sáng 30/4, tại khu vực TP Biên Hòa, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 cho Sư đoàn 6 (được tăng cường Trung đoàn 3 - Sư đoàn 341), tiến công đánh chiếm sở chỉ huy Quân đoàn 3 địch. Cùng lúc, Sư đoàn 341 đánh chiếm khu vực Hốc Bà Thức và phát triển vào Thủ Ðức. 10 giờ, Trung đoàn 209 đánh chiếm sở chỉ huy Sư đoàn 18, khu biệt động quân. Khoảng hơn 11 giờ, Trung đoàn 3 vượt cầu Ghềnh, tiến vào thành phố. Sư đoàn 7 (được tăng cường Trung đoàn 52, Quân khu 5) và các đơn vị binh chủng phối hợp đánh thọc sâu, tổ chức đánh địch ở ngã ba Tam Hiệp. Sau khi tiêu diệt địch ở Tam Hiệp, tổ chức vượt cầu Ghềnh, cầu yếu, xe tăng, thiết giáp không thể qua được, nên đội hình thọc sâu phải chuyển hướng sang cầu xa lộ Ðồng Nai theo hướng Quân đoàn 2 tiến vào thành phố.

9 giờ, lực lượng đi đầu binh đoàn đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 tiếp tục vượt cầu Sài Gòn, tiến về phía Dinh Ðộc Lập. Tại phía Nam cầu, Phó tư lệnh Quân đoàn 2 chỉ thị cho cán bộ Lữ đoàn xe tăng 203 điều chỉnh Tiểu đoàn 2 thiết giáp dàn đội hình, giữ cự ly, bám Tiểu đoàn 1 xe tăng đi đầu; chỉ thị cho Ban Chỉ huy Tiền phương Trung đoàn 66 chỉ huy cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 7 bám sát đội hình xe tăng tiến vào Dinh Ðộc Lập, Tiểu đoàn 8 tiến vào đánh chiếm Ðài Phát thanh.

Vượt qua sự chống trả quyết liệt ở cầu Thị Nghè, lực lượng thọc sâu cơ động dọc theo tường rào Thảo Cầm Viên. Tiểu đoàn 1 xe tăng do Ðại đội 4 dẫn đầu, tiếp cận cổng chính Dinh Ðộc Lập. Xe tăng đi đầu mang số hiệu 843 quay nòng pháo, nhấn ga, húc vào cánh cổng bên trái (từ ngoài vào). Do đột ngột gặp sức cản lớn nên xe chết máy. Chiếc xe tăng mang số hiệu 390 đi sau vượt lên, lao vào húc đổ cánh cổng chính cửa Dinh Ðộc Lập.

11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Ðộc Lập. Ðó chính là thời khắc báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng./.

 

Tấn Công (tổng hợp)

 

50 năm - Bản hùng ca bất diệt

“Đại thắng mùa xuân năm 1975 là bản anh hùng ca bất diệt, là chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chiến thắng đó đã chấm dứt hơn 100 năm đô hộ, xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”, đồng chí Nguyễn Hồ Hải - Bí thư Tỉnh Uỷ nêu tại buổi Họp mặt Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 26/4.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.

"Báu vật" của gia đình

Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.

Nơi nhắc nhớ, tri ân những anh hùng

Ðối với người dân ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cũng như người dân Cà Mau, Di tích Bến Vàm Lũng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống, cũng là nơi thể hiện lòng tri ân những người anh hùng hiên ngang mở đường, góp sức làm nên những chiến công hiển hách. Ðể ngày nay, trước thời khắc đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển, người dân Cà Mau hướng về đây với cảm xúc tự hào và lòng biết ơn sâu sắc.

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

Ðời người chỉ sống một lần

Ông Ba Lành (Trần Ngọc Lành, sinh năm 1942, ngụ ấp Rạch Lăng, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), thương binh 4/4, tâm tình rằng: “Tôi may mắn còn sống, đó là hạnh phúc lớn lao vì còn được tận hưởng thành quả hoà bình, thống nhất, những điều mà nhiều đồng chí, đồng đội khác không có được”...

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.