ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 13-7-25 13:40:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Về xã Hồng Dân vấn vương hương bánh tráng

Báo Cà Mau Một ngày đầu tháng 7, bon bon trên đường bê-tông ở ấp Thống Nhất, xã Hồng Dân, tạo ấn tượng trước mắt chúng tôi là những liếp bánh tráng trắng tinh vừa được người dân tráng xong, đem phơi để đón tia nắng sớm đầu ngày. Những tia nắng vàng ươm rọi xuống, cho những chiếc bánh khô, vừa độ dẻo, ngon, mang hương vị đặc trưng của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.

Dọc hai bên đường ở ấp Thống Nhất, không khó để thấy những liếp bánh tráng đan bằng tre hoặc lá dừa trải thẳng tắp trước sân nhà của các hộ dân làng nghề. Chiếc bánh tráng mỏng, trắng nằm ngay ngắn trên liếp, nối liền nhau từ nhà này sang nhà khác, góp phần tạo nên sự nhộn nhịp vừa đủ cho vùng quê vốn yên ả, thanh bình.

Người dân phơi bánh đầy sân, tạo nên vẻ đẹp yên bình của làng nghề truyền thống.

Là nghề truyền thống của gia đình nên người làm nghề cũng không phân biệt nữ hay nam, nhưng đa phần đã đứng tuổi. Để làm ra những chiếc bánh mộc mạc mang đậm vị quê hương và được lòng người dân trong, ngoài tỉnh, cần khá nhiều công đoạn.

“Muốn làm được những mẻ bánh ưng ý, phải chọn cho được loại gạo thích hợp. Gạo được ngâm, xay thành bột mới đem pha. Xong công đoạn này thì đến khâu tráng và phơi bánh”, ông Lê Văn Lèo chia sẻ.

Theo nghề cha mẹ đã nhiều năm nay, mỗi ngày, ông Lèo thường phụ vợ tráng bánh, đem ra sân phơi. Khi bánh đã khô đủ độ, ông lại thu gom bánh vào nhà, chia thành từng chục, từng trăm để bán sỉ, lẻ.

Phơi bánh tráng được trải phơi trên liếp đan bằng lá dừa.

Nếu tráng bánh thủ công, người dân sẽ đặt lên bếp lò một nồi nước, trên miệng nồi có căng sẵn tấm vải để làm khuôn, khi nước sôi bốc khói, dùng vá múc bột đã pha sẵn trước đó đổ lên khuôn, tráng một lớp mỏng rồi đậy kín lại. Đợi bánh chín đều, người tráng dùng đũa lớn lấy bánh ra, trải nhanh lên liếp, đem phơi.

Để phù hợp với xu thế, bên cạnh những hộ dân còn giữ cách làm truyền thống, một số hộ ở ấp Thống Nhất đầu tư máy tráng bánh, giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian và nhân công. Cùng với bánh tráng truyền thống có vị mặn nhẹ, còn có bánh tráng ngọt với đường, mè đen, nước cốt dừa, nhằm đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người dùng. Chiếc bánh phơi khô vừa thơm nắng, quyện với mùi bột gạo, thêm chút mặn mòi... tạo nên hương vị đặc trưng.

Bánh tráng Hồng Dân được ưa chuộng bởi độ dẻo, ngon.

Làng nghề bánh tráng truyền thống ở ấp Thống Nhất nhộn nhịp nhất vào thời điểm cận Tết, còn những lúc mưa lại khá đìu hiu, vì không có nắng để phơi bánh.

Chị Trần Châu Pha, xã Vĩnh Lộc, cho biết: “Nhà tôi ở gần đây nên từ thời mẹ tôi, nay đến tôi, trở thành khách hàng thân thiết của bà con làm nghề bánh tráng. Mỗi năm tôi mua vài ngàn cái, không chỉ dùng trong gia đình mà còn làm quà tặng bạn bè trên tỉnh, kể cả ở phương xa. Quà quê nhưng được ưa chuộng lắm, bởi bánh có độ dẻo, ngon, có thể vừa dùng cuốn ăn trực tiếp, lại có thể dùng cuốn chả giò, đem chiên. Điều đặc biệt của bánh tráng Hồng Dân là bánh không bị khô, gãy”.

Niềm vui của người dân khi được làm công việc truyền nối của gia đình.

Được biết đến là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, xã Hồng Dân hiện còn giữ được các nghề truyền thống như: làm bánh tằm, rèn dao, dệt chiếu, đan đát lục bình thủ công mỹ nghệ, làm mắm cá trắm cỏ... Mộc mạc, bình dị nhưng mang hương vị riêng không thể hoà lẫn, những sản phẩm thủ công của Hồng Dân đã “níu chân” biết bao du khách. Những người con xa quê luôn nhớ thương, vấn vương hương vị quê nhà...

Thanh Hải

Bệ phóng cho Cà Mau phát triển

Sau khi hợp nhất, trên cơ sở tính toán tiềm năng và năng lực hiện có, Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8,5%.

Đòn bẩy thúc đẩy sinh kế bền vững

Thời gian qua, bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách Trung ương thì nguồn vốn từ ngân sách địa phương được uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong hỗ trợ người dân. Việc sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn vốn này không chỉ giúp người dân có thêm điều kiện ổn định kinh tế gia đình, tạo việc làm, mà còn góp phần thúc đẩy sinh kế bền vững, từng bước nâng cao chất lượng đời sống.

Già chăm già, đưa xã hội đi lên

Suốt thời gian qua, các cấp hội người cao tuổi tỉnh Cà Mau luôn nêu cao tinh thần “Tuổi cao-gương sáng”, là chỗ dựa vững chắc, tạo động lực góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Nhiều tấm gương sáng, đi đầu trong các phong trào, hoạt động của người cao tuổi tại địa phương, điển hình như bà Đặng Thị Lan, sinh năm 1952, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau ở ấp 5, xã Tân Lộc, vừa được nhận bằng khen của Trung ương.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Không để hợp nhất làm chậm đầu tư công

Cùng với việc nhanh chóng vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả, các địa phương trong tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Dù hợp nhất đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, điều hành, nhưng các địa phương quyết tâm không để quá trình này cản trở việc triển khai dự án.

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Kiên quyết quét sạch các tội phạm sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thực phẩm giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng, kịp thời triệt phá, không khoan nhượng, kiên quyết đấu tranh, quét sạch các loại tội phạm sản xuất, lưu hành, kinh doanh, buôn bán thuốc giả, thực phẩm giả.

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.