ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 28-9-24 07:56:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Báo Cà Mau Múa bóng, hát rỗi (hay còn gọi là múa bóng rỗi) là bộ môn nghệ thuật diễn xướng, ra đời cách nay hàng trăm năm ở vùng đất Nam Bộ. Bộ môn này thường được tổ chức vào các dịp lễ hội cúng đình, miếu, cúng Bà Chúa Xứ, Bà Thuỷ Long, Bà Thiên Hậu...

Tại Cà Mau, bộ môn nghệ thuật này hiện nay thường được biểu diễn trong dịp lễ Kỳ yên ở các ngôi đình thần, lễ vía Bà ở nhiều địa phương như: TP Cà Mau, Thới Bình, Ðầm Dơi... góp phần gìn giữ nét văn hoá độc đáo nghệ thuật múa bóng rỗi của Nam Bộ. Ðặc biệt, thời gian gần đây múa bóng rỗi Cà Mau được biểu diễn trên sân khấu hội diễn nghệ thuật quần chúng, ca nhạc tạp kỷ, lễ, Tết...

Tại Hội diễn Văn nghệ quần chúng tỉnh lần thứ IX năm 2024 mới đây, chương trình múa bóng rỗi của nhóm múa đến từ huyện Thới Bình đã để lại cho khán giả những màn múa ấn tượng. Các cô bóng Mỹ Lộc, Thanh Phong, Mỹ Loan... trổ tài hát rỗi và biểu diễn nghệ thuật dân gian như: múa lu, múa khạp, múa ghế, múa gậy, múa bông huệ, múa đĩa chạy, múa lông công, múa càn khôn, múa siêu... với từng điệu múa, dáng đi uyển chuyển khiến người xem không khỏi thán phục. Ðặc biệt, múa mâm vàng càng làm tăng thêm vẻ đẹp tâm linh cho chương trình.

Nhóm múa bóng rỗi ở huyện Thới Bình, rực rỡ từ trang phục, trang điểm đậm phấn son, đến cảnh trí đầy màu sắc.

Nhóm múa bóng rỗi ở huyện Thới Bình, rực rỡ từ trang phục, trang điểm đậm phấn son, đến cảnh trí đầy màu sắc.

Người múa bóng rỗi, ngoài việc nhuần nhuyễn các động tác múa khéo léo, còn phải thuộc lời văn rỗi, hiểu về nhạc cụ và biết cách phối hợp nhịp nhàng giữa lời văn, điệu múa với âm nhạc, tạo nên một tổng thể hài hoà.

Cô bóng Mỹ Loan múa hoa huệ.

Cô bóng Mỹ Loan múa hoa huệ.

Theo cô bóng Mỹ Lộc, múa bóng và hát rỗi (tức hát mời) thường ca tụng nữ thần, do các cô bóng thể hiện. Các động tác múa phần lớn chỉ sử dụng đầu, cổ và trán, như đội mâm, đội bông, nhằm thể hiện sự tôn kính ơn trên. Trang phục múa bóng rỗi rất cầu kỳ, đầy màu sắc, nữ trang và son phấn lộng lẫy như cô đào hát bội.

Cô bóng Mỹ Lộc với phần biểu diễn múa trống.Cô bóng Mỹ Lộc với phần biểu diễn múa trống.

 

Cô bóng Thanh Phong với màn biểu diễn múa lông công.

Cô bóng Thanh Phong với màn biểu diễn múa lông công.

Trải qua hàng trăm năm hình thành, trao truyền và phát triển, nghệ thuật diễn xướng văn hoá dân gian Múa bóng rỗi Nam Bộ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam, vào năm 2016.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Yêu màu áo lính

Từ nhỏ đã mê hình ảnh đẹp về quê hương, Nguyễn Lê Tiến hay cắt những tấm ảnh chụp phong cảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh từ lịch treo tường để dành ngắm nghía. Năm học lớp 10, khi được ba mẹ tặng chiếc điện thoại Samsung Galaxy S3, hành trình chụp ảnh của anh bắt đầu. Cứ tan học, anh lại lang thang loanh quanh trong huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An kiên trì chụp nhiều ảnh sông nước, làng quê... lấy đó làm niềm vui trong cuộc sống, thư giãn.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: "Nhà văn không và không nên viết vì giải thưởng"

Nhận giải thưởng “Văn học Ðông Nam Á xuất sắc nhất năm 2024” do Tạp chí Văn học Ðiền Trì (Trung Quốc) trao với tác phẩm "Những biển", Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư chia sẻ với độc giả ấn phẩm Ðất Mũi của báo Cà Mau về cảm xúc, góc nhìn của bản thân về giải thưởng và về tác phẩm của chính mình.

Khai mạc chương trình Cà Mau Art Tour 2024

Tối nay (18/9), chương trình Cà Mau Art Tour 2024 với chủ đề "Cà Mau - Hành trình xanh sống động" khai mạc và chào đón các văn nghệ sĩ về dự.

Ðiểm nhấn phong trào văn hoá, văn nghệ

Huyện Phú Tân vừa tổ chức thành công Hội thi “Giọng hát hay” năm 2024, thu hút 51 thí sinh tham gia ở 2 thể loại: đơn ca cổ và tân nhạc. Nội dung các bài hát tập trung ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, vẻ đẹp con người Việt Nam, những thành tựu xây dựng kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới...

Tôi vẽ bình yên

Mỗi người có những quan điểm khác nhau về sự bình yên. Với Hoạ sĩ Ngô Thanh Hải, bình yên là khung cảnh quen thuộc xung quanh mình, sau mỗi ngày làm việc về nhà.

Những bài múa độc lập đầy cảm xúc

Theo Biên đạo múa Hoàng Vũ, Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau, múa độc lập có thể gồm một hoặc nhiều người tham gia, theo kịch bản, trong đó có nội dung về câu chuyện nào đó, sử dụng ngôn ngữ múa và âm nhạc để đặc tả cho người xem hiểu rõ về câu chuyện. Ðặc trưng của múa độc lập là cách điệu, tưởng tượng, khái quát và tạo hình...

Đoàn Cải lương Hương Tràm giỗ Tổ ngành sân khấu

Đêm 13 và sáng 14/9 (nhằm ngày 11-12/8 âm lịch), Đoàn Cải lương Hương Tràm tổ chức giỗ Tổ ngành sân khấu. Đây là hoạt động ý nghĩa, quan trọng với người hoạt động nghệ thuật cải lương tỉnh nhà. Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã đến dự và dâng hương Tổ nghiệp.

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.