ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-7-25 14:43:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đọc “Hãy tìm tôi giữa cánh đồng” của Đặng Nguyễn Đông Vy: Luyến nhớ phần ký ức tuổi thơ

Báo Cà Mau Cầm trên tay tác phẩm “Hãy tìm tôi giữ cánh đồng” được tái bản lần thứ 7 của tác giả Đặng Nguyễn Đông Vy, cảm giác thân thương như thể gặp lại người quen của những ngày êm đềm cũ. Cảm giác ấy êm đềm tựa như trong một buổi sáng lạnh được trùm mền trên chiếc giường ấm, nửa thức, nửa ngủ lắng nghe tiếng lá rơi trên thềm nhà; tiếng lửa tí tách từ bếp vọng lên, ngửi được mùi xôi thơm lừng hoặc mùi khoai lang nướng được mẹ hay bà ủ sẵn trên lò…

Cầm trên tay tác phẩm “Hãy tìm tôi giữa cánh đồng” được tái bản lần thứ 7 của tác giả Đặng Nguyễn Đông Vy, cảm giác thân thương như thể gặp lại người quen của những ngày êm đềm cũ. Cảm giác ấy êm đềm tựa như trong một buổi sáng lạnh được trùm mền trên chiếc giường ấm, nửa thức, nửa ngủ lắng nghe tiếng lá rơi trên thềm nhà; tiếng lửa tí tách từ bếp vọng lên, ngửi được mùi xôi thơm lừng hoặc mùi khoai lang nướng được mẹ hay bà ủ sẵn trên lò… Rồi để tâm trí tự do miên man theo những dòng ký ức, những kỷ niệm không đầu, không cuối về gia đình, về tuổi thơ, về thầy cô, gia đình, bè bạn…

Tuy được chia ra thành 2 phần rõ rệt: tản mạn và truyện ngắn, nhưng dường như đối với tác giả Ðặng Nguyễn Ðông Vy, 2 phần đó không tách bạch nhau cho lắm. Người đọc có thể tìm thấy trong truyện ngắn những đoạn mang đậm chất tản mạn và ngược lại, những bài tản mạn mang đậm chất “truyện”. Chẳng hạn như trong tản mạn “Bữa điểm tâm bằng hồ dán” là câu chuyện về một người cha sau khi biết con mình đã “nhăn mày, chun mũi” chứng kiến cảnh gia đình đứa bạn đã ăn món tựa như món mà nhà mình vẫn thường… làm hồ dán. Không lớn tiếng trách mắng, người cha ấy đã lẳng lặng nấu nồi hồ dán y hệt để cả nhà (vốn khá giả) ăn sáng cùng nhau. “Buổi sáng hôm ấy, ba nói với tôi rằng không có gì đủ “kỳ cục” để phân biệt người này với người khác. Rằng trên đời này không có gì đủ “kỳ cục” để con người thấy xa lạ với nhau. Buổi sáng hôm ấy, tôi đã học được rất nhiều từ món “hồ dán”, để rồi lớn lên, khi có dịp đến những vùng đất lạ, tôi có thể thản nhiên ăn những món lạ lùng hơn thế nữa”.

Hay như với “Hãy luôn mở cửa”, chất dẫn chuyện trong từng câu tự sự về căn nhà đơn sơ “nhưng đã che chở cho cả một gia đình, từ khi đứa con đầu lòng của mẹ tôi ra đời cho đến khi đứa con út tốt nghiệp đại học. Nó nhỏ bé chật chội vậy, nhưng luôn mở rộng cửa để chở che cả những mảnh đời nào đó tình cờ ghé ngang”.

Và với “lợi thế” của một người có tuổi thơ gắn liền với mùi khói đốt đồng (Lá cuối năm), với những trưa hè ngồi “ngất nghễu trên lưng chú bò thân thuộc đã no căng, thêm một khúc ca vui nhộn bằng chiếc kèn lá” (Hãy tìm tôi giữa cánh đồng), của những lần được bà tận tay chỉ cho cách gói bánh vừa để ăn trong nhà, vừa làm quà biếu hàng xóm (Những chiếc bánh tét con)… nên những truyện ngắn của Ðặng Nguyễn Ðông Vy cũng vì thế mà chân thật, gần gũi với những xúc cảm nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người đọc.

Những nỗi buồn như thể “nhẹ tênh” mà khiến người đọc ngậm ngùi theo, những niềm vui tưởng chừng như giản đơn mà lại khiến lòng người bồi hồi, xao xuyến như gặp lại mình trong ký ức cũ. Và người đọc chợt hiểu vì sao những người từng trải qua những năm tháng êm đềm ấy thấy buồn, thấy luyến nhớ về những điều của “một thời chưa xa” cứ như dần bị cuốn trôi, xoá nhoà đi trong cuộc sống bộn bề, tấp nập “Tôi thấy buồn vì người ta bỏ quên những khúc đồng dao đâu mất, loại chúng khỏi cuộc sống của trẻ con, xoá chúng khỏi ký ức của người lớn.

Có ai đó đã nói rằng, khi người ta còn nhớ về tuổi thơ, là người ta còn có thể sống đẹp. Trở về với đồng dao, là trái tim ta trở về với niềm hứng khởi nguyên sơ và ngời sáng. Tình yêu cuộc sống bỗng trỗi dậy và được thanh lọc khỏi những bộn bề rác rưởi của bao nhiêu năm tháng bon chen”. (Ký ức đồng dao)

Ừ, là những ký ức đó khiến khi đọc “Hãy tìm tôi giữa cánh đồng”- bất chợt thấy nhớ quê nhà, nhớ lại những người bạn từ thời ấu thơ, nhớ mái trường xưa, nhớ những làn khói bếp lãng đãng trong sương chiều, nhớ dáng mẹ, bóng cha… và nhớ cả một phần ký ức từng như rất quen, quen lắm!./.

Ngọc Lợi

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Bạc Liêu đến thấy yêu, xa thấy nhớ

Chẳng có cảnh sắc hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng như nhiều nơi, vùng đất Bạc Liêu với những “đặc sản” là tính cách mến khách, nghĩa tình, những nét văn hóa không pha lẫn đã nhẹ nhàng gieo vào lòng du khách những tình cảm đặc biệt.

Trang sách mở…

​Thật lòng bây giờ nghe nói đến nhập nhập, tách tách, xuống xuống, lên lên là tôi rất… “oải chè đậu”. Hơn 30 năm theo Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh, tôi đã quá thấm cảnh “lên bờ, xuống ruộng”.

Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng

​“Một gia đình hạnh phúc là khi tất cả các thành viên đều hướng về nhau. Cùng quan tâm, cùng vun vén gìn giữ gia đình”.

Lướt mạng xã hội

Dân mạng Bạc Liêu vừa hân hoan, vừa luyến lưu trước thời khắc về với “mái nhà chung” Cà Mau