ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 7-1-25 22:40:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đón Tết Bính Thân nhớ chuyện làm báo Xuân Bính Thìn

Báo Cà Mau Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, vào mấy tháng cuối năm này, được lãnh đạo tỉnh triển khai, phổ biến, các anh Lê Hữu Nghiêm (Út Rô), Võ An Khánh (Tám Khánh) trao đổi tập trung làm báo Xuân Bính Thìn (năm 1976), thống nhất số báo này mang nội dung 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Với lãnh đạo tỉnh, đây không chỉ thể hiện bằng tinh thần trách nhiệm mà còn chung quan điểm, tình cảm gắn bó một vùng đất tự lâu đời, là tầm nhìn cho việc sáp nhập thành tỉnh lớn vào năm sau…

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, vào mấy tháng cuối năm này, được lãnh đạo tỉnh triển khai, phổ biến, các anh Lê Hữu Nghiêm (Út Rô), Võ An Khánh (Tám Khánh) trao đổi tập trung làm báo Xuân Bính Thìn (năm 1976), thống nhất số báo này mang nội dung 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Với lãnh đạo tỉnh, đây không chỉ thể hiện bằng tinh thần trách nhiệm mà còn chung quan điểm, tình cảm gắn bó một vùng đất tự lâu đời, là tầm nhìn cho việc sáp nhập thành tỉnh lớn vào năm sau…

***

Trong điều kiện vừa tiếp quản thị xã Cà Mau, trước bối cảnh còn bộn bề, ngổn ngang những hàng rào kẽm gai, lô cốt và đầy rẫy vết thương chiến tranh nhiều nơi trong tỉnh…, những người cầm bút, cầm máy làm báo Cà Mau từ chiến khu ra thành, như tốp anh em chúng tôi vẫn thường xuyên tác nghiệp, còn chưa quen cảnh sống phố thị nhà lầu, xe cộ choáng ngợp, ồn ào… Bộ phận Báo Cà Mau lúc này đang tạm đóng tại nhà Xã trưởng Huỳnh trên đường Lâm Thành Mậu, gần góc ngã tư vô chùa Phật Tổ. Tôi được phân công sưu tầm, ghi chép tư liệu để viết 1 bài cho số báo Xuân Bính Thìn và được anh Út Rô gợi ý đề tài quen thuộc, gần gũi, viết về rừng U Minh…

Một số cán bộ Tuyên huấn khu và tỉnh Cà Mau chụp ảnh kỷ niệm tại đê Cơi Năm (năm 1972). Ảnh từ trái sang: Phạm Quang Hiến, Võ An Khánh, Bảy Nguyễn, Nguyễn Bá, Bảy Vân và Bảy Khâu. Ảnh: VÕ AN KHÁNH

Các anh thống nhất thời gian họp thông qua nội dung bài vở cho số báo Xuân Bính Thìn tại Thường trực Ban Tuyên huấn tỉnh, ngôi nhà trên dãy phố bên phường 4, nghiêng phía đối diện với Khách sạn Bồng Lai cũ. Cuộc họp có lãnh đạo Ban Tuyên huấn tỉnh, có các anh: Út Rô, Tám Khánh, Chín Tửng, Nguyễn Thanh Sử, Hà Phương Dũng, Phan Anh Tuấn, Trần Tấn Sĩ, mấy người nữa và tôi. Suốt thời kháng chiến và sau ngày giải phóng đến giờ này vẫn còn thực hiện quy chế ngồi lại thông qua nội dung bài vở của báo chí như vậy. Bài ai viết nấy đọc cho tập thể nghe, nhất là các đồng chí lãnh đạo và các anh phụ trách biên tập sẽ có ý kiến đóng góp cho người viết tiếp thu và hướng sửa chữa hoàn chỉnh… Về lĩnh vực này, các anh còn nhắc thời làm báo kháng chiến, ông Nguyễn Mai là người viết và đọc hay số một, ông đọc thông qua bài viết của ông khiến người nghe hấp dẫn từng câu chữ, khó mà “bắt giò”.

Ông Chín Tửng, bút danh Tạ Việt Hoa, người ở huyện Tư Kháng (Đầm Dơi ngày nay), là cán bộ Tuyên huấn thâm niên, Uỷ viên Ban, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền thuộc Ban Tuyên huấn tỉnh Cà Mau. Ông có khả năng và được mời tham gia viết bài, tư duy đóng góp tốt, mạnh dạn mà chân tình… Mới hôm rồi, tháng 5/1975, thông qua nội dung số báo đặc biệt chào mừng quê hương Cà Mau và miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông góp ý cho bài viết của anh Tám Khánh, cuối lời kèm theo câu nghe thông cảm:

- Tôi thấy sao nói vậy, mong Tám Khánh đừng buồn tôi!

Chúng tôi thuộc lớp thế hệ tham gia kháng chiến chống Mỹ vào thập niên 60 cho đến ngày kết thúc chiến tranh, luôn ái mộ bậc thầy - những người cầm bút nổi tiếng ở Cà Mau và miền Tây Nam Bộ như Nhà văn Lê Vĩnh Hoà, Nhà báo Nguyễn Mai, Nhà thơ Nguyễn Bá… Anh Hà Phương Dũng, thương binh mất cánh tay trái, nhiều năm chuyên nhiệm vụ chép tin đọc chậm ở bộ phận thông tấn, được chuyển sang làm phóng viên Báo Cà Mau lúc từ Giáp Nước chuyển lên Rau Dừa. Chuẩn bị làm báo Xuân Bính Thìn, Ban Biên tập, trực tiếp là anh Út Rô, phân công anh Hà Phương Dũng viết 1 bài và đang có mặt ngồi thông qua tập thể bài viết của mình.

Tôi không nhớ rõ bài viết của anh Hà Phương Dũng đặt dòng chữ tít thế nào, chỉ nhớ đại ý phần diễn đạt cuối bài như hứa với Trung ương mà cảm xúc có câu: “Cà Mau, Bạc Liêu là đứa con út…”. Có lẽ, vì mê và thuộc câu thơ của anh Nguyễn Bá: “Đây miền Tây như đứa con trai út/Vâng lời cha đánh giặc cuối trời…”, cho nên anh Hà Phương Dũng ra ý tưởng, rằng “Cà Mau, Bạc Liêu cũng là đứa con út” của đất nước quê hương.

Khi đọc thông qua xong, có mấy ý kiến xoay quanh bài viết của anh Hà Phương Dũng. Ông Chín Tửng góp ý, theo ông thì không nên gọi Cà Mau, Bạc Liêu là đứa con út. Ông phân tích khá rõ, ai cũng biết Cà Mau, Bạc Liêu là tỉnh lớn, có tiềm năng và thế mạnh về kinh tế như vựa lúa, cá đồng, như rừng vàng, biển bạc…

Riêng bài “U Minh” của tôi, có đoạn: Hẳn không ai quên anh Phương ở Khánh Lâm - người thương binh và cũng là Xã đội trưởng. Lúc giặc đến đóng đồn trong xã cho đến khi chúng tháo chạy, anh cùng đơn vị du kích bố trí và vây đánh hàng trăm trận, diệt và làm bị thương gần một ngàn tên giặc. Có những trận chỉ một mình anh, vừa gài mìn thì giặc càn tới, thiếu dây, anh phải dùng đến cả dây choại để giựt mìn. Và một mình anh, từng bẻ gãy nhiều cuộc càn của giặc… Anh Tân, Xã đội trưởng Biển Bạch, suốt cả tháng ròng bên lực lượng du kích, nằm chiến hào bao vây bọn giặc trên tuyến sông Trẹm. Và vợ anh, người phụ nữ giỏi giang, rất đỗi thương chồng, gom từng trái đạn và bánh trái, cơm nước vượt qua mắt giặc, đem đến cho chồng và đơn vị tận chiến trường…

Các anh nhiệt tình, góp ý bổ sung cho bài viết của tôi nhiều chi tiết làm nổi bật vùng căn cứ kháng chiến với các điển hình như: Tiếng mìn của nữ Anh hùng liệt sĩ Hồ Thị Kỷ nổ ngay sào huyệt giặc ở thị xã Cà Mau cũng chính vì bảo vệ U Minh - bảo vệ căn cứ đầu não cách mạng. Em Nguyễn Văn Hài ở Mũi Tràm dẫn giặc vào bãi mìn của cha gài và toàn thân em biến thành bộc phá, làm cho cả trung đội giặc đền tội cũng chính vì bảo vệ U Minh…

U Minh là chỗ dựa vững chắc của cách mạng tỉnh Cà Mau và cả khu Tây Nam Bộ, là nơi trực tiếp chỉ đạo của Đảng. Từ những ngày đầu Đồng Khởi quét sạch “khu trù mật”, “dinh điền”, “ấp chiến lược” đến cao trào cách mạng tiến công nhổ hàng loạt đồn bót, chi khu và sau cùng góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu! Nơi đây, một công binh xưởng và nhiều công trường - nguồn vũ khí lớn, cung cấp phục vụ chiến đấu khắp các mặt trận… Nguyễn Trung Thành, người kỹ sư “chân đất, rừng xanh” dày công nghiên cứu sáng chế thành công nhiều loại vũ khí giết giặc, trở thành anh hùng thời kháng chiến…

Với U Minh, là nơi vùi chôn bao tham vọng của giặc, cho chúng bài học nhớ đời… Những tên chỉ huy đánh vào U Minh như tướng nguỵ Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Vĩnh Nghi phải bàng hoàng, kinh ngạc vì sự thất bại trong kế hoạch “Bình định lấn chiếm”, “Nhổ cỏ U Minh” của chúng và cả 2 tướng nguỵ này từng suýt mất mạng ở U Minh.

Kết thúc bài “U Minh”, nói thật, tôi cũng bắt chước câu gần như ông Nguyễn Mai từng viết trong một bài nào đó: “Và, trong mọi phong ba bão táp, con người U Minh bất khuất vẫn sừng sững, hiên ngang như dãy rừng U Minh trùng điệp, kiêu hãnh và tự hào!”.

***

Sau giải phóng, Bạc Liêu có những điểm thu hút khách tham quan - hồi ấy chưa có từ du lịch. Đó là phong cảnh nên thơ, đề tài sống động, thôi thúc mấy anh em cầm máy ảnh từ Cà Mau chẳng ngại đường sá xa xôi, đi xe 2 bánh vẫn chở theo những “người đẹp” lên tận Giồng Nhãn Bạc Liêu, Nhà Mát… bố cục cho ra mắt những bức ảnh nghệ thuật thời trắng đen mà hấp dẫn lạ thường và có bức ảnh được đăng trên số báo “Cà Mau - Bạc Liêu” Xuân 1976 này.

Thông qua nội dung bài vở xong, anh Võ An Khánh trực tiếp vẽ chữ măng-sết “Cà Mau - Bạc Liêu” và hình bìa bằng ảnh chụp, trình bày một số hình ảnh tư liệu thời sự, nghệ thuật in ốp-sét 4 trang bìa tại Sài Gòn, 8 trang ruột xếp chữ chì, in Tipô tại Nhà in Trần Ngọc Hy. Sở trường, thế mạnh của anh Tám Khánh là say mê nghệ thuật nhiếp ảnh và trình bày, viết vẽ chữ thật đẹp. Sau giải phóng, lãnh đạo Ban Tuyên huấn tỉnh có đề xuất muốn anh Tám phụ trách báo chí, nhưng vì ngại va chạm nên anh không dám nhận lời. Và người vẽ chữ “Cà Mau - Bạc Liêu” số báo Xuân Bính Thìn, gần 30 năm sau nhắc lại, anh Tám cũng không nhớ nổi chính là anh.

Năm ấy, tôi “ôm” maket và hình ảnh 4 trang bìa báo xuân “Cà Mau - Bạc Liêu” Bính Thìn, ngồi xe Văn phòng Ban Tuyên huấn tỉnh lên Sài Gòn liên hệ in ốp-sét tại một nhà in tư nhân… Tôi còn nhớ, trang bìa 2 có dành 1 ô 2 cột để đăng 4 câu thơ trích trong bài “Từ trái tim em” của tác giả Nguyễn Hải Tùng (tức anh Út Nghệ) ca ngợi nữ Anh hùng Hồ Thị Kỷ… Do maket vẽ chữ viết tay, thay vì chụp phim tốn kém, nên anh em nhà in đưa tôi tờ giấy bóng mờ và cây viết ngòi lá tre chấm mực tàu màu đen, gọi tôi can viết 4 câu thơ này:

“Từ trái tim em bùng tiếng nổ

Cuối trời Tổ quốc lửa dâng cao

Từ trái tim em nung thép đỏ

Chảy vào mạch sống vạn đời sau…”

Vừa viết câu đầu, tôi sơ ý, nên chữ “bùng” lại bỏ thêm dấu “ư” thành ra “bừng”, tôi cũng quên sửa. Cho đến khi báo phát hành và thế là cứ đọc: “Từ trái tim em bừng tiếng nổ…”, thông thường, báo in sai phải đăng đính chính, xin lỗi tác giả và cáo lỗi cùng bạn đọc. Nhưng trường hợp này không nghe ai phản ứng, ngay anh Út Nghệ cũng vui vẻ, không nói gì… Làm thinh chắc là đồng ý, chịu luôn câu thơ “Từ trái tim em bừng tiếng nổ” và cho phổ biến đến ngày nay…

Cuộc đời làm báo, ai cũng có những sai sót không tránh khỏi về chữ nghĩa…. Cũng may lỗi nhỏ, không đáng kể. Sai do bỏ dấu hoá ra hay. Và thật là vui vậy!

Bính Thân 2016 nhớ Bính Thìn 1976, những người cầm bút thời kháng chiến tiếp quản ra thành, bắt tay làm số báo xuân đầu tiên ra mắt bạn đọc 2 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thời gian mãi trôi nhanh chóng, đã tròn 40 năm./.

Nguyễn Minh

Tám Nhanh làm giàu

(CMO) Thực ra gọi ông là Tám Nhanh là theo thứ bên vợ, bà Tám Nhã (Trần Thị Nhã). Ông Tám Nhanh sinh năm 1963, là con duy nhất của Liệt sĩ Võ Văn Năm. Cha ông hy sinh khi bà Nguyễn Thị Dẽ đang mang thai ông.

Nét chấm phá từ bức tranh giảm nghèo

(CMO) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,76%, vượt kế hoạch đề ra, tương đương với 687 hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang từng ngày khởi sắc, bức tranh kinh tế - xã hội huyện nhà có nhiều thay đổi. Năm nay, bà con huyện Ngọc Hiển đón cái Tết ấm no, sung túc hơn.

50 năm - vọng mãi bản anh hùng ca

(CMO) Tết này nữa là tròn 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong khí thế hừng hực của cách mạng miền nam, ngày ấy quân và dân Cà Mau đã thấy hoà bình, thống nhất đang đến thật gần.

Năm mới thắng lợi mới

(CMO) Năm 2017, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh nhà tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đây là nỗ lực lớn, là tiền đề quan trọng để Cà Mau thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của năm bản lề 2018.

Vững tâm bước vào năm mới

(CMO) Là tỉnh cách xa trung tâm chính trị, kinh tế của vùng và cả nước, điều kiện đi lại hết sức khó khăn; là "đứa con út chót" ở nơi cuối cùng Tổ quốc giữ gìn biên cương lãnh thổ nên Cà Mau được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Cho ngày xuân bình yên

(CMO) Không khí xuân đã tràn ngập trên các nẻo đường, người người, nhà nhà nô nức xuống phố hoà vào lễ hội của mùa xuân. Hoà trong dòng người ngược xuôi, tấp nập là hình ảnh các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. họ luôn căng mình, túc trực 24/24, giữ bình yên cho ngày xuân.

Trao nông dân cơ hội làm giàu

(CMO) Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chó "độc nhãn"

(CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Trên dòng kinh Tám Khệnh

(CMO) Dòng kinh Tám Khệnh hôm nay trong tiết trời se se lạnh bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Những chiếc ghe chở cá tươi nối đuôi nhau cập bến. Không cần đợi lệnh phân công của ông chủ, lần lượt nhóm thanh niên khuân vác cá lên bờ, còn nhân công làm thuê thì bắt tay vào công việc thường nhật: phân loại cá, làm cá, phơi cá. Tiếng trò chuyện, tiếng nói cười huyên náo cả một khúc sông.

Động lực giảm nghèo

(CMO) Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo là việc làm không mới đối với huyện Phú Tân và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm. Song, cái mới ở đây là sự phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo phấn đấu tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.