ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 15-11-24 17:33:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đồng hành cùng cư dân ven biển

Báo Cà Mau (CMO) “6 tháng đầu năm, Đồn Biên phòng (ĐBP) Khánh Hội (huyện U Minh) phát hiện, xử lý 2 trường hợp người Trung Quốc không có giấy phép vào khu vực biên giới; phát hiện, xử lý 5 vụ việc liên quan đến tàu thuyền ra vào cửa biển; bắt giữ hơn 320 bao thuốc lá buôn lậu; phối hợp đăng ký, kiểm chứng cho hơn 5.500 lượt phương tiện với hơn 31.500 người…”, thông tin từ Trung tá Lê Thanh Sử, Chính trị viên ĐBP Khánh Hội.

Đồn Biên phòng Khánh Hội quản lý địa bàn xã Khánh Hội với đoạn bờ biển dài 11,7 km. Thực hiện Quy định số 09 (năm 2012) của Tỉnh uỷ Cà Mau và Chỉ thị số 681 (năm 2019) của Ban Thường vụ Đảng uỷ BĐBP, đơn vị đã phân công 3 đảng viên tham gia sinh hoạt tại các chi bộ ấp ven biển, 14 đảng viên phụ trách 42 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Qua đó, xây dựng ngày càng vững chắc “thế trận lòng dân”, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn đóng quân và những vùng lân cận.

Các cán bộ, đảng viên được phân công phụ trách địa bàn đã trực tiếp tổ chức 300 cuộc gặp gỡ, đối thoại với các gia đình, kịp thời nắm bắt hoàn cảnh từng hộ để có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Điều quan trọng nhất là cán bộ, đảng viên được phân công phụ trách đã thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng”, qua đó, người dân nâng cao ý thức, chưa ghi nhận gia đình nào vi phạm pháp luật.

Song song đó, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã tham mưu củng cố 6 chi bộ, 18 tổ chức chính trị, xã hội; bồi dưỡng kết nạp 16 đảng viên; xây dựng 3 tổ tàu thuyền an toàn/25 phương tiện/150 thuyền viên; 59 tổ tự quản ANTT/118 thành viên, trong đó có mô hình ấp không có tội phạm và tệ nạn xã hội. Đồng thời, từ công tác bám trụ, trinh sát địa bàn ĐBP đã nhận hơn 20 nguồn tin báo tố giác về hành vi vi phạm ANTT và TNXH.

Đồn Biên phòng Khánh Hội phát tờ rơi tuyên truyền ngư dân nâng cao kiến thức pháp luật.   

Với phương châm lắng nghe dân nói, trong quá trình công tác cán bộ, chiến sĩ đã giải thích 120 lượt ý kiến của bà con về các chế độ chính sách; tham mưu Đảng uỷ, UBND xã Khánh Hội giải đáp hơn 20 lượt ý kiến khác.

Kết quả bước đầu đã được ghi nhận qua việc có 31/42 hộ được công nhận gia đình văn hoá; 33/42 hộ đăng ký đạt chuẩn gia đình văn hoá trong năm 2020.

Trung tá Lê Thanh Sử cho biết thêm: Đồn đã phối hợp cùng địa phương thăm hỏi và trao tặng 169 phần quà; hỗ trợ 2 học sinh và 1 gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 1.200.000 đồng mỗi tháng. Phối hợp tiêm chủng cho 875 người, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 160 người, trị giá hàng chục triệu đồng. Trong quyết tâm chung tay phòng, chống dịch Covid-19, đơn vị đã phối hợp địa phương vận động may hơn 2.000 khẩu trang; kiểm tra, đo thân nhiệt cho hơn 3.000 lượt người, đồng thời kiểm soát tốt người, phương tiện ra vào hoạt động trên biển. "Đó là những hoạt động thiết thực không thể tính bằng kinh phí”, Trung tá Sử trần tình.

Chiến sĩ ĐBP Khánh Hội phối hợp Hội phụ nữ xã cấp phát khẩu trang cho đồng bào Khmer trên địa bàn phòng, chống dịch Covid-19.
Chiến sĩ ĐBP Khánh Hội giúp dân chằng chống nhà cửa mỗi khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới gần bờ. Ảnh: Lê Khoa

Không chỉ thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác biên phòng, hàng năm đơn vị còn đổi mới phương pháp huấn luyện gắn với mô hình học cụ; xem trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu; tăng cường huấn luyện điều lệnh, thể lực, nghiệp vụ, đảm bảo tốt công tác hậu cần, đáp ứng yêu cầu thường xuyên và đột xuất, sẵn sàng chiến đấu.

Song song đó, đơn vị đảm bảo tự cung, tự cấp 90% rau xanh và các loại thực phẩm, tổng các nguồn tăng gia ước đạt trên 105 triệu đồng.

Để thực hiện ngày càng có hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, đơn vị đã trưng dụng các tàu lớn đánh bắt khai thác biển tại địa phương để thành lập hai đội tàu cứu hộ cứu nạn.

“Với hai đội tàu này, khi ngư dân gặp sự cố trên biển sẽ thông báo cho đơn vị hoặc các phương tiện trong đội tàu để kịp thời đến ứng cứu, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Theo đó, đã thông báo cho trên 7.500 lượt phương tiện/70.000.000 lượt người biết về bão, áp thấp nhiệt đới, huy động 14 phương tiện/61 ngư dân hỗ trợ lai dắt 14 phương tiện bị nạn vào bờ an toàn; sắp xếp 1.232 lượt tàu cá/4.928 thuyền viên khu neo đậu; giúp dân sửa chữa 57 căn nhà; chằng chống 128 căn nhà chống bão", Trung tá Sử cho biết thêm.

“Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ bà con Nhân dân ở địa phương; quán triệt cụ thể công tác trực sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt là quan tâm giúp đỡ những hộ nghèo, gia đình chính sách và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, để tình cảm giữa quân và dân ngày càng bền chặt hơn. Qua đó, góp phần tích cực cùng địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở khu vực biên giới biển”, Trung tá Lê Thanh Sử khẳng định./.

Phong Phú

Chung cư Capital Elite Số 18 Phạm Hùng

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Ðừng để hoang phí đất

Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Vào vụ màu Tết

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2025, ngay từ đầu tháng 11, nông dân trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã tích cực làm đất, ươm hạt, chăm sóc vụ rau màu, đặc biệt tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.

Sản lượng và lợi nhuận của người nuôi tôm phải song hành

Đó là chủ đề chính được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo tham vấn về giải pháp nuôi tôm hiệu quả, vừa được Cục Thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức sáng 31/10.

Thêm thu nhập từ soi ốc bươu vàng

Trên các cánh đồng bồn bồn của bà con huyện U Minh, ốc bươu vàng sinh sản nhanh. Soi ốc bươu vàng ban đêm thời gian gần đây đã tạo thêm thu nhập cho bà con, đồng thời góp phần giảm lượng ốc, bảo vệ cây trồng.