ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-6-25 01:17:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đồng hành cùng nhà nông

Báo Cà Mau (CMO) Những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (QHTND) đã trợ giúp nhiều nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập. Nhờ được vay vốn từ QHTND mà nhiều gia đình khó khăn, thiếu vốn đầu tư phát triển kinh tế đã xây dựng được các mô hình sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập.

Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Thới Bình, hiện toàn huyện có 22 dự án được đầu tư từ nguồn QHTND của Trung ương, tỉnh và huyện, với tổng số tiền giải ngân gần 5 tỷ đồng, cho 277 hộ hội viên vay phát triển kinh tế. Qua nhiều năm triển khai, QHTND trở thành nguồn lực thiết thực, giúp nhà nông, nhất là những nông dân có ý chí làm giàu nhưng thiếu vốn, đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi như nuôi tôm càng xanh - lúa hữu cơ; tôm quảng canh cải tiến; lươn không bùn; cua thương phẩm; trồng màu; gà thương phẩm; dê thịt; cá sấu... Có nguồn vốn, được hỗ trợ về kỹ thuật, nhiều hội viên mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Từ nguồn vốn này, nông dân xây dựng nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập từ 80-200 triệu đồng mỗi năm.

Nuôi cua thương phẩm đem lại hiệu quả cao.

Cụ thể, mô hình xen canh lúa hữu cơ - tôm càng xanh tại xã Tân Bằng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao sau thời gian thực hiện dự án. Hơn 5 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng bình quân khoảng 20 con/kg, năng suất nuôi trung bình 250 kg/ha. Với giá bán từ 115.000-135.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận khoảng 25 triệu đồng/ha, cùng với xen canh lúa hữu cơ đạt từ 4,5-5 tấn/ha.

Ông Đặng Văn Thinh, ấp Kênh 8, xã Tân Bằng, cho biết: “Trước đây nuôi tôm sú bấp bênh, thu hoạch không ổn định, tôi muốn thả thêm tôm càng xen canh lúa nhưng không có vốn. Từ khi được Hội Nông dân hỗ trợ vốn, tôi mạnh dạn mua tôm càng giống về thả, rồi kết hợp vụ lúa nên thu nhập khá hơn so với trước đây, cuộc sống ngày thêm ổn định”.

Tôm càng xanh nuôi trên ruộng lúa được đánh giá phát triển tốt và tăng trọng lượng nhanh hơn so với môi trường nuôi bình thường, lúa lại phát triển tốt, cho năng suất cao, người dân có thu nhập tăng thêm từ 50-70 triệu đồng/ha/năm.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân phát triển kinh tế gia đình và làm giàu chính đáng, Hội Nông dân huyện đầu tư 200 triệu đồng vào dự án nuôi cua thương phẩm tại Ấp 3, xã Trí Phải. Sau 1 năm thực hiện, các hộ tham gia rất phấn khởi với hiệu quả mang lại khá cao, trung bình mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng/thành viên. Nông dân được tham quan thực tế mô hình nuôi cua thương phẩm của một số thành viên trong dự án, được trao đổi quy trình kỹ thuật, như cải tạo vuông, lựa chọn con giống, chăm sóc, cho ăn và thời vụ thả nuôi để bán được giá cao.

Ông Nguyễn Văn Sang, Ấp 1, xã Trí Phải, cho biết: “Tôi cũng thả cua nhưng không có khả năng làm bờ rào nên thả 1.000 con chỉ còn lại 100 con, cua đi hết. Giờ được hỗ trợ 15 triệu đồng mua vật tư rào cua và mua cua giống, cua nuôi đạt đầu con, tôi cho ăn thêm cá phi, nhờ vậy đợt thu hoạch vừa qua lợi nhuận hơn 60 triệu đồng/ha”.

Tôm càng xanh cho thu nhập khá ổn định.

Để QHTND trở thành nguồn lực thiết thực, đồng hành với nhà nông trong phát triển sản xuất, kinh doanh, Hội Nông dân các cấp cần quan tâm kiểm tra, giám sát về sử dụng nguồn vốn, tránh tình trạng đầu tư kém hiệu quả. Tăng cường phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, sản xuất theo hướng hàng hoá, định hướng về thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân. Có như vậy, QHTND mới phát huy hiệu quả, tạo động lực cho nhiều hội viên đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thới Bình Phù Công Triều thông tin: “Các dự án sản xuất hiệu quả chủ yếu ở các mô hình nuôi thuỷ sản, lúa - tôm là chính và nuôi cua thương phẩm, vì phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Người dân ngày càng nắm bắt được kỹ thuật và lịch thời vụ, cộng thêm được hỗ trợ vốn nên mạnh dạn đầu tư nuôi trồng, đời sống ngày càng tốt hơn”.

QHTND là phương tiện, công cụ hữu hiệu để các cấp hội tham gia vào thực hiện quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới./.

Thuỳ Linh

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Vụ mùa nhiều hy vọng

Tranh thủ những cơn mưa đầu mùa đến sớm, nông dân huyện Thới Bình tích cực cải tạo đất và gieo sạ lúa hè thu với hy vọng vụ mùa thắng lợi.

Hướng đi hiệu quả cho người nuôi tôm

Tại huyện Thới Bình, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, giúp người dân tiết kiệm chi phí, từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn thả giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch; không những mang lại năng suất và chất lượng cao mà còn bảo vệ được môi trường cho cộng đồng.

Giải pháp tăng năng suất tôm quảng canh cải tiến

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại Cà Mau, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và nâng cao hiệu quả canh tác. Từ thực tiễn sản xuất và kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, có thể áp dụng tổng hợp một số nhóm giải pháp nhằm tăng năng suất, cải thiện thu nhập và hướng tới phát triển bền vững.

Cái Nước kích hoạt nhiều giải pháp phát triển

Ðể phấn đấu đưa chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2025 tối thiểu ở mức 8%, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cái Nước đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.