ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 7-5-24 03:38:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dự án “Chiếc lá sức khoẻ” (Cà Mau) đạt giải Nhất Cuộc thi Khởi nghiệp Cà Mau 2023

Báo Cà Mau Sáng 26/10, phát biểu bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2023 (CamaUP’23), ông Phan Tấn Thanh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó trưởng ban tổ chức sự kiện, đánh giá: “Sau gần 2 ngày diễn ra, sự kiện thu hút rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị khu vực ĐBSCL tham gia, nhất là sự hưởng ứng nhiệt tình các bạn trẻ trong tỉnh và các trường đại học khu vực. Đây là sự thành công ngoài mong đợi của ban tổ chức. Sự kết hợp với việc tổ chức Hội thi trưng bày và quảng bá sản phẩm, dịch vụ; Triển lãm tranh mỹ thuật và trải nghiệm vẽ tranh màu nước đã tạo nên không khí sôi nổi, góp phần quảng bá hình ảnh con người, vùng đất Cà Mau”.

Tại sự kiện lần này, các diễn giả là các chuyên gia kinh tế đã cung cấp và trao đổi về các cơ chế, chính sách, định hướng,... của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế tuần hoàn, khuyến cáo cho doanh nghiệp tỉnh khởi nghiệp nắm bắt xu hướng, đón đầu chính sách để phát triển doanh nghiệp. Ông Phan Tấn Thanh mong muốn, qua trao đổi, chia sẻ của các chuyên gia, các bạn trẻ  tích cực học tập, chuẩn bị cho mình đầy đủ nhất về kiến thức và kỹ năng, cũng như bản lĩnh, tự tin để khởi nghiệp.

Bà Trương Hà Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau trao hoa cảm ơn các diễn giả, các giám khảo đã góp phần vào thành công của sự kiện.

Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp Cà Mau 2023 đã tổng kết, trao giải cho 6 dự án khởi nghiệp xuất sắc, gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 2 giải Khuyến khích và 1 giải tiềm năng. Ngoài ra, 10 dự án vào vòng chung kết còn nhận Gói cố vấn hỗ trợ Khởi nghiệp (Mentoring) trong 3 tháng từ (11/2023-1/2024) trị giá 30 triệu đồng/dự án từ nhà tài trợ; đồng thời, quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên website iPEC, Fanpage Khởi nghiệp Cà Mau, hỗ trợ bán sản phẩm/dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Cà Mau; cũng như được ưu tiên xem xét tham gia Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau, với giá trị lên đến 100 triệu đồng mỗi dự án.

Ông Phan Tấn Thanh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau và bà Vũ Thị Mai, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Văn hoá Đông Nam Á, Tổng giám đốc Công ty Đồ gỗ Mỹ nghệ Hướng Mai, trao giải Nhất cho nhóm tác giả Dự án “Chiếc lá sức khoẻ” (đơn vị tỉnh Cà Mau).

Ông Triệu Thanh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, trao gói hỗ trợ cho 10 dự án khởi nghiệp lọt vào vòng chung kết, với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/dự án.

Dịp này, Ban tổ chức đã trao 3 loại hình giải cho các tác giả, nhóm tác giả tham gia các hoạt động hưởng ứng chào mừng Sự kiện CamaUP’23 gồm: giải Hội thi Trưng bày và Quảng bá sản phẩm dịch vụ cho 4 đơn vị có gian hàng trưng bày đẹp, hấp dẫn; giải thưởng Cuộc thi Tranh mỹ thuật tỉnh Cà Mau năm 2023 cho 8 tác giả có tác phẩm đẹp, quảng bá hình ảnh về vùng đất, cảnh đẹp, con người, địa điểm du lịch nổi tiếng, các hoạt động lao động sản xuất của tỉnh Cà Mau.

Ông Phan Tấn Thanh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ và Hoạ sĩ Siu Quý, Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh trao giải Nhất Cuộc thi Tranh Mỹ thuật tỉnh Cà Mau năm 2023 cho tác giả Lê Thọ - Cà Mau).

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Giám đốc Sở VVTT&DL tỉnh (bìa phải) và ông Nguyễn Ngọc Thuận- Phó Bí thư thường trực tỉnh đoàn, Chủ tịch hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Cà Mau (bìa trái) trao giải cho 3 đơn vị đạt giải trong Hội Thi Trưng bày và quảng bá sản phẩm, dịch vụ tỉnh Cà Mau năm 2023.

Cũng trong sáng nay, trong khuôn khổ sự kiện, Toạ đàm “Vai trò của Mỹ thuật trong tuyên truyền và quảng bá du lịch” đã được tổ chức.

Các đại biểu đi sâu phân tích những giá trị thiết thực mà mỹ thuật mang lại trong hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch địa phương, từ đó vận dụng vào trong công tác xúc tiến và quảng bá du lịch của tỉnh Cà Mau. Qua những sáng tác mỹ thuật sẽ góp phần định hướng khắc hoạ và lan toả mạnh mẽ hình ảnh quê hương Cà Mau trong lòng khách du lịch một cái nhìn khác biệt, sinh động và thu hút hơn bao giờ hết.

Hồng Nhung – Trầm Nghĩ

Mini game - Mở cánh cửa mới cho ngân hàng

Trong cuộc đua không ngừng để thu hút và giữ chân khách hàng, ngành ngân hàng đã dần chuyển hướng từ các phương pháp truyền thống sang những phương pháp sáng tạo và hiện đại hơn. Một trong những phương pháp đáng chú ý nhất được ngân hàng áp dụng là sử dụng các chiến lược mini game hấp dẫn để kích cầu tiền gửi. Ðiều này không chỉ mang lại phương thức tương tác mới mẻ mà còn giúp tăng cường sự hứng thú của khách hàng và thúc đẩy mối quan hệ với ngân hàng.

Nông dân vùng mặn trúng vụ khóm

Dọc theo các bờ bao vuông tôm của vùng đất ngập mặn, những trái khóm to vươn mình dưới nắng, chuẩn bị cho thu hoạch. Năm nay, bà con nông dân trồng khóm trên địa bàn huyện Ngọc Hiển trúng vụ khóm, nhiều hộ rất phấn khởi.

Phòng bệnh cho vật nuôi mùa nắng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tổng 98.600 con heo, 3,2 triệu con gia cầm. Thời tiết nắng nóng, sức đề kháng của đàn vật nuôi yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh. Chính vì thế, người nuôi cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh cho đàn vật nuôi theo khuyến cáo của ngành chức năng.

Nuôi tôm siêu thâm canh thân thiện môi trường

Nhằm tìm hướng đi mới cho hộ nuôi tôm siêu thâm canh, vừa tiết giảm chi phí, tạo ra sản phẩm sạch, hiệu quả lâu dài, vừa gắn với bảo vệ môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II, Trường Ðại học Cần Thơ nghiên cứu, thực hiện một số dự án nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm siêu thâm canh 3 giai đoạn bằng công nghệ tuần hoàn ít thay nước, an toàn sinh học. Dự án ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài... tạo ra tôm sạch, hiệu quả, tiết giảm chi phí.

Chủ động phòng bệnh cúm gia cầm

Huyện Cái Nước có 6 điểm chợ nông thôn, hơn 20 cơ sở nuôi nhốt, giết mổ gia cầm sống và kinh doanh, mua bán sản phẩm gia cầm. Công tác phòng, chống bệnh cúm A/H5N1 trên gia cầm luôn được ngành chức năng huyện Cái Nước đặc biệt quan tâm, nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bà con tiểu thương các điểm chợ trên địa bàn huyện trong quá trình kinh doanh, mua bán.

Giữ cây bồn bồn xanh tốt trong mùa hạn

Những năm gần đây, do tác động biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan nên khi bước vào mùa khô, nắng hạn gay gắt kéo dài làm cho lượng nước ngọt trong ruộng bồn bồn nhanh chóng khô cạn, dẫn đến cây bồn bồn kém phát triển và không cho thu hoạch. Trước bất lợi của thời tiết, hộ ông Phạm Văn Tới, ấp Ðông Hưng, xã Tân Hưng Ðông, có cách làm sáng tạo ứng phó với hạn hán, tạo điều kiện để cây bồn bồn phát triển và cho thu hoạch ngay trong những tháng mùa khô.

Xây dựng mô hình sản xuất - Chậm nhưng phải chắc

Những năm qua, số lượng hội viên nông dân kết nạp mới ngày càng tăng, nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) các cấp năm sau đều cao hơn năm trước. Thế nhưng, thực tế một số mô hình sản xuất còn mang tính tự phát, chưa có sự liên kết giữa các hộ nông dân với nhau, đầu ra không ổn định, cung lớn hơn cầu, bị thương lái ép giá... Ðó là thực trạng mà phần lớn nông dân trên địa bàn tỉnh đang đối mặt.

Chìa khoá thúc đẩy phát triển nông thôn

Ðể tối ưu hoá quy trình sản xuất và vận chuyển, việc áp dụng mạng lưới logistics (hệ thống tổ chức vận chuyển, giúp dòng chảy sản phẩm đến đúng địa điểm, đúng thời gian và an toàn) ở các vùng nông thôn trở nên cực kỳ quan trọng, mang lại nhiều lợi ích đáng kể và được xem là giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Linh hoạt sản xuất mùa hạn

Trong mùa khô hạn gay gắt như hiện nay, một số hộ tại xã An Xuyên vẫn duy trì canh tác rau màu nhằm cung ứng nông sản cho thị trường.

Chủ động vụ lúa hè thu

Giá lúa gạo vẫn đang ở mức cao. Ngay từ đầu vụ mùa, bà con nông dân phấn khởi tập trung làm đất, chuẩn bị lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu để chủ động gieo sạ vụ lúa hè thu 2024, với hy vọng vụ mùa mới bội thu, được giá. Trong khi đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương tích cực phổ biến rộng rãi lịch thời vụ, cơ cấu giống... cho nông dân.