ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 15:48:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Biển Bạch còn gần 200 hộ thiếu nước sinh hoạt

Báo Cà Mau Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn, mùa khô năm nay, do xuất hiện những đợt mưa trái mùa nên sẽ bớt oi bức, khắc nghiệt hơn năm trước. Tuy nhiên, ở những vùng thường xuyên xảy ra tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt như xã Biển Bạch, huyện Thới Bình thì chuyện phải chắt chiu nước ngọt đã trở thành thói quen của nhiều hộ dân.

Còn nhớ khoảng thời gian này 1 năm trước, xã Biển Bạch là một trong những “điểm nóng” khi người dân nơi đây phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng. Hình ảnh hàng trăm hộ dân phải mang can, thùng chứa nước đến các điểm tiếp tế nước vẫn còn là nỗi ám ảnh trong tâm trí người dân nơi đây.

Ông Lý Văn Cảnh (ấp Thanh Tùng) nhớ lại: “Ðợt hạn năm rồi, 4-5 ngày liền nhà tôi không có nước để tắm. Tôi nhớ như in cảnh chiến sĩ cho nước ngoài đầu kênh, người dân ùn ùn kéo nhau mang can ra chở nước về. Năm nay, mặc dù đã có nước để tắm giặt, nhưng riêng nước uống lại là chuyện nan giải. Thậm chí, nhà tôi phải sử dụng nước đổi từ ghe nước, cho vào tủ lạnh đông đá để uống. Còn nước lọc, 1 tuần nhà tôi đổi từ 4-5 thùng, mỗi thùng có giá 12 ngàn đồng. Cả khu vực này không ai khoan cây nước được, vì làm xong cũng bị nhiễm phèn và mặn”.

Ðợt hạn mặn năm trước, gia đình ông Cảnh cũng như nhiều gia đình khác đã được hỗ trợ 1 thùng chứa dung tích 1.000 lít để dự trữ nước cho mùa khô. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của 4 người trong gia đình, ông Cảnh phải mua thêm 1 thùng 1.000 lít nữa. Mặc dù đã có 2 thùng chứa nước, nhưng sau đợt xài Tết, nước mưa trong cả 2 thùng đã vơi dần. Tại thời điểm này, ông Cảnh phải tận dụng hết tất cả dụng cụ chứa nước. Mỗi lần đổi nước, gia đình phải tốn khoảng 80 ngàn đồng mới đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình trong thời gian ngắn.

Đều đặn mỗi ngày từ 2-3 chuyến anh Trần Văn Đệ phải đi đến kênh 15 (thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang) để lấy nước ngọt về đổi cho bà con trong xóm

Đều đặn mỗi ngày từ 2-3 chuyến anh Trần Văn Đệ phải đi đến kênh 15 (thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang) để lấy nước ngọt về đổi cho bà con trong xóm.

Nhiều năm làm nghề đổi nước ngọt cho bà con trên dòng kênh Ngã Bát, vào thời điểm này, mỗi ngày anh Trần Văn Ðệ (ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch) tất bật chạy ghe lên đầu tuyến Kênh 15 (thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang) để lấy nước ngọt về. “Mỗi ngày đều đặn tôi đi từ 2-3 chuyến để lấy nước, vì là nguồn nước giếng khoan, ngay mạch nước ngọt nên có thể sử dụng để nấu ăn được. Ghe tôi chỉ chứa được từ 13-14 khối nước, nên khi mang về đổi, nhà nào nhu cầu sử dụng nhiều thì sẽ bao nguyên ghe. Ở đây hầu như năm nào cũng vậy, từ trước Tết là người dân đã hết nước mưa xài, phải sử dụng nước đổi, cứ thế kéo dài tới tháng 5, tháng 6. Năm nay, khu này được Nhà nước kéo nước sạch nên bà con đỡ phải đổi nước”, anh Ðệ cho hay.

Theo thống kê, trên địa bàn xã Biển Bạch vẫn còn gần 200 hộ chưa có nước sinh hoạt, trong đó tập trung nhiều nhất tại ấp Thanh Tùng với 106 hộ. Mặc dù hệ thống đường ống nước sinh hoạt đã phủ được khoảng 80% địa bàn xã, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết. Trong đó, một số tuyến bên bờ Tây Sông Trẹm đã được đấu nối ống nước để cung cấp nước ngọt cho người dân, nhưng công suất bơm vẫn còn rất yếu và hay xảy ra sự cố cúp nước. Ðiều này gây khó khăn, vất vả cho các hộ dân trong việc tiếp cận nguồn nước sinh hoạt, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, chăn nuôi.

Ðể có nước sinh hoạt, các hộ dân tại ấp Thanh Tùng phải đổi nước hằng ngày.

Ðể có nước sinh hoạt, các hộ dân tại ấp Thanh Tùng phải đổi nước hằng ngày.

Ông Tô Thanh Văn, Chủ tịch UBND xã Biển Bạch, thông tin: “Xã đang đối mặt với thách thức lớn khi chưa có trạm bơm chính, mà phải phụ thuộc vào nước từ trạm bơm tại xã Tân Bằng. Tuy nhiên, công suất bơm của các trạm bơm này không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân tại ấp Thanh Tùng và đoạn bờ Tây Sông Trẹm. Trước thực trạng này, chúng tôi đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp để các hộ dân tiếp cận nước sạch. Ðặc biệt, tại các tuyến kênh rạch nhỏ lẻ, các khu vực hẻo lánh, địa phương đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm cấp nước để tìm phương án tối ưu, tạo điều kiện cho người dân có nguồn nước sinh hoạt an toàn và ổn định trong thời gian sớm nhất”./.

 

Hữu Nghĩa

 

Cần sớm nâng cấp tải trọng cầu Rạch Ruộng Nhỏ

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đang từng bước chuyển mình nhờ hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện. Những công trình trọng điểm như cầu Sông Ông Ðốc không chỉ kết nối các tuyến đường giao thông, mà còn đóng vai trò động lực trong phát triển kinh tế biển, dịch vụ hậu cần nghề cá lĩnh vực chủ lực của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn những "nút thắt" hạ tầng đang là rào cản trực tiếp cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp.

Ðổi thay ở lung Máng Diệc

Trận thảm sát tại lung Máng Diệc năm 1970 lấy đi sinh mạng 72 người, gồm cả dân thường và quân giải phóng. Ðây là ký ức đau thương khó quên của Nhân dân Ấp 4, xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Sau 50 năm giải phóng, với sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, cùng quyết tâm vượt qua nỗi đau của người dân nơi đây, diện mạo lung Máng Diệc ngày càng khởi sắc.

Ðộng lực từ các nghị quyết chuyên đề

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân đã đi vào chiều sâu và đạt kết quả tích cực. Trong đó, các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề của Huyện uỷ đã trở thành động lực mạnh mẽ cho các phong trào đạt hiệu quả thiết thực, từ đó nâng cao đời sống người dân và tạo chuyển biến bộ mặt nông thôn.

Lan toả tuyến đường cờ Tổ quốc

Về xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, đi dọc theo các tuyến đường nông thôn, dễ dàng bắt gặp những lá cờ Tổ quốc tung bay theo gió. Treo cờ từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hoá, thể hiện tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam, góp phần tô điểm cho bức tranh nông thôn mới (NTM) thêm rực rỡ.

Nền tảng xây dựng nông thôn hiện đại

Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 14/10/2022 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Cà Mau, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Bởi, nghị quyết này không chỉ xác định mục tiêu rõ ràng mà còn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, phát triển kinh tế bền vững và xây dựng diện mạo nông thôn khang trang, hiện đại.

Cà Mau có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 5/5, Văn phòng UBND tỉnh có thông báo về ý kiến kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại cuộc họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã Phú Thuận (huyện Phú Tân); xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình) và xã Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 vào ngày 29/4 vừa qua.

Vốn vay nước sạch - Nâng chất cuộc sống nông thôn

Những năm qua, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau đã giúp hàng ngàn hộ dân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để cải thiện điều kiện sống. Nhờ nguồn vốn này, nhiều gia đình đã xây dựng công trình nước sạch, hệ thống xử lý nước thải và nhà vệ sinh đạt chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.