ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 5-5-25 14:04:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðừng mãi "vạch lá tìm sâu"

Báo Cà Mau Thuở còn thơ, hẳn đứa trẻ nào cũng đều được cha mẹ dạy cho cách “chọn bạn mà chơi”, “tiêu chuẩn” của sự lựa chọn ấy thường dựa vào nếp sống, lối suy nghĩ và cách giáo dục con của từng nhà.

Thuở còn thơ, hẳn đứa trẻ nào cũng đều được cha mẹ dạy cho cách “chọn bạn mà chơi”, “tiêu chuẩn” của sự lựa chọn ấy thường dựa vào nếp sống, lối suy nghĩ và cách giáo dục con của từng nhà.

Có những gia đình có lối suy nghĩ thoáng, quảng giao, họ cho phép con cái được tự do kết bạn và tự phân định xấu - tốt (dĩ nhiên là có sự kèm cặp, định hướng của cha mẹ) để biết thế nào là nên - hư để tự điều chỉnh hành vi, tự tạo nên “hệ miễn dịch” cho bản thân mình chứ cha mẹ không thể bảo bọc, “chọn” bạn thay cho con mãi được. Có gia đình thì lo ngại “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nên chọn cách “cấm” con qua lại với những đứa trẻ hỗn hào, chửi thề. Có phụ huynh thì sợ con “nhiễm” thói lười biếng, ham chơi nên cấm tiệt con cái mình kết bạn với những đứa trẻ... học kém hoặc lưu ban…

Cũng có khi, sự cấm đoán việc con cái kết bạn với ai không phụ thuộc vào chính đứa trẻ và bạn bè của chúng, mà còn vì những nguyên nhân sâu xa hơn, chẳng hạn như sự hiềm khích có sẵn từ trước của những người lớn, hoặc chính lối sống, nếp nghĩ khác biệt của những gia đình. 

Có thể thấy, các “tiêu chuẩn” ấy còn có nhiều điểm cần phải bàn đến, nhưng tựu chung, đó chính là một phần quan trọng trong việc định hình tính cách, lối sống cho những đứa trẻ trong tương lai.

Khi trưởng thành, những người lớn chúng ta ít nhiều đều biết tự đặt ra tiêu chuẩn trong việc “chọn bạn mà chơi”, chọn cho mình lối sống, cách ứng xử, tạo nên người sân si, kẻ trầm lặng, người nhiệt tình, thiện tâm, người khác lại thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm… Và có một thời gian, các nhà xã hội học lên tiếng đánh động về hiện tượng vô cảm của một số người, nhất là những người trẻ thì hiện nay, không hiếm người phải kêu trời trước hiện tượng nhiệt tình thái quá, thậm chí mù quáng trước bất cứ chuyện lớn, chuyện nhỏ gì xảy ra trong xã hội.

 Một đứa trẻ bị bảo mẫu dốc ngược chân, bạo hành ngay trong nhà mình, cha mẹ phát hiện được do lắp camera theo dõi ư? Thế là rần rần phân tích, đưa ra những số liệu, dẫn chứng về tình trạng đáng báo động về nhân cách của bảo mẫu, cách lắp đặt camera bí mật… sao cho tuyệt đối bí mật; mua nhằm một ký khô mực có dấu hiệu dai, nhai như thể nhai kẹo cao su ư? Ca thán về tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đã đến mức báo động và dẫn những đường link để dẫn chứng về điều đó ra sao.

Rồi một người mẫu hoặc diễn viên nào đó lộ ảnh nóng hay những bức hình thể hiện lối sống không lành mạnh ư? Cật lực lên án và “lo lắng” cho những giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội sẽ bị lệch lạc, đạo đức sẽ bị xuống cấp… Hoặc tệ hơn, khi có một bài báo về một chuyến từ thiện của doanh nghiệp hoặc nghệ sĩ, những tấm gương điển hình hay một hành động đẹp mang tính nhân văn nào đó được chia sẻ thì lại nhận không ít những cái bĩu môi, chép miệng, nói theo kiểu: “Chắc lại làm màu đó thôi!” đến mức không hiếm người rơi vào tâm trạng lo lắng, hoang mang, không biết đâu mà lần.

Trong bức thư nổi tiếng “Xin thầy hãy dạy cho con tôi”, một người cha đã viết rằng: “Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm”… Bức thư này vẫn còn vẹn nguyên giá trị đã đi theo cùng năm tháng bởi tính nhân văn, sự rộng mở trong cách nhìn nhận cuộc sống cũng như thái độ lạc quan nhưng cũng đầy thực tế và cái tâm của người viết bức thư ấy.

Trên thực tế, trong một xã hội tràn ngập thông tin từ rất nhiều nguồn chính thống lẫn không chính thống như hiện nay, dù muốn hay không, ta cũng khó lòng đứng ngoài những luồng xoáy của thông tin như thế. Kiểu “bới lông tìm vết”, “vạch lá tìm sâu” thì hẳn nhiên, việc nhìn thấy “sâu”, thấy “vết” chỉ là chuyện sớm muộn. Nhưng cũng rất rõ ràng, nếu quá sa đà vào việc “bới” và “vạch” ấy, ta sẽ khó lòng nhận thấy được đâu đó ngoài kia hoa vẫn nở, chim vẫn hót. Và ta có thể nhận ra xung quanh có biết bao người trẻ lẫn không trẻ vẫn miệt mài lao động, những nghệ sĩ chân chính vẫn mải miết tạo ra những sản phẩm nghệ thuật, những người cha, người chị, người bà… lặng thầm làm những điều tử tế, góp nhặt hạnh phúc, mang đến niềm tin yêu cho mình và cho những người xung quanh.

Trong những con người ấy, họ nhận ra được rằng, nếu nhìn ra được những nghịch lý trong xã hội, những vấn đề bức xúc cần phải giải quyết, thà chọn cho mình những hành động thiết thực, tự thân làm một điều gì đó để giải quyết, hoặc góp phần làm nên những điều tử tế với niềm tin (dẫu nhỏ nhoi) rằng chính thái độ tích cực đó sẽ tạo nên sự khác biệt chứ không phải là gieo rắc thêm nỗi hoài nghi, sự mệt mỏi từ những đường link, thái độ sống đầy năng lượng tối như trên.

Ðành rằng, sâu thì phải bắt, nhưng nếu khi bước vào một khu vườn, ai cũng chỉ xăm xăm tìm mọi cách để bắt sâu, diệt bọ thì e rằng không khéo, khi bắt được sâu thì cây lá trong vườn cũng vì thế mà tả tơi, dập rũ, không thể tiếp tục cho hoa, kết trái nữa. Thế thì có phải tội cho cả khu vườn và tội cho cả người bắt sâu?./.

Ðoàn Ngọc

Bản hùng ca thống nhất

Hoà chung không khí cả nước mừng dấu mốc lịch sử trọng đại: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin các huyện, TP Cà Mau và xã, thị trấn tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca thống nhất”.

Chương trình nghệ thuật "Vang mãi bản hùng ca thống nhất"

Với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca thống nhất”, tối 25/4, tại Khu dân cư Minh Thắng (Phường 9, TP Cà Mau), tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Giao thoa văn hoá 3 dân tộc

Trong quá trình gần 300 năm, đồng bào 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã cùng nhau cộng cư trên mảnh đất Cà Mau với tinh thần đoàn kết, tương trợ cùng nhau phát triển. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, nhưng trải qua cuộc sống xen cư với nhau từ bao đời nay đã tạo nên sự giao thoa, gắn kết hài hoà, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo, đa sắc của xứ sở Cà Mau.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.