ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 12:28:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðưa ba khía Rạch Gốc vào OCOP

Báo Cà Mau (CMO) Nghề muối ba khía Cà Mau nói chung, đặc biệt là ba khía Rạch Gốc đã quá quen thuộc với người dân Cà Mau cũng như cả nước. Vinh dự hơn khi nghề này được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 6/2020. Nghề hình thành đã lâu, nổi tiếng khắp nơi, nhưng sản phẩm chưa đủ chuẩn đưa vào hệ thống siêu thị, những thị trường lớn “khó tính”, nên anh Châu Ngọc Sang, Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc đã dành trọn tâm huyết, ấp ủ ước mơ nâng tầm giá trị sản phẩm ba khía muối đặc trưng của địa phương.

Sinh ra và lớn lên ở Khóm 6, phường Tân Thành, TP Cà Mau, sau khi tốt nghiệp đại học kinh tế năm 2011, anh Châu Ngọc Sang trở về địa phương, được bố trí công tác tại Phòng Nông nghiệp huyện Ngọc Hiển, trong quá trình công tác anh làm thêm nghề tay trái bán ba khía muối.

Mua qua trung gian, cộng chi phí giao hàng, bán không có lãi nhiều, anh Sang đã học hỏi kinh nghiệm muối ba khía của gia đình, người làm nghề muối ba khía đi trước rồi sau đó tự mua ba khía tươi muối bán. Hơn 7 năm gắn bó với công việc chính tại Phòng Nông nghiệp, vừa kinh doanh thêm nghề phụ. Ðến năm 2017, anh Sang quyết định nghỉ việc, tập trung hẳn lĩnh vực kinh doanh trong sự ngỡ ngàng của bạn bè, đồng nghiệp. Ðiều bất ngờ là vợ chồng anh Châu Ngọc Sang đều có bằng đại học trong tay, nhưng cả hai đồng tình rẽ sang hướng kinh doanh, mở vựa thu mua ba khía sống, cùng các loại hải sản khác, bỏ sỉ và lẻ cho các đầu mối trong, ngoài tỉnh. Anh Châu Ngọc Sang với nhiệm vụ thu mua, sơ chế, đến thành phẩm ba khía muối; vợ anh Sang phụ trách các món mắm cá mồng gà, cá sơn, dưa các loại… để tăng thêm nhiều nguồn thu và phong phú sản phẩm cho cơ sở.

Anh Châu Ngọc Sang thực hiện công đoạn muối ba khía.

Anh Sang cho biết: "Ðây là nghề truyền thống quê mình, hình thành trên 30 năm, tuy nhiên nhiều gia đình làm nhỏ lẻ, theo phương pháp thủ công, theo mùa, chưa theo tiêu chuẩn nhất định để nâng tầm chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiêu hộ ngại đầu tư kinh phí cho trang thiết bị, đủ điều kiện đạt chuẩn OCOP. Từ đó, mình ấp ủ ước mơ nâng giá trị sản phẩm nên tập trung công sức hoàn thiện các thủ tục, quyết tâm đưa sản phẩm ba khía Rạch Gốc đạt chuẩn OCOP 3 sao cuối năm nay".

Hiện nay, tại thị trấn Rạch Gốc có trên 30 hộ làm nghề ba khía muối, trong đó có khoảng 6 hộ kinh doanh cố định, có sản phẩm liên tục; các hộ còn lại làm theo thời vụ. Ông Huỳnh Thanh Ðảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, cho biết: “Hiện nay thị trấn đang rà lại số hộ kinh doanh nghề ba khía muối trên địa bàn, tập hợp thành lập HTX ba khía Rạch Gốc, tiến tới xây dựng nhãn hiệu tập thể và đưa ba khía Rạch Gốc (do Châu Ngọc Sang làm chủ thể tham gia) đạt chuẩn sản phẩm OCOP cuối năm nay. Riêng vợ chồng anh Sang, cả hai đều có bằng đại học, trẻ cả về tuổi đời và tuổi trong nghề ba khía nhưng dám nghĩ dám làm, chấp nhận nghỉ việc, quyết tâm đầu tư, đưa sản phẩm ba khía Rạch Gốc vươn xa hơn, điều đó rất đáng trân trọng”.

Căn nhà tường kiên cố, cất theo phong cách hiện đại của đôi vợ chồng trẻ Châu Ngọc Sang khá nổi bật tại khu dân cư Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc. Phía nhà sau, vợ chồng anh thiết kế gian nhà sàn, cặp sông để tiện cho các hộ dân chạy xuồng từ các nhánh sông, ghé bán ba khía, hải sản.

Anh Sang cho biết: “Trước thời điểm dịch bệnh bùng phát, bình quân mỗi năm cơ sở thu mua và xuất bán khoảng 30 tấn ba khía các loại. Nay ảnh hưởng dịch bệnh, hạn chế số lượng xuất bán đi, hiện ngày thường vựa thu mua tầm 100 ký ba khía sống/ngày, vô con nước thì số lượng nhiều hơn. Ðặc biệt, khoảng tháng 7 đến tháng 8 âm lịch vô mùa ba khía hội thì lượng thu mua rất lớn, thời điểm này ba khía cái chiếm 90%, chắc thịt, cũng là thời điểm ba khía ngon nhất trong năm”.

Gắn bó với nghề ba khía muối nhiều năm, anh Sang trăn trở khi hiện nay lượng ba khía thu mua được ngày càng ít, lớn nhỏ bà con đều bắt, dẫn đến nguồn ba khía trong tự nhiên cạn kiệt, giá ba khía nguyên liệu tăng cao… Do đó, cần có giải pháp thiết thực như nhân giống ba khía, hoặc quy định các cơ sở kinh doanh mua bán ba khía đồng loạt không thu mua ba khía vào thời điểm ba khía lột tháng 5 và tháng 10 âm lịch, góp phần bảo vệ nguồn lợi ba khía trong tự nhiên và giúp nghề di sản phi vật thể cấp quốc gia duy trì lâu dài, bền vững./.

 

Loan Phương

 

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Dự án Cảng Hàng không Cà Mau - Ðẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng

“Các đơn vị và UBND TP Cà Mau đang tăng tốc các phần việc nhằm sớm bàn giao hoàn toàn diện tích cho chủ đầu tư thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau, trên quan điểm thu hồi đến đâu bàn giao đến đó”, ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết.

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.