ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 15:38:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Duyên của người “tay ngang” mê ảnh

Báo Cà Mau Có công việc chính ở xưởng in và thiết kế đồ hoạ, năm 2018, Nguyễn Ngọc Cường mua máy ảnh chủ yếu để chụp kỷ niệm cho gia đình, thỉnh thoảng chụp thêm chỉ để giải trí. Tuy nhiên, từ sự tiếp cận tưởng chừng như vô tình này đã dần dần đưa anh đến với niềm đam mê lớn cùng nhiếp ảnh nghệ thuật.

Tác giả Nguyễn Ngọc Cường sinh năm 1982, ở TP Biên Hoà, tỉnh Ðồng Nai. Anh có thời gian sinh hoạt tại Câu lạc bộ Nhiếp ảnh báo chí và nghệ thuật (Hội Nhà báo tỉnh Ðồng Nai); hiện là hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Ðồng Nai.

Chủ đề yêu thích nhất của anh là cuộc sống đời thường. Sắp xếp thời gian, anh đi nhiều, chụp nhiều, trau dồi, học hỏi từ các bậc đàn anh; xông xáo, tích cực sáng tác, phản ánh sinh động cuộc sống quanh mình, sự phát triển, chuyển mình của quê hương và những nơi anh từng đến.

Rất nhiều hình ảnh đẹp anh quảng bá trên mạng xã hội, được sự quan tâm của bạn bè, cộng đồng yêu nhiếp ảnh. Tuy chỉ nhận là người “tay ngang” đam mê ảnh nghệ thuật và cho rằng các giải thưởng đến như một cái duyên, nhưng qua tác phẩm, người xem dễ dàng cảm nhận sự nỗ lực rất lớn của anh trong sáng tác, từ trải nghiệm thực tế đến gửi gắm cảm xúc vào trong từng bức ảnh, những khoảnh khắc dung dị nhưng thấm đẫm tình người, thể hiện tình yêu cuộc sống, chạm được đến trái tim người xem (“Cùng xây tổ ấm”, “Tuổi thơ”, “Bình minh chợ cá”...).

Nói về “Cùng xây tổ ấm”, cũng là tác phẩm tâm đắc nhất, Nguyễn Ngọc Cường cho biết bức ảnh này anh chụp tại một làng dân tộc vùng núi của tỉnh Nghệ An, ghi lại khoảnh khắc một gia đình trẻ cùng nhau sửa sang lại ngôi nhà của họ sau bão lũ.

Tại Cuộc thi ảnh Vẻ đẹp Việt Nam, do Truyền hình Nhân dân tổ chức, tác phẩm “Cùng xây tổ ấm” đoạt giải Nhất cuộc thi đồng hành Marathon tháng 10, chủ đề Gia đình trẻ; cũng trong cuộc thi này, tác phẩm “Nghề truyền thống” của anh đoạt giải Khuyến khích, chủ đề Phụ nữ ngày nay. Ngoài ra, tác phẩm “Phơi cá”, giải Khuyến khích Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Ðông Nam Bộ năm 2020...

Nhiếp ảnh mang lại niềm vui lớn cho anh, giúp giảm căng thẳng và đặc biệt là hiểu biết thêm, khám phá vẻ đẹp và nhiều nét văn hoá đặc trưng của các vùng miền. Tới đây, anh cho biết sẽ tiếp tục sáng tác, tìm tòi để có thêm nhiều tác phẩm đẹp, ấn tượng. Mong muốn gia nhập mái nhà chung VAPA và đã tích luỹ đủ điểm từ năm 2023, anh dự định trong năm 2024 này sẽ hoàn thành hồ sơ xin kết nạp vào hội.

Trên nương chè.

 

Nhộn nhịp vụ hoa Tết.

 

Lễ hội Dinh Cô Long Hải.

 

Tuổi thơ.

 

Phơi lúa.

 

Bình minh chợ cá.

 

Vĩnh Xuân giới thiệu

 

Duyên của người “tay ngang” mê ảnh

Có công việc chính ở xưởng in và thiết kế đồ hoạ, năm 2018, Nguyễn Ngọc Cường mua máy ảnh chủ yếu để chụp kỷ niệm cho gia đình, thỉnh thoảng chụp thêm chỉ để giải trí. Tuy nhiên, từ sự tiếp cận tưởng chừng như vô tình này đã dần dần đưa anh đến với niềm đam mê lớn cùng nhiếp ảnh nghệ thuật.

Hoạ sĩ Ca Lê Thắng - Phác hoạ miền ký ức mùa nước nổi

Trong buổi “Trao đổi nghiệp vụ về Di sản Văn hoá và Kiến thức ngoại giao” tại Trung tâm Ngoại ngữ Bộ Ngoại giao CEFALT, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, vào trung tuần tháng 3 vừa qua, Hoạ sĩ Ca Lê Thắng được mời với vai trò giới thiệu tranh, giao lưu và tương tác với khách mời.

Ðể mỗi ngày sống đáng yêu hơn

Tác giả Phan Ðình Trung sinh năm 1957, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, hiện sinh sống tại TP Quy Nhơn.

Ðưa hình ảnh quê hương ra thế giới

Tác giả Phạm Quốc Hưng (Phạm Hưng) sinh năm 1991, ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Khánh Hoà.

Nhiếp ảnh “dưỡng sinh”

Tuy đến với nhiếp ảnh muộn, nhưng Hoàng Văn Phước có nhiều tác phẩm khá tốt phục vụ công chúng, phản ánh chân thực cuộc sống, ít sắp đặt. Thích mảng ảnh đời thường, anh hay lang thang khắp nơi để ghi lại những cảnh đẹp, những khoảnh khắc ý nghĩa. Anh hay nói đùa nhiếp ảnh mình theo đuổi là nhiếp ảnh “dưỡng sinh”! Bởi không chỉ mang đến nhiều niềm vui, bộ môn nghệ thuật của ánh sáng còn giúp anh vượt qua bệnh tật; khi được xách máy đi sáng tác, anh quên hết mệt mỏi, ghiền luôn tiếng lách tách của máy ảnh. Ngoài ra, nhiếp ảnh còn giúp anh cảm nhận cuộc sống thực hơn.

Cảm xúc Tây Nguyên

Vào nghề chụp ảnh dịch vụ từ năm 1990, cơ duyên đưa Lê Quang Khải tiếp cận nhiếp ảnh nghệ thuật khi Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam mở lớp đào tạo nhiếp ảnh, sáng tác ảnh nghệ thuật ở Tây Nguyên năm 2006 và anh may mắn được tham gia. Với sự dẫn dắt và hướng dẫn nhiệt huyết của các thầy: Ðồng Ðức Thành, Cảnh Dương, Ðào Thọ, Phạm Huỳnh, Chính Hữu... đã khơi dậy đam mê sáng tác trong anh.

Ngắm cảnh sắc quê hương

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Linh Giang (tên thật là Nguyễn Long Giang), sinh năm 1964, tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Thắm đượm tình quê

Nữ Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Tuyết Giao (tên thật là Trịnh Thị Giao) sinh năm 1959, quê thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang; hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang.

Khoảnh khắc lao động

Tác giả Ðỗ Văn Ðông sinh năm 1956, là hội viên Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Bình Ðịnh từ năm 2019, Giám đốc Công ty Cổ phần Ðá Granite Viễn Ðông.

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh có duyên với ảnh bộ

Đến với nhiếp ảnh khá sớm, từ khi còn là sinh viên Ðại học Văn hoá Hà Nội năm 1985, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Hồ Xuân Thành chụp ảnh để mưu sinh và ghi chép tư liệu cho cơ quan là chính. Mãi đến sau này, từ năm 2013, anh mới bắt đầu chơi ảnh nghệ thuật.