ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 22:11:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gắn sản xuất với xây dựng nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) Nâng cao hiệu quả sản xuất trước mắt là giúp bà con nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, từ đó tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt hiệu quả. Mặt khác, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và mức hưởng thụ cũng chính là mục đích chính chương trình xây dựng NTM đặt ra.

Đầu tư phát triển sản xuất là lĩnh vực quan trọng, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu các nguồn đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Tân thời gian qua.

Thúc đẩy sản xuất

Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đến nay, huyện Phú Tân huy động vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, vốn từ các thành phần kinh tế, tín dụng, vốn dân đầu tư cho lĩnh vực sản xuất hơn 284 tỷ đồng, chiếm hơn 20% trong tổng nguồn vốn huy động đầu tư cho xây dựng NTM trong huyện. Trong đó, tập trung cho việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất, chuyển giao khoa học - công nghệ, kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ cây, con giống, hỗ trợ nông dân sản xuất bằng các hình thức, xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất… Từ đó, nhiều mô hình đa cây, con, nuôi trồng thuỷ sản phát huy hiệu quả tích cực. Hiệu quả sản xuất và thu nhập của người dân được nâng lên.

Hệ thống thuỷ lợi khép vùng ở huyện Phú Tân được đầu tư đồng bộ để phục vụ sản xuất.

Trên địa bàn huyện hiện có hơn 2.200 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, trên 17.500 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến và hơn 20.000 ha nuôi tôm quảng canh truyền thống kết hợp đa cây, con. Khâu sản xuất từng bước tiến tới công nghiệp hoá. Toàn huyện có trên 100 ha ao đầm nuôi tôm công nghệ cao, năng suất bình quân hơn 80 tấn/ha. Nuôi tôm là thế mạnh mũi nhọn, làm tăng thu nhập của người dân trong huyện thời gian qua.

Năm 2016, các xã trong huyện Phú Tân có mức thu nhập bình quân đầu người 36 triệu đồng, cơ bản đều đạt tiêu chí NTM về thu nhập. Kết quả này có được từ việc nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế trong sản xuất, nhất là nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất đa cây, con, mở rộng các ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động, khuyến khích đầu tư phát triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ… tạo điều kiện nâng cao thu nhập tổng hợp từ các nguồn cho Nhân dân.

Kế hoạch đến cuối năm 2017, huyện Phú Tân phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân đầu người 37 triệu đồng trở lên, nhằm giữ vững tiêu chí về thu nhập của xã NTM và tiếp tục nâng cao mức hưởng thụ vật chất, tinh thần cho người dân.

Nâng cao đời sống Nhân dân

Cùng với hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, huyện Phú Tân chỉ đạo ngành chuyên môn, các xã làm tốt công tác hỗ trợ nông dân sản xuất. Trước mắt là hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất, các hợp tác xã, tổ hợp tác, tăng cường chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn, nhân rộng mô hình hiệu quả, nhất là những mô hình mới, cách làm hay.

Hiện tại, huyện đang tiến hành củng cố các tổ hợp tác sản xuất, đồng thời, chuyển đổi 7 hợp tác xã sản xuất hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 ở 5 xã trong huyện. Chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản; dịch vụ cung ứng, mua bán thức ăn thuỷ sản; nuôi tôm công nghiệp; du lịch sinh thái… Theo đó, mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Từ đó, từng bước hình thành thói quen, tập quán làm ăn tập thể trong nông dân; gắn kết nông dân theo hình thức mua chung, bán chung nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng giá cả đầu ra.

Để phát huy tiềm năng sản xuất, huyện tăng cường chuyển giao kỹ thuật sản xuất. Từ đầu năm đến nay, ngành chuyên môn phối hợp các xã, thị trấn và đoàn thể tổ chức 36 lớp chuyển giao kỹ thuật sản xuất như: nuôi tôm quảng canh cải tiến ít thay nước, nuôi tôm thâm canh năng suất cao, nuôi cua, cá kèo, chăn nuôi gia súc, gia cầm… để người dân mở rộng hướng sản xuất.

Hiện nay, sản xuất đa cây, con, nuôi tôm công nghiệp giãn vụ, nuôi thưa; nuôi tôm quảng canh cải tiến ít thay nước… là những mô hình hiệu quả đang được nhiều nông dân trong huyện áp dụng hiệu quả.

Từ những giải pháp thiết thực trên, đầu năm 2017 đến nay, huyện Phú Tân tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM gần 20 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm vốn lồng ghép, hỗ trợ từ các chương trình, vốn dân đối ứng và huy động hỗ trợ từ các nguồn khác. Từ cơ sở đó, Phú Tân tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm nâng cao đời sống Nhân dân và xây dựng NTM đạt hiệu quả./.

Quốc Hiệp

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Dự án Cảng Hàng không Cà Mau - Ðẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng

“Các đơn vị và UBND TP Cà Mau đang tăng tốc các phần việc nhằm sớm bàn giao hoàn toàn diện tích cho chủ đầu tư thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau, trên quan điểm thu hồi đến đâu bàn giao đến đó”, ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết.

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.