ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 15:10:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gánh nặng thiên tai - Bài 2: Giao thông mất an toàn

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 4/11 vừa qua, báo cáo từ Văn phòng UBND TP Cà Mau, mực (mức) nước sông Cà Mau từ đầu tháng 10/2020 đến nay đều ở mức báo động, cao trên 1 m. Mức này cao hơn so với mức nước cao nhất cách nay 36 năm (ngày 26/11/1984, mức 0,95 m). Đặc biệt, ngày 22/10/2020, mức nước trên sông ở TP Cà Mau ghi nhận được đến 1,13 m. Đây là mức nước cao nhất được ghi nhận từ trước đến nay.

Chỉ tính riêng 10 tháng qua, nhiều vùng quê Cà Mau phải chịu ảnh hưởng kép của hạn và ngập. Mùa hạn, toàn tỉnh đã xảy ra hơn 1.160 vị trí sụp lún, tổng chiều dài hơn 25,2 km. Thiệt hại ấy chưa khắc phục xong thì mùa mưa nối tiếp, đã có hơn 100 km đường giao thông bong tróc, sụp, bể và ngập chìm trong nước.

Chủ tịch UBND TP Cà Mau Lê Tuấn Hải thông tin: "Hầu hết các tuyến đường và một số tuyến dân cư trên địa bàn nội ô TP Cà Mau ngập chìm trong nước. Do nhiều tuyến đường ngập sâu nên ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, nhiều cửa hàng, quán xá phải đóng cửa; các tuyến đường giao thông trên địa bàn TP Cà Mau xuống cấp nghiêm trọng. Việc sinh hoạt, kinh doanh, mua bán của người dân bị ảnh hưởng".

Tuyến đường Nguyễn Ngọc Sanh, Phường 6, TP Cà Mau ngập và hư hỏng rất nặng. Ảnh: P.Phú

Điểm danh các tuyến giao thông xuống cấp nghiêm trọng ở thành phố không thể không nhắc đến Quốc lộ 63, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ngọc Sanh, Tạ Uyên, Mậu Thân, Trần Quang Diệu, Huỳnh Thúc Kháng, Hải Thượng Lãn Ông… Đến nay, ước tổng thiệt hại khoảng 50,4 tỷ đồng. Và các giải pháp khắc phục hiện chỉ dừng lại ở mức tạm do mực nước chưa hạ, các tuyến đường vẫn oằn mình tải trọng hàng ngàn lượt xe do không có tuyến tránh nên ảnh hưởng lớn đến công tác giặm, vá.

Trong khi đó, ở huyện Trần Văn Thời đã ghi nhận trên 202 km đường giao thông bị ngập và hư hỏng trên 41 km, ước tính kinh phí cần để tu sửa trên 19 tỷ 362 triệu đồng. Chủ tịch UBND huyện U Minh Nguyễn Thanh Toản cho hay: Huyện U Minh ngập hơn 83 tuyến lộ nông thôn với chiều dài hơn 100 km và nhiều sân trường, phòng học, lớp học bị ngập. Một số trường học sinh phải nghỉ học 2 đợt với 6 ngày.

 Nước ngập lâu ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và đời sống người dân ở TP Cà Mau. Ảnh: P. Phú

Như vậy, từ đầu năm đến nay, thiên tai ở địa bàn Cà Mau đã làm chìm 12 tàu cá, 1 sà lan, 11 người mất tích trên biển. Đồng thời, làm sập 166 căn nhà, tốc mái 691 căn; ngập 170 km lộ nông thôn. Đặc biệt, còn gây sạt lở thường xuyên ven biển với chiều dài 105 km (đã xử lý 28,5 km); sụp lún 1.363 vị trí trên nhiều tuyến đường nông thôn với tổng chiều dài 46.087 m và 7 vị trí trên tuyến đê biển Tây với chiều dài 6.075 m...

Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Thanh Triều cho hay: "Hiện nay, ngoài tập trung chỉ đạo cho sản xuất, Sở đang quyết liệt chỉ đạo công tác hộ đê. Đến thời điểm này đang triển khai 9 điểm hộ đê khẩn cấp trên 9 km theo 2 quyết định ban bố tình trạng hộ đê khẩn cấp của Chủ tịch UBND tỉnh tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh". 

Để nhanh chóng khắc phục thiệt hại do ngập, TP Cà Mau cũng đã chỉ đạo xã, phường và Phòng Quản lý đô thị lắp đặt các biển cảnh báo trên các tuyến đường ngập sâu, hư hỏng; bố trí lực lượng hướng dẫn người dân tham gia giao thông. Đồng thời, ngay khi nước rút triển khai ngay việc giặm vá hư hỏng bằng bê-tông, đảm bảo an toàn cơ bản cho người dân tham gia giao thông.

UBND thành phố cũng đã giao Phòng Quản lý đô thị và Ban Quản lý các dự án xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa các tuyến đường hư hỏng nặng khi nước rút. Tổng khái toán ban đầu khoảng 29 tỷ đồng. Đối với các tuyến đường quốc lộ thuộc quyền quản lý của Trung ương, thành phố phối hợp với Đoạn Quản lý đường bộ IV.6 tiến hành khảo sát, xác nhận khối lượng hư hỏng làm cơ sở để cơ quan Trung ương sửa chữa, nâng cấp. Đối với Quốc lộ 1, đường Nguyễn Tất Thành, thành phố đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiến nghị các đơn vị quản lý sớm triển khai việc duy tu, sửa chữa.

Một thông tin khác được Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hồ Hoàn Tất thông tin: Nếu tính tổng các tuyến đường tỉnh và huyện được các địa phương báo cáo về đến nay, tỉnh Cà Mau thiệt hại trên 141 tỷ đồng. Trước mắt, tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông, sở đã chỉ đạo khắc phục bằng cách đổ đá xô bồ, bê-tông đá 1-2.

Trong khi việc tháo nước chống ngập của hệ thống cống hiện có, các trạm bơm của tỉnh, huyện hầu như chưa phát huy hết công năng, hiệu quả trong ứng cứu ngập úng như đã qua thì ở Trần Văn Thời đang le lói niềm hy vọng mới xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân. Đó là việc người dân tự be bờ, tôn tạo, đắp cao từng khuôn nhỏ để chủ động bơm tát nước. Trong đó, ghi nhận xã Khánh Hải có khoảng 3.000 ha và Khánh Hưng hơn 1.000 ha./.

Theo các thông tin và số liệu chuyên ngành phóng viên có được, nguyên nhân “nhấn chìm” đường phố Cà Mau như đang diễn ra là do cao độ nền của các tuyến đường giao thông thấp.
Theo quy hoạch chung của TP Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, cao độ hoàn thiện của tuyến đường giao thông trên địa bàn TP Cà Mau là 1,5 m. Trong khi đó, mức nước đo được đã trên 1,13 m, với cao độ mặt đường này không đảm bảo cho việc thoát nước, gây ra hiện tượng ngập mỗi khi mưa và triều cường là tất yếu.

 

Phong Phú - Nguyễn Phú

Web check phạt nguội Nhanh ChóngNhững điểm Camera phạt nguội ở Cần Thơ mới nhấtĐề xuất xuong in non bao hiem gia re tận gốc Máy rửa xe dây đai chính hãngTham khảo Tiềm năng vô hạn

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.