ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 06:40:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giấc mơ “sổ đỏ”

Báo Cà Mau Ruộng đất chính là sinh mạng của người nông dân. Cách đây 25 năm, dòng người khắp nơi đổ về Lâm trường U Minh 3 (huyện U Minh) để thoả niềm khao khát tìm một miếng đất để sinh kế, cũng là tìm kiếm tương lai cuộc sống của chính mình. Phần lớn họ đều được khoán đất, ít thì 2 ha, nhiều thì 10 ha, trong đó 3 phần làm đất ở và đất sản xuất, còn lại 7 phần trồng rừng. Lâm trường cấp cho mỗi nóc gia cuốn “sổ xanh”, cam kết hợp đồng trong 20 năm là đất của bà con. Khi rừng đến lứa thu hoạch thì chia ra, lâm trường 40%, người dân được 60% (đã tính thuế).

Ruộng đất chính là sinh mạng của người nông dân. Cách đây 25 năm, dòng người khắp nơi đổ về Lâm trường U Minh 3 (huyện U Minh) để thoả niềm khao khát tìm một miếng đất để sinh kế, cũng là tìm kiếm tương lai cuộc sống của chính mình. Phần lớn họ đều được khoán đất, ít thì 2 ha, nhiều thì 10 ha, trong đó 3 phần làm đất ở và đất sản xuất, còn lại 7 phần trồng rừng. Lâm trường cấp cho mỗi nóc gia cuốn “sổ xanh”, cam kết hợp đồng trong 20 năm là đất của bà con. Khi rừng đến lứa thu hoạch thì chia ra, lâm trường 40%, người dân được 60% (đã tính thuế).

Chưa đến thời điểm 20 năm sau, vào năm 2007, Lâm trường U Minh 3 giải thể. Bà con nhận khoán đất cứ băn khoăn hỏi nhau, “rồi đất này Nhà nước tính sao? Lỡ lấy đất lại thì sống bằng gì?”. Các cấp lãnh đạo Cà Mau đã giải toả lo lắng của người dân bằng việc xét cấp “sổ đỏ” với hạn mức 2 ha mỗi hộ. Chủ trương đã có, nhưng giấc mơ “sổ đỏ” của bà con vẫn là hành trình gian nan. Riêng vùng Khánh An, 6 ấp thuộc lâm phần rừng từ ấp 11 đến ấp 16, hàng trăm nông dân vẫn chưa thấy “mặt mũi cuốn sổ đỏ” ra sao.

Sau 25 năm bỏ công sức cải tạo, vùng đất khoán hiện giờ của Khánh An đã tràn trề sức sống. Bà con mong mỏi có được chủ quyền để khai thác hết sức đất, sức người, làm giàu chính đáng.

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh An Nguyễn Trung Kiên thông tin: “Ðối tượng nhận đất khoán thuộc 6 ấp lâm phần của địa phương. Có chủ trương của trên xét cấp quyền sử dụng đất cho bà con, xã đã nhanh chóng hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý cần thiết, xét chọn đúng theo tinh thần chỉ đạo, đến giờ đã cấp được… 3 cuốn “sổ đỏ”. Trong cái ngập ngừng của chính quyền địa phương, anh Kiên thổ lộ: “Ðất của bà con hiện nay, trước đây gần như hoang hoá, phèn trũng. Sau khi nhận khoán từ lâm trường, bà con mấy chục năm bỏ công sức cải tạo mới thành ô, thành khoảnh. Nguyện vọng có được cuốn “sổ đỏ” của người dân hết sức chính đáng, nhưng vẫn còn vướng nhiều chỗ”.

Ông Hai Việt (Bùi Hoàng Việt), Trưởng ấp 12, cho biết: “Khi lâm trường giải thể, ấp này mới có tên. Còn năm 1990, những người về đây nhận đất khoán mới hình thành xóm dọc kênh T15 này với gần 150 hộ”. Theo lời ông Hai Việt, đất đai lúc nhận khoán vẫn còn hoang vu: “Mới đầu về, mỗi nhà cất cái chòi trên bờ kinh ở tạm, nhìn đồng năn “chó ngáp”, gốc tràm lổn nhổn, phèn vàng nước, sậy bịt bùng, ai cũng thở dài”. Mỗi hộ khi đó nhận khoán đất xong phải đào đất để bao khuôn, lên liếp, xổ phèn, moi gốc tràm để lấy “đất thịt” làm ruộng. Nói là hàng mấy héc-ta, nhưng những năm đầu, mỗi hộ ở xóm này chỉ trồng được vài công lúa. Ông Việt nhớ lại: “Lúa thất lắm, mỗi công mấy giạ, nhiều người chịu không nổi bỏ đi, số còn lại vay mượn tùm lum để trụ lại”.

Tình cảnh thêm éo le, bởi những người về nhận đất khoán đều có hoàn cảnh riêng khó khăn, vất vả. Ông Hai Chống (Châu Văn Chống), về đất lâm trường năm 1992, chia sẻ: “Lúc về đây tôi đã có 8 đứa con, kéo nguyên “một đùm” qua đây vì bên quê gốc (Khánh Tiến, U Minh) nghèo quá. Cái kinh T15 này mùa hạn đi bộ qua ngon lành. Củi không có chụm, gạo mấy mùa đầu đâu có mà ăn. Ðào đất quanh năm để cải tạo, một chục năm sau trồng lúa mới có ăn”. Ông nhẩm tính rồi khẳng định: “Chắc cỡ 1/3 số hộ nhận đất khoán chịu không nổi nên đành sang nhượng lại hợp đồng”. Bản thân ông Hai Chống bấy lâu nay cứ mong ngóng cuốn “sổ đỏ”: “Mấy chục năm nay tôi chỉ mong có nhiêu đó…”.

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh An Nguyễn Trung Kiên mong mỏi: “Cần có cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ bà con trong việc làm giấy tờ “sổ đỏ”. Mức phí 30 triệu đồng là quá lớn đối với điều kiện kinh tế của người dân. Rất mong các cấp có thẩm quyền ghi nhận, tìm giải pháp tháo gỡ cho quyền lợi của Nhân dân”.

Ông Bùi Hoàng Việt bức xúc: “Ấp này bà con đâu có khả năng để đóng số tiền 30 triệu. Đóng “tiền tươi” nữa thì bà con chỉ có nước "gởi sổ cho Nhà nước cất giùm". Tôi chỉ mong Nhà nước miễn đi khoản tiền này để bà con có “sổ đỏ” yên tâm lao động sản xuất, sinh sống”.

Theo quy định xét chọn cấp quyền sử dụng đất đã nhận khoán, những đối tượng nhận khoán gốc không sang nhượng, thực hiện tốt chính sách của lâm trường và địa phương sẽ được ưu tiên những đợt đầu. Ở ấp 12 cũng chưa có ai cầm cuốn “sổ đỏ” trên tay, nên thông tin về chuyện này khiến bà con đặc biệt quan tâm. Thông tin từ UBND xã Khánh An, bà con làm “sổ đỏ” các đợt sau (trừ 3 cuốn “sổ đỏ” đầu tiên) phải đóng số tiền 30 triệu đồng/300 m2 đất thổ cư. Quy định là đóng “tiền tươi”, không ký nợ. Nghĩa là có 30 triệu thì mới có “sổ đỏ”. Chuyện này khiến ông Việt ngán ngẩm: “Trời đất ơi, bà con ở đây ai đâu đóng nổi”.

Ông Ba Cẩn (Nguyễn Thành Cẩn) thở dài: “Ở xóm này đã có vài chục cái mả rồi. Ðó là những người không bao giờ thấy cuốn “sổ đỏ” của mình”. Ông Ba Cẩn khi về đây tài sản là 2 chiếc xuồng be mười, 1 chiếc chở tài sản, 1 chiếc chở vợ và 7 đứa con. Ông nói: “Cuốn sổ đỏ là mong mỏi của bà con xứ này, có nó bà con mới yên tâm lao động, sản xuất, không thấp thỏm tính ngày, tính tháng như trước đây. Giờ nói đóng 1 lần 30 triệu, tôi nghe mà rầu quá”. Ông Việt tiếp lời: “25 năm nay bà con mới đủ ăn, đủ mặc, tiền đâu mà đóng vô bây giờ”.

Ghé xóm T15, hầu như chỉ còn “người già, con nít” ở nhà. Bà Hai Chống phân trần: “Ði mần hết rồi, đâu còn đứa nào ở đây nữa”. “Sổ đỏ” chưa có nên đâu cách nào cho lại con cái, nên ấp hầu như không có chuyện “ra riêng”. Thêm nữa, ngày lập xóm, lập ấp, mỗi nhà đều đông con, nay quy định chỉ có mức 2 ha/hộ, đất rừng và phần còn lại chưa biết tính sao khiến người dân rất băn khoăn. Nhìn đâu đâu cũng là mồ hôi, là công sức, rồi con cái lớn lên đành phải cho đi tứ xứ làm ăn. Hồi lâu, ông Trưởng ấp sực nhớ: “Nhiều hộ “sổ xanh” còn trong ngân hàng đó, giờ kêu làm giấy tờ “sổ đỏ” chưa có tiền chuộc ra, hổng biết tính sao. Mà “sổ xanh” ngân hàng cho vay tính giá rẻ bèo”.

Cũng ở trong những ấp lâm phần này, một số bỏ hoang diện tích nhận khoán của gia đình, sinh kế ở nơi khác, khi có chủ trương cấp quyền sử dụng thì quay trở về. Anh Kiên cho biết thêm: “Xã sẽ xét cấp nhiều đợt, bởi người nông dân cần thật sự làm chủ trên mảnh đất của mình, yên tâm sản xuất. Nỗ lực của bà con đã làm cho diện mạo địa phương từng ngày thay đổi. Mong muốn của xã là có cách nào đó giúp đỡ bà con để không phải đóng một khoản phí quá lớn như thế này”. Nói theo lời anh Kiên là “cần xét đến công sức của bà con, nhu cầu thực tế của đời sống người dân vùng này để chính sách cấp “sổ đỏ” thật sự mang lại hiệu quả bền vững, phù hợp với nguyện vọng Nhân dân”.

Vùng lâm phần của Khánh An giờ đất đã thành ô, thành khoảnh, hoa màu, nông phẩm đã sinh lợi để bà con vươn lên khá, giàu. Nhìn những bàn tay chai sạn, cáu phèn của người dân nơi đây với hành trình 25 năm càng thêm cảm phục sức lao động, ý chí của bà con. Giấc mơ “sổ đỏ” vẫn còn đó với bao nỗi mong chờ…

Phóng sự của Phạm Nguyên

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.