ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 02:54:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giải pháp thiết thực để giảm nghèo

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, xã Đất Mới, huyện Năm Căn đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo hình thức liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, phối hợp thực hiện dạy nghề, khuyến khích sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo, giúp họ cải thiện sinh kế, có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xác định công tác xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, trong đó, giảm nghèo đa chiều là tiêu chí được địa phương đặc biệt quan tâm, chú trọng. Xã xác định đây là một tiêu chí khó. Bởi, những hộ nghèo đa phần không có lực lượng lao động và phương tiện sản xuất, nên để thoát nghèo cho những đối tượng này cần sự nỗ lực rất lớn của địa phương.

Ông Trịnh Thanh Thoảng, Phó chủ tịch UBND xã Đất Mới, cho biết: “Xã đã tập trung chỉ đạo phân công cho từng thành viên trong Ban giảm nghèo hướng dẫn giúp đỡ cho hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo. Xã cũng đề ra giải pháp cụ thể cho từng đối tượng. Đối với những hộ nghèo, cận nghèo có lực lượng lao động nhưng không có phương tiện sản xuất, địa phương sẽ huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ phương tiện sản xuất; vận động đi lao động tại những xí nghiệp trên địa bàn cũng như địa bàn khác”.

“Còn với những hộ không có lực lượng lao động, hộ có con nhỏ hoặc già cần được chăm sóc, nhà cửa bị xuống cấp thì địa phương sẽ huy động từ các chương trình dự án của Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, các mạnh thường quân hỗ trợ nhà ở. Đồng thời, địa phương cũng vận động hỗ trợ thêm vốn sản xuất. Những hộ có đất sản xuất ít thì hỗ trợ con giống, hỗ trợ kỹ thuật. Còn những hộ không có đất sản xuất thì hỗ trợ phương tiện như vỏ máy, xe máy để họ kinh doanh, buôn bán. Nhờ vậy, hiện nay trên địa bàn xã có 13 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,7% và 10 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5%”, ông Trịnh Thanh Thoảng thông tin thêm.

Mặt khác, xã cũng kết hợp với các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện của từng ấp, nhân rộng mô hình làm ăn có hiệu quả.

Chị Hồ Thị Nghiệp, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Đất Mới, chia sẻ: “Hiện, địa phương đang phối hợp với cơ sở đan đát Mỹ Phượng (xã Trần Thới, huyện Cái Nước) mở lớp dạy nghề đan đát giỏ xách bằng nhựa cho lực lượng lao động nhàn rỗi. Đây là lớp học rất có ý nghĩa lớn, tạo việc làm cho lao động nông thôn, có thêm nguồn thu nhập ổn định, giúp trang trải chi phí sinh hoạt gia đình. Trước mắt, cơ sở sẽ dạy cho người dân thành thục tay nghề, sau đó nhận hợp đồng gia công xuất khẩu sang Mỹ. Thời gian tới, Hội LHPN xã tiếp tục tham mưu đề xuất mở thêm nhiều lớp học nghề nữa để giải quyết vấn đề lao động nông thôn”.

Lớp dạy nghề đan đát tạo việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi, góp phần cho công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Mất đi cánh tay phải do tai nạn lao động, anh Lê Văn Hùng, ấp Cây Thơ, ngỡ mình sẽ trở thành gánh nặng gia đình do mất đi khả năng lao động. Nhưng với sự quyết tâm, hỗ trợ của địa phương giới thiệu, dạy nghề đan đát, anh mạnh dạn tham gia. Anh Hùng bộc bạch: “Ban đầu tôi nghĩ mình sẽ không làm được nhưng nhờ sự động viên của mọi người, giúp đỡ các kỹ thuật đan đát, giờ tôi đã khá thành thạo nghề, hy vọng, sắp tới sẽ tạo thu nhập gia đình, trang trải cuộc sống”.

Học được nghề đan đát sẽ giúp gia đình anh Lê Văn Hùng tăng thêm thu nhập.

“Bằng những giải pháp thiết thực và hiệu quả, trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục rà soát lại các hộ nghèo, cận nghèo. Trên tinh thần nếu hộ nào nhà chưa được đảm bảo thì xã sẽ tiếp tục hỗ trợ cất nhà. Đối với những hộ có điều kiện thoát nghèo, sẽ tiếp tục hỗ trợ về phương thức làm ăn, tuỳ theo điều kiện của từng hộ, bằng mọi cách giúp họ thoát nghèo. Vận động sức dân, hỗ trợ nhau thoát nghèo. Ngoài ra, trên hết, vẫn là thay đổi căn bản nhận thức trong thoát nghèo của hộ nghèo; khơi dậy ý chí để người dân tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, chủ động sản xuất phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống”, ông Trịnh Thanh Thoảng quyết tâm./.

 

Hưng Thái

 

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Y tế tư nhân nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Những năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành chính sách an sinh quan trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay, trên 90% dân số tại tỉnh đã tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao. Theo đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT tư nhân ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Ðào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Trong năm 2024, mục tiêu được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Đào tạo nghề phù hợp đối tượng

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Cái Nước đã tập trung nhiều giải pháp phù hợp thực tế địa phương. Đặc biệt, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng đào tạo nghề, truyền nghề nông thôn cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, để từ đó giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

Giúp đồng bào tôn giáo hiểu và tham gia chính sách an sinh

Tại Toà thánh Ngọc Sắc, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, các vị chức sắc, chức việc vừa được tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Hoạt động này nằm trong chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, giai đoạn 2024-2025 giữa 2 đơn vị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh và BHXH tỉnh.