ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 08:12:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giảm nghèo bền vững từ những "cú huých" - Bài 2: Những quyết sách nhân văn

Báo Cà Mau Ðáp ứng nhu cầu thực tiễn, với phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau", thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan trọng, tạo điều kiện cho những nhóm đối tượng yếu thế, các vùng có điều kiện khó khăn cải thiện chất lượng cuộc sống. Những quyết sách ấy góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” là phát triển kinh tế và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại nhiều địa phương.

Quyết định số 861/QÐ-TTg, ngày 4/6/2021, của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 861) về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Nghị định số 81/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là 2 quyết sách quan trọng, góp phần giảm bớt gánh nặng cho hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Ngăn dòng bỏ học

Nghị định số 81/2021 gỡ đi gánh nặng tài chính đối với nhiều phụ huynh học sinh và đảm bảo an sinh xã hội. Ðiều này mang đến sự phấn khởi, giảm bớt một phần gánh nặng đối với người dân, nhất là những hộ có thu nhập thấp, người lâm vào hoàn cảnh khó khăn sau 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Anh Liêu Tấn Ðạt, Ấp 9, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, không giấu được niềm vui khi các con anh được hỗ trợ chi phí học tập. Qua đại dịch Covid-19, hoàn cảnh gia đình vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Nhờ sự quan tâm của nhà trường và chính quyền địa phương hỗ trợ phần nào chi phí học tập, sách vở... nên 2 con anh (đứa học lớp 3, đứa lớp 5) được tiếp tục đến trường.

Từ nguồn hỗ trợ chi phí học tập, bé Nguyệt và bé Vi, con anh Ðạt, được tiếp tục cắp sách đến trường.

Huyện Ðầm Dơi là địa phương có đông học sinh được hỗ trợ học phí và chi phí học tập nhất của tỉnh. Ông Trần Thanh Văn, Phó phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) huyện Ðầm Dơi, chia sẻ: “Năm học 2023-2024, trên địa bàn huyện có rất nhiều học sinh được hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giảm gánh nặng cho những hộ gia đình khó khăn”.

Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GD&ÐT, cho biết: “Ngoài Nghị định 81/2021, Sở GD&ÐT còn triển khai thực hiện Chương trình "Sóng và máy tính cho em", đã vận động từ các tổ chức, cá nhân trao cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn 386 laptop, 4.085 máy tính bảng, với tổng kinh phí 16 tỷ 230 triệu đồng. Ðồng thời, còn tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi có điều kiện học tập; một số đơn vị đã vận động hỗ trợ học bổng, tặng sách giáo khoa, xe đạp, dụng cụ học tập... cho các em".

Tri thức là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của đất nước. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều hoàn cảnh vì khó khăn không thể tiếp cận tri thức, từ đó không thể thực hiện các mục tiêu quan trọng trong cuộc sống, nghèo khó đeo bám. Chính vì thế, Nghị định số 81/2021 ra đời đã khơi thông dòng chảy giảm nghèo, tạo điều kiện để mọi đối tượng tiếp cận tri thức từ một nền giáo dục chuyên nghiệp và hiện đại.

Trợ lực cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc

Theo Quyết định 861, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 5 xã thuộc khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) và 43 ấp, khóm khó khăn nằm ngoài khu vực III. Có thể khẳng định, sự xuất hiện và những hậu quả mà đại dịch Covid-19 để lại đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, hàng ngàn công nhân mất việc làm. Ðiều này đồng nghĩa với việc số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn sụt giảm. Ðặc biệt là các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Từ khi được cấp  BHYT, bà Linh có điều kiện khám và điều trị bệnh.

Theo Quyết định 861, những hộ thuộc khu vực III và những ấp, khóm khó khăn được hỗ trợ 100% BHYT. Huyện U Minh là đơn vị có tới 3 xã đặc biệt khó khăn, từ đó có thể thấy lý do vì sao huyện U Minh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của tỉnh. Ðơn cử như xã Nguyễn Phích, xã có diện tích rộng, với 20 ấp, trong đó có 4 ấp thuộc ấp đặc biệt khó khăn.

Từ những chính sách phù hợp với thực tiễn, các địa phương đã triển khai mang lại hiệu quả đáng trân trọng. Năm 2021, rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, xã Nguyễn Phích có 779/4.850 hộ nghèo; năm 2022 giảm còn 651 hộ nghèo, 80 hộ cận nghèo; năm 2023, số hộ nghèo còn 414 hộ, 65 hộ cận nghèo. Dự kiến trong năm 2023 sẽ giảm 237 hộ nghèo. Thời điểm hiện tại, toàn xã có 13.733 người dân được cấp thẻ BHYT. Ðây là chính sách có ý nghĩa quan trọng, giúp người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng, góp phần bảo đảm công bằng, hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Ông Huỳnh Công Thiệu, Trưởng phòng Chính sách, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, cho rằng: “Những chính sách kịp thời này thể hiện rõ sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, là trợ lực cho đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện vươn lên thoát nghèo”.

Bà Nguyễn Thu Tư, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đánh giá: “Nhìn từ thực tiễn, đa số hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc nghèo là do thiếu tư liệu sản xuất hay ít đất sản xuất, thiếu vốn... Bằng nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có việc ban hành kịp thời những chính sách nhân văn, thiết thực, hướng tới đối tượng khó khăn, yếu thế..., đời sống người dân trong toàn tỉnh ngày càng được nâng lên”.


Theo số lệu thống kê của Sở GD&ÐT, học kỳ I năm học 2023-2024, Cà Mau miễn học phí 1.030 học sinh; giảm học phí 50% cho 295 học sinh, giảm 70% học phí cho 62 em; hỗ trợ chi phí học tập cho 3.657 em. Tổng kinh phí ngân sách cấp bù học kỳ I số tiền 2 tỷ 423 triệu 904 ngàn đồng.


 

Kim Cương - Lam Khánh - Văn Ðum

Bài cuối: Hiện thực hoá từ cách làm

 

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

Cách nay 50 năm, trong khi các địa phương trong cả nước đang bắt tay kiến thiết quê hương sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Nhân dân Ba Chúc lại mang thêm trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm, với nền tảng ban đầu: đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương. Trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.