ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 15:28:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giảm nghèo nhìn từ đa chiều - Bài 2: Mong manh ranh giới thoát nghèo - tái nghèo

Báo Cà Mau (CMO) Từ gần 10% tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2016, chỉ sau 5 năm, con số đó đã giảm chỉ còn 1,75%. Tốc độ giảm nghèo của tỉnh được ngành chức năng đánh giá là khá nhanh và hiệu quả. Qua đó cho thấy, đời sống người dân không ngừng nâng cao, một bộ phận hộ nghèo, cận nghèo đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Nhưng một vấn đề cần nhìn nhận là trong quá trình thực hiện công tác này vẫn còn nhiều vướng mắc và ranh giới giữa thoát nghèo - tái nghèo của một bộ phận hộ nghèo, cận nghèo còn rất mong manh.

Huyện Đầm Dơi được biết đến với địa bàn rộng lớn, nhiều tuyến kênh, lung, rạch, dân cư sinh sống thưa thớt và thiếu điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội. Phải thuê vỏ máy mới vào được tuyến lung Mật Cật, nằm trên địa bàn ấp Bào Giá, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi. Tuyến lung dài chừng 3 km, với khoảng 58 hộ sinh sống, nhà cửa thưa thớt, xiêu vẹo giữa bao la dừa nước, cây đước, cây mắm, xa xa thấp thoáng vài ngôi nhà kiên cố. Nhưng khi hỏi, Bí thư Chi bộ ấp cho biết trên tuyến này chỉ có 5 hộ nghèo.

Thiếu điều kiện tiếp cận dịch vụ xã hội

Căn nhà đầu tiên chúng tôi ghé thăm là của bà Phạm Thị Thuý, nằm cạnh bờ sông. Ở chốn heo hút này, bà Thuý cũng như người dân nơi đây chủ yếu đi lại bằng đường thuỷ, điện sinh hoạt vẫn còn phải chia hơi. Gia đình bà Thuý là hộ nghèo đã 7 năm và vừa thoát nghèo được năm nay. 2 con của bà đã có gia đình nhưng vì cuộc sống quá khó khăn, đành gửi lại 2 đứa cháu (10 tuổi và 4 tuổi) để vợ chồng bà nuôi dưỡng. Thu nhập gia đình bà chủ yếu dựa vào người chồng đi làm thuê ở các đầm tôm công nghiệp. 2 năm qua, do dịch Covid 19, cuộc sống khó khăn nên gia đình đang xin chính quyền địa phương cho tái nghèo.

Bà Thuý bộc bạch: “Ở đây còn khó khăn lắm, mấy đứa nhỏ đi học bằng đò, 1 tháng tiêu tốn gần 300.000 đồng. Tiền điện chia hơi mỗi tháng mấy trăm ngàn đồng. Trong khi đó, nhà không có đất sản xuất, chỉ được cái nền nhà, thu nhập lại bấp bênh, chỉ chờ tiền công hàng ngày từ chồng năm nay đã ngoài 50 tuổi".

Ấp Bào Giá trước hơn 520 hộ dân sinh sống, hiện còn khoảng 300 hộ, số còn lại bỏ đi làm ăn xa. Trong đó tuyến lung Mật Cật, điện, đường, trường trạm hầu như không có, hầu hết các hộ không có đất sản xuất phải sống nhờ vào làm thuê, bấp bênh. Thực tế cho thấy, có những người cuộc sống còn khó khăn nhưng nằm trong diện thoát nghèo, bởi so với những tiêu chí chấm điểm thì họ đều đạt điểm số.

Tuyến lung Mật Cật, thuộc ấp Bào Giá, xã Trần Phán chưa có điện, đường, cuộc sống người dân còn nhiều thiếu thốn, vất vả.

Cũng trên tuyến kênh này, chúng tôi ghé thăm nhà bà Trần Thị Phỉ, 2 vợ chồng đã gần 60 tuổi và đang nuôi đứa con tật nguyền. Gia đình không đất sản xuất, chỉ có nền nhà. Cuộc sống hàng ngày dựa vào đặt rập cua, đặt lú trên sông. Nguồn thu nhập đó chỉ đủ nuôi sống 3 miệng ăn và chi trả tiền điện chia hơi. Tằn tiện trong sử dụng điện nhưng mỗi tháng, vợ chồng bà Phỉ phải trả 300.000 đồng. Bà Trần Thị Phỉ vừa vá víu mấy chỗ cua kẹp rách, vừa trầm ngâm khi nghe hỏi có muốn thoát nghèo không? Bà lắc đầu buồn: "Có cơ sở gì đâu mà thoát nghèo".

Đi sâu vào tuyến kênh, trong ngôi nhà lá đơn sơ, thấy có khách, chị Nguyễn Thị Loan ẵm con trai nhỏ ra xem. Chị Loan nói: "Chồng tôi đi làm cho bãi vật liệu xây dựng ở thị trấn Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi), tôi ở nhà nuôi 2 con. Đứa lớn 11 tuổi rồi nhưng học tới lớp 3 thì cho nghỉ học vì không người đưa đón”. Với lý do quẩn quanh, không đất sản xuất, chỉ có 1 chiếc vỏ máy cho chồng đi làm, không đò đưa rước… nên chị Loan không tìm ra được cách gì cho gia đình mình thoát nghèo và chấp nhận nghèo, con thất học...

Xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi hiện tại còn 86 hộ nghèo theo tiêu chí mới, với 2,68% (trong đó có 20 hộ thoát nghèo năm 2021 rớt lại). Trong giai đoạn 2016-2020 đã thoát trên 300 hộ nghèo, có những năm thoát đến 112 hộ nghèo. Riêng năm qua, dù tình hình dịch bệnh khó khăn nhưng chính quyền xã đã thoát 30 hộ nghèo (theo tiêu chí cũ). Và hầu như năm nào cũng đạt chỉ tiêu giao.

Chia sẻ về giải pháp thoát nghèo, ông Nguyễn Hoàng Mơ, Phó chủ tịch UBND xã Trần Phán, cho biết: “Trước khi thoát nghèo, địa phương có khảo sát, rà soát, cho vay vốn, xây dựng mô hình chăn nuôi heo, gà, vịt. Vận động mạnh thường quân hỗ trợ nhà”. Song, cũng theo ông Mơ thì 2 năm qua, do ảnh hưởng dịch bệnh nên các mô hình không mấy hiệu quả.

“Trên bình diện chung của tỉnh Cà Mau về tỷ lệ nghèo, huyện Đầm Dơi là huyện có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao so với mặt bằng chung của tỉnh. Do nhiều yếu tố khách quan và điều kiện thổ nhưỡng và một phần do ý thức chủ quan của một số hộ dân chưa chủ động vươn lên thoát nghèo, từ đó tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định”, ông Phạm Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, trần tình.

Dễ tái nghèo khi gặp biến cố

Xã Khánh Thuận, huyện U Minh từng là “túi nghèo” của huyện, nhưng đến cuối năm 2021, toàn xã chỉ còn 79 hộ nghèo, với hơn 2,6%. Theo chuẩn nghèo mới rà soát năm 2022, hiện xã tăng lên 395 hộ nghèo. Dù chính quyền địa phương đã bằng mọi giải pháp hỗ trợ thoát nghèo, nhưng một bộ phận người dân vẫn còn khó khăn, khiến công tác giảm nghèo của xã gặp khó.

Người dân “xóm than” thuộc Ấp 1, xã Khánh Thuận, huyện U Minh cật lực mưu sinh, nhưng đời sống vẫn bấp bênh.

Thuộc khu vực Ấp 1, xã Khánh Thuận, có khoảng 10 người làm nghề hầm than tràm đã mấy chục năm qua. Anh Mai Anh Văn (quê xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước) về đây lập nghiệp mười mấy năm thì đã có 10 năm thuộc diện hộ nghèo. Không đất sản xuất, không nghề nghiệp trong tay, chỉ có mỗi cái nền nhà của ba vợ để lại. 4 đứa con của anh, đứa lớn chưa đầy 16 tuổi, học tới lớp 4 phải nghỉ đi Bình Dương tìm việc làm.

Không có nghề, anh Văn cùng người bà con trong xóm mua củi đọt hầm than tràm. Trung bình 5 ngày làm liên tục mới được 1 mẻ than, mỗi bao bán được 50.000-60.000 đồng (bán lái 45.000 đồng/bao). Trừ hết chi phí anh thu về khoảng 300.000-400.000 đồng/mẻ. Một tháng cao lắm anh làm chừng 3 mẻ nên thiếu trước hụt sau.

Có thu nhập, gia đình anh cũng thoát nghèo được 2 năm, nay phải tái nghèo. Anh cho biết, gia đình đã vay vốn 2 đợt để nuôi heo rồi nuôi vịt. Đợt nuôi heo thì dịch bệnh chết hết mấy chục con. Còn nuôi vịt cũng đạt lắm, chịu khó cho ăn cây chuối, cám, trấu nên phát triển tốt, nhưng vịt rớt giá, cuối cùng cũng bị lỗ. Giờ còn thiếu nợ Nhà nước 27 triệu đồng, mỗi tháng làm cố gắng đóng lãi chứ không trả nổi vốn.

Ông Phạm Quốc Thiện, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, cho biết: “Theo chuẩn mới, toàn xã hiện có 395 hộ nghèo, với tỷ lệ trên 10%. Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên đời sống người dân gặp không ít khó khăn, gần 600 lao động ngoài tỉnh về lại địa phương. Một số hộ dân không có tư liệu sản xuất, chủ yếu làm thuê nên khó thoát nghèo. Một số hộ trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nước”.

Điều băn khoăn lớn nhất của chúng tôi chính là tương lai những đứa trẻ của những gia đình thuộc diện nghèo, khó khăn này. Con trai lớn của chị Loan 11 tuổi nhưng thân hình gầy gò, đen nhẻm, vậy mà đã bắt đầu với công việc mò sò mưu sinh hay con của anh Văn cũng sớm rời xa con chữ bôn ba lao động ngoài tỉnh. Khi không có con chữ đỡ đầu thì mai này cuộc sống của các em có thoát khỏi vòng nghèo khổ - thất học, hộ nghèo - thoát nghèo lại tái nghèo./.

 

Minh Long

BÀI CUỐI: GIẢI PHÁP BỀN VỮNG

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.