ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 02:04:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giảm nghèo từ tri thức | Bài cuối: Giá trị của tri thức

Báo Cà Mau (CMO) Xin nhắc đến câu nói nổi tiếng truyền cảm hứng của V.I.Lenin: “Học, học nữa, học mãi” để nhấn mạnh chân lý của học tập. Thực tế, những năm qua, phong trào học tập suốt đời được đẩy mạnh trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở khắp Cà Mau.

Từ các mô hình học tập đã tác động tích cực trong đời sống Nhân dân; giúp người dân thoát nghèo, vươn lên khá giả, làm giàu chính đáng nhờ được trang bị tri thức mới, được học thêm nghề, có việc làm ổn định. Học tập còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện mục tiêu xoá mù chữ, phổ cập giáo dục; giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hơn hết, học tập còn kiến tạo những thế hệ tiếp nối giàu khát vọng, có đủ bản lĩnh tri thức và giàu có về tâm hồn để cống hiến cho xã hội.

/uploads/Video/News/2022/10/19/181222CDN-1.mp4

Ươm mầm khát vọng

Dự án khởi nghiệp “Phát triển nghề đan, móc và thêu các sản phẩm thủ công từ sợi dệt, cotton, len, milk…” của nhóm nữ giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau cho thấy sức mạnh của tri thức. Nhóm trưởng Sử Huỳnh Anh (du học sinh Ðức, Thạc sĩ Kinh tế và Tài chính) cho biết: “Dự án là quá trình nỗ lực rất lớn của 4 chị em. Dù mỗi người được đào tạo ở lĩnh vực khác nhau, nhưng cùng chung trăn trở là làm sao vận dụng kiến thức, sở trường của mình để khởi nghiệp giúp mình và giúp mọi người”.

Với 2 thạc sĩ, 2 cử nhân, nhóm đã xây dựng đề án khởi nghiệp kỳ công, bài bản, mục tiêu rõ ràng là “phát triển nghề thủ công đan, móc, thêu truyền thống, góp phần phát triển các làng nghề thủ công mang đậm nét văn hoá truyền thống, phù hợp với xu hướng hiện đại. Góp phần đào tạo nghề cho lao động nhàn rỗi, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cà Mau đến mọi miền Tổ quốc và cả bạn bè quốc tế”. Hiện nay, nhóm đang tham gia cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cà Mau 2022”, nếu thành công thì nhóm sẽ có điều kiện tiến xa hơn. Trước mắt, hiện nay nhóm thực hiện và bán sản phẩm đến khách hàng có nhu cầu ở trong nước và cả ở Mỹ, Canada, Úc, Thái Lan, Ðài Loan…

“Có kiến thức, có việc làm là tương lai của thoát nghèo bền vững. Không có giáo dục và đào tạo, học tập và tri thức, cơ hội việc làm càng trở nên khó khăn, thiếu bền vững, tác động trực tiếp, sâu sắc đến chất lượng nguồn nhân lực của địa phương”, bà Nguyễn Thu Tư, Phó giám đốc Sở LÐ-TB&XH Cà Mau, nhấn mạnh. Giai đoạn 2022-2025, chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng những tiêu chí, quy định ở cấp độ, mức độ cao hơn so với chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, trong đó có tiêu chí về việc làm.

“Ðây là tiêu chí đầu tiên về dịch vụ xã hội cơ bản, vì thực chất khi 1 hộ gia đình có ít nhất 1 người có việc làm bền vững, có thu nhập tốt thì cơ hội thoát nghèo cũng cao hơn”, bà Thu Tư lý giải. Chính vì thế, phấn đấu hộ nghèo có ít nhất 1 người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, ổn định, có thu nhập tốt, hướng tới việc làm bền vững giúp hộ đó thoát nghèo là một trong những chủ trương thiết thực cần phát huy và đẩy mạnh hơn nữa trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Có kiến thức, có việc làm là tương lai của thoát nghèo bền vững. (Ảnh chụp tại Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau).

Thực tế, cái nghèo tương quan trực tiếp với trình độ, năng lực nhận thức của mỗi người. Do đó, kỹ năng và khả năng làm việc, khả năng tự học, học tập suốt đời có vai trò trực tiếp, quan trọng đối với việc giảm nghèo. Học tập, tri thức không chỉ trên ghế nhà trường, cũng không phải bằng cấp, mà cái chính là xây dựng nội lực, mở ra những lựa chọn tối ưu cho các cá nhân và hộ gia đình thoát nghèo một cách bền vững.

Một trong những giải pháp cho thấy tính khả thi cao, được xã hội đồng thuận của ngành giáo dục là công tác phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh ngay từ cấp tiểu học, tập trung ở cấp THCS nhằm phát triển giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và giảm tải tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Công tác này cũng là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Ông Trần Thanh Văn, Phó trưởng phòng GD&ÐT huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Hàng năm, phòng chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch phân luồng, tư vấn hướng nghiệp theo hình thức lồng ghép các tiết học chính khoá và ngoại khoá. Theo thống kê năm học 2021-2022, tỷ lệ phân luồng đạt gần 5%, số học sinh theo học nghề khoảng 500 em. Mặc dù con số chưa cao nhưng đã thấy sự chuyển biến tích cực và hiệu quả của đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp. Ngoài ra, để giảm bớt nguy cơ bỏ học, vai trò của khuyến học, khuyến tài rất quan trọng”.

Ông Trương Thanh Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau, thông tin: “Trường phối hợp phòng GD&ÐT các huyện, thành phố đến trực tiếp các trường THCS, THPT để tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp ngành nghề để các em hiểu rõ hơn về nhu cầu lao động của xã hội. Nhờ đó, tỷ lệ tuyển sinh vào trường đạt khoảng 40% là học sinh sau tốt nghiệp THCS, tỷ lệ tăng theo từng năm; công tác tuyển sinh chung đạt và vượt chỉ tiêu.

 “Ngoài ra, trường còn phối hợp các doanh nghiệp hỗ trợ các em trong quá trình thực tập có lương; cấp học bổng; tổ chức sàn giao dịch việc làm để các em có điều kiện tiếp cận các doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm theo nhu cầu. Nhờ vậy, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt hơn 90%”, ông Dũng phấn khởi.

Vì thế hệ tương lai

Ở góc nhìn khác, bà Nguyễn Thu Tư cho rằng: “Ðể đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, cần có tâm điểm mới, đó chính là bảo vệ, chăm lo tốt cho trẻ em”. Theo bà Thu Tư, mức sống của một gia đình là một trong những yếu tố quyết định quan trọng liên quan đến quyền lợi của trẻ em, cũng như việc trẻ em có mức sống thấp hoặc ít có cơ hội được học tập, chăm sóc y tế, dinh dưỡng sẽ dẫn đến những hạn chế về cơ hội thành công mà trẻ có được cho cuộc sống tương lai.

Ðể giảm bớt nguy cơ bỏ học, rất cần sự quan tâm, chung tay chăm lo của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tiếp sức các em đến trường. (Ảnh: Nhóm thiện nguyện Tâm Minh kịp thời giúp đỡ 4 chị em là người dân tộc Khmer ở Ấp 6, xã Khánh Lâm, huyện U Minh trước nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (cha mất, mẹ bỏ đi, các em sống cùng bà ngoại - PV)).

“Thực trạng về các vấn đề liên quan đến nguyên nhân nghèo khó trên địa bàn tỉnh thời gian qua không chỉ gói gọn trong thu nhập, việc làm mà còn liên quan đến nhiều dịch vụ cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, như giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh, môi trường, nhà ở và các lĩnh vực khác liên quan đến tình trạng trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực...”, bà Thu Tư chỉ rõ.

Một thực tế không thể phủ nhận, những trẻ em sống trong gia đình nghèo khổ thường bị tước mất những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống. Trẻ em lớn lên trong nghèo khổ, khi trưởng thành có nhiều nguy cơ trở thành người nghèo; trẻ em lớn lên trong môi trường đói nghèo, thiếu các hàng hoá và dịch vụ thiết yếu sẽ phải gánh chịu hậu quả suốt đời như sức khoẻ yếu, dinh dưỡng kém, bỏ lỡ hoặc không được học hành, gặp phải các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, không được bảo đảm an toàn, bị kỳ thị, bạo lực, ít có cơ hội kiếm được việc làm để bảo đảm thu nhập ổn định...

Vì vậy, để cải thiện các mặt về phúc lợi cho trẻ em, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, bà Thu Tư cho rằng: “Thời gian tới, ngành LÐ-TB&XH sẽ tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cha mẹ trong việc nuôi, dạy, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em khỏi những nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực; đảm bảo môi trường sống an toàn, lành mạnh trong suốt quá trình trưởng thành của các em”.

Trên vùng đất hiếu học Cà Mau, khát khao học tập, vươn đến ánh sáng của tri thức, của tương lai lúc nào cũng cháy bỏng. Câu chuyện của bạn Võ Thị Huỳnh Như (ngụ Ấp Hoà Trung, xã Hoà Thành, TP Cà Mau, hiện đang là sinh viên Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu Cà Mau), vượt qua căn bệnh quái ác xương thuỷ tinh để đến với giảng đường đại học, tiếp tục khát vọng trở thành người hữu ích, thoát khỏi cảnh nghèo túng, đã lan toả cảm hứng lớn lao. Với Huỳnh Như: “Người khoẻ mạnh sẽ có nhiều lựa chọn, nhưng với em, chỉ có duy nhất con đường học tập để thay đổi số phận của mình”.

Ðó cũng là thông điệp, là giá trị chân chính mà giáo dục và đào tạo, học tập và tri thức mang lại cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội./.

 

Hải Nguyên - Băng Thanh

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.