ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-7-25 15:18:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Báo Cà Mau Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Áp lực từ phụ huynh học sinh

Phải thừa nhận, nguồn gốc của việc dạy thêm - học thêm chính là từ phụ huynh. Hầu hết các bậc cha mẹ đều nặng nề về thành tích học tập của các con. Không phải các em học sinh mà không ít phụ huynh là người có tính ganh đua, sợ con mình không giỏi bằng con người ta.

Chị Trịnh Bảo Trâm, ngụ Khóm 2, Phường 2, TP Cà Mau, hiện có 2 con đang học ở Trường Tiểu học Nguyễn Tạo và Trường THPT Cà Mau, cho biết: “Bạn của con đi học thêm thì con mình cũng phải học bên ngoài, vì học trên lớp sợ chưa đủ kiến thức để cạnh tranh điểm số với bạn bè. Mình sợ con mình thua thiệt nên không tiếc công tìm thầy cô giỏi dạy thêm cho con, công việc có bận cỡ nào cũng chia thời gian để đưa đón. Không chỉ tôi mà bậc làm cha làm mẹ nào cũng có tâm lý đó. Lo ngại nhất là mỗi lần họp phụ huynh sợ con bị kêu tên học yếu kém. Thêm nữa, chương trình học bây giờ quá phức tạp, sách giáo khoa thay đổi liên tục, nói thật, gia đình tôi toàn trình độ đại học mà vẫn không biết dạy con từ đâu cho đúng bài bản để con bắt kịp bài giảng”.

Tại các trường có cơ sở vật chất tốt, Ban giám hiệu sẽ tổ chức dạy kèm cho học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi tại lớp.Tại các trường có cơ sở vật chất tốt, Ban giám hiệu sẽ tổ chức dạy kèm cho học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi tại lớp.

Không chỉ không có kỹ năng dạy con học tại nhà, cũng không kiên nhẫn ôn luyện cho con, nhiều phụ huynh còn đối mặt với áp lực công việc. Họ hoàn toàn không có thời gian trông con và cũng không yên tâm để con ở nhà một mình hay học nhóm. Cách tốt nhất là cứ đón con từ trường về, sau đó đưa con sang các lớp dạy thêm để nhờ thầy cô ôn bài kết hợp "giữ con" hộ mình.

Anh Trương Minh Bằng, ngụ Khóm 5, Phường 5, hiện có 2 con đang học tại Trường Tiểu học Quang Trung, chia sẻ: “Cả tôi và vợ đều bận việc ở công ty. Ông bà cũng lớn tuổi không thể trông giữ 2 cháu. Buổi tối, đôi lúc chúng tôi còn ôm việc về làm cho xong nên không thể ngồi tra bài cho con. Thay vì thời gian ở nhà, các con xem tivi hay chơi game thì cho đi học thêm, có thầy cô kèm cặp cũng đỡ áp lực hơn cho cha mẹ”.

Kèm con học bài cũng là một thử thách không hề dễ dàng đối với các ông bố, bà mẹ thời hiện đại. Khó nhưng không bỏ qua được, lớp học thêm quen thuộc đóng cửa đã tạo ra những sự xáo trộn của các gia đình. Các phụ huynh liên tục giục con ngồi vào bàn học, lúng túng hướng dẫn con làm bài tập tại nhà... Gác lại công việc ở cơ quan, công ty, phụ huynh đành trở thành những giáo viên bất đắc dĩ.

Chị Lê Thanh Tâm, ngụ Khóm 1, Phường 6, TP Cà Mau, có 2 con đang học tại Trường Tiểu học Quang Trung và Trường THCS Võ Thị Sáu. Chị Tâm cho biết: “Ðứa lớn tự học nhóm với bạn trên Zalo thì còn đỡ. Còn đứa nhỏ, khi tôi dạy con học là nó ý kiến, sao mẹ dạy không giống cô?. Bản thân mình cũng không đủ kiến thức rộng để kèm con ở nhiều môn học như thầy cô ở trường. Áp lực bây giờ là chọn trung tâm để đưa con đến học và chi phí thuê gia sư hay tại trung tâm cũng không phải là chuyện nhỏ. Có những chỗ đông quá, không có lớp phù hợp giờ giấc của con”.

Cấp tiểu học hiện tại đã không còn tình trạng dạy thêm, học thêm tại nhà. Các em học sinh dành nhiều thời gian học nhóm tại trường.

Cấp tiểu học hiện tại đã không còn tình trạng dạy thêm, học thêm tại nhà. Các em học sinh dành nhiều thời gian học nhóm tại trường.

Ðồng lòng trợ lực

Trái với các nền giáo dục phương Tây, là sự tự chủ trong việc giảng dạy và áp dụng các phương pháp đào tạo chuyên sâu để hỗ trợ từng học sinh, tại Việt Nam giáo viên phải chạy theo chương trình quá nặng nề và phải răm rắp tuân thủ các bài giảng soạn sẵn cũng như đã qua kiểm duyệt. Ðiều này đồng nghĩa với việc thời gian trên lớp không đủ để dạy hết kiến thức. Không còn cách nào khác là phải dạy thêm để chạy trước, bắt kịp chương trình.

Cô Trần Thị Tuyết, giáo viên Ngữ văn tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình (TP Cà Mau), chia sẻ: “Dạy tại các trung tâm đỡ áp lực hơn và tiền thù lao nhận được cũng ổn định. Tôi dạy một tiết 90 phút là 100 ngàn đồng. Bên cạnh đó còn được sáng tạo hơn trong cách truyền đạt kiến thức cho các em. Một lớp tại trung tâm cũng không đông học sinh nên các em đều được tham gia đóng góp ý kiến. Giáo viên cũng nhanh chóng phát hiện lỗ hổng kiến thức của các em để có giải pháp ngay”.

Từ khi có Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT (Thông tư 29) của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) quy định về dạy thêm, học thêm, nhiều giáo viên cũng thay đổi tư duy và có sự sáng tạo nhiều hơn trong cách giảng dạy. Thầy Trần Xuân Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Thái Bình (TP Cà Mau), cho biết: “Các giáo viên cố gắng thể hiện mình trước học sinh, vì trung tâm sẽ đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua học sinh bằng các buổi kiểm tra. Cũng từ Thông tư 29, giáo viên phải trau chuốt hơn trong từng bài giảng của bản thân".

Theo báo cáo của ngành giáo dục, giáo viên ở các trường học trên địa bàn tỉnh đều đồng lòng thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD&ÐT. Tại các trường có điều kiện mở lớp bồi dưỡng cho học sinh giỏi và kèm cặp học sinh yếu kém, công tác quản lý từ phía ban giám hiệu được triển khai sát sao. Một số trường có giáo viên dạy tại các trung tâm cũng tự có ý thức cập nhật tình hình và bài giảng để ban giám hiệu xem qua.

Một nền giáo dục bền vững phải tạo ra một môi trường học tập không cần học thêm, chứ không phải chỉ dùng quy định hành chính để quản lý. Tất cả phụ huynh đều mong muốn con cái của mình có thể học tập trong một môi trường công bằng, không áp lực. Ðể làm được điều đó, Bộ GD&ÐT cần có một kế hoạch dài hơi, thay đổi từ gốc rễ thay vì chỉ ban hành các lệnh cấm mang tính hình thức./.

 

Lam Khánh - Hoàng Vũ

Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.