ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 13:10:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gió lộng xứ Ðầm

Báo Cà Mau Gió rộn cuối năm. Ðường về xứ Ðầm giờ đã thông thoáng, nhiều lựa chọn chớ không như cách đây chục năm, kiểu gì kiểu cũng phải cách trở một chuyến phà vượt sông...

Quê hương Ðầm Dơi đổi mới. Ảnh: THÀNH QUỐC

Quê hương Ðầm Dơi đổi mới. Ảnh: THÀNH QUỐC

Thương lắm tên gọi Ðầm Chim, Ðầm Dơi, gợi lên một vùng đất mới giàu có sản vật gắn với rừng, với sông, với biển. “Sáu ghe bảy gánh” chở những người lập đất, lập làng về đây mang theo dòng máu hào kiệt của những anh hùng nghĩa quân chống Pháp. Ông Lê Khải Phong, người con xứ Ðầm, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo (Tỉnh uỷ Minh Hải và Tỉnh uỷ Cà Mau), tự hào: “Những người đầu tiên về vùng đất này đều mang theo dòng máu “Lạc - Hồng”, dòng máu anh hùng của cha ông. Họ mang trong lòng sự căm ghét chế độ thực dân, phong kiến áp bức, bất công; khao khát cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc”.

Ánh sáng của thời đại được Bác Hồ, được Ðảng ta chiếu rọi khắp nơi nơi. Tôi nhớ tới cố Soạn giả Trọng Nguyễn, người con xứ Ðầm với những lời ca chấn động tâm can trong bài vọng cổ "Ơn Ðảng": “Mẹ ơi, thân cút côi tháng năm tưởng đời quên lãng, nhưng nhờ ơn Ðảng cứu sống đời con trong đêm tối kinh hoàng”...

Ðó là khởi đầu cho những trang sử vàng chói lọi của đất và người Ðầm Dơi trong thời đại Hồ Chí Minh. Nhà báo lão thành Phạm Văn Tri (Bảy Minh) đánh giá: “Tên người anh hùng Phan Ngọc Hiển gắn bó với đất và người Ðầm Dơi 34 năm (từ năm 1947 đến năm 1984 do thành lập, chia tách), nhưng khí phách anh hùng của người cộng sản tiền bối đã được nhiều thế hệ cán bộ, tầng lớp Nhân dân Ngọc Hiển trước đây và Ðầm Dơi ngày nay học tập, noi theo”.

Cùng với những tên đất lâu đời như Tân Duyệt, Tân Thuận, xứ sở này được tô thắm thêm những tên người đã hoá bất tử thành tên đất: Tạ An Khương, Quách Văn Phẩm, Trần Văn Phán, Nguyễn Huân.

Huyền thoại của sông nước Ðầm Dơi chở nặng chiến công còn được kể mãi. Ông Dương Việt Thắng, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau, mô tả trận “thuỷ lôi chiến” đánh chìm tàu La-toa-năng của Pháp bằng niềm tự hào khôn xiết: “Tàu chiến Pháp trúng thuỷ lôi chìm tại chỗ chiều 18/5/1947. Nơi đây, đoạn sông Mương Ðiều, ngay trước nhà tôi đã diễn ra câu chuyện “có một không hai” trong lịch sử chiến tranh: Hàng ngàn người thi nhau tát nước bằng gàu vai, gàu chuyền ròng rã suốt 20 ngày đêm, tát cạn một khúc sông Mương Ðiều để lấy chiến lợi phẩm”.

Người anh hùng với khí phách can trường và tâm hồn nghệ sĩ tài hoa Tạ An Khương với “tay đàn, tay súng”, 1 trong 3 đảng viên đầu tiên của chi bộ đảng đầu tiên (thành lập ngày 15/10/1945) ở Ðầm Dơi bằng 30 năm cuộc đời tận hiến cho cách mạng đã tạc tên tuổi vào sử sách, bất tử trong hồn đất, lòng người quê hương.

Anh hùng nối chí anh hùng. Người nối người trọn lòng theo Ðảng, theo Bác Hồ; sống và chết xứng đáng với tiền nhân, với quê hương, với lý tưởng cách mạng son sắt, thuỷ chung trong kháng chiến chống Mỹ. Vang vọng mãi lời người anh hùng Trần Ngọc Hy trước họng súng thù: “Tao là thanh niên Việt Nam phải cứu nhà, cứu nước, không cúi đầu làm tay sai cho ngoại bang để hại dân, hại nước. Ðả đảo Mỹ - Diệm. Ðả đảo bọn sát nhân!”. Người anh hùng ngã xuống cho quê hương này còn mãi.

Lẫy lừng chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là năm 1963. Lịch sử đã tổng kết, đây là 1 trong 7 chiến thắng lớn nhất của miền Nam năm 1963. Riêng trận cứ điểm Chà Là, ta tiêu diệt được nhiều máy bay địch nhất lúc bấy giờ. Với chiến công vang dội này, đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong phong trào đấu tranh cách mạng của Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau sau phong trào Ðồng khởi.

Ðất này, không chỉ có những bậc trai tráng nam nhi mà còn những nữ hào kiệt trung dũng, kiên cường. Anh hùng Phan Thị Ðẹt, người mẹ của 6 con, vẫn vuông tròn nghĩa nước với sự mưu lược, can trường, không sợ hiểm nguy. Ðêm chi khu, hối hả những nhịp chèo từ khắp sông nước Ðầm Dơi đổ về, hơn 5 ngàn lực lượng đồng bào tranh đấu trực diện với kẻ thù. Người con gái vùng Tân Ðức - Tân Thuận Tô Thị Tẻ xung kích ở hàng đầu. Trước cái chết cận kề, nữ anh hùng mỉm cười, dõng dạc: “Chúng bây giết tao, tao không sợ! Ngày tận số chờ sẵn chúng bây kia!”.

Ðầm Dơi có cô giáo trẻ thành Nữ kiện tướng chiến hào huyền thoại Dương Thị Cẩm Vân mà chỉ cần nhắc đến giặc phải hồn xiêu phách lạc. Bên những ngã sông mênh mông gợi dáng quê hương tại thị trấn Ðầm Dơi ngày nay, người về còn thấy lồng lộng tượng đài của nữ anh hùng với oai linh bất tử.

Nhớ Ðầm Dơi 3 lần dựng Ðền thờ Bác Hồ ở xã Tân Tiến cũ (nay là xã Nguyễn Huân) từ trong kháng chiến cho tới hoà bình. Mưa sụt sùi Tân Ðức trong lễ truy điệu Bác Hồ, kỷ niệm này được Ðạo diễn Lê Vũ Hoàng (nguyên Phó giám đốc Ðài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cà Mau), khi còn là một học sinh tuổi niên thiếu, thuật lại: “Buổi lễ diễn ra trong đêm mưa ngày càng nặng hạt, nước mắt của hàng ngàn cán bộ, quân dân chánh, học sinh của Tân Ðức, Ðầm Dơi cũng tuôn trào”. Ðất và người Ðầm Dơi biến đau thương thành sức mạnh, chiến công nối tiếp những chiến công, để ngày toàn thắng ngày càng gần thêm và trở thành sự thật.

Tự hào lắm Ðầm Dơi, nhưng hành trình đi tới đâu hề dễ dàng. Tình cờ tôi đọc được bài báo của Nhà báo Nguyễn Bé (nguyên Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Báo Cà Mau) viết cách đây 40 năm (1985), với tựa đề “Con đường đã mở”, trong đó có những dòng suy tư day dứt: “Không thể không có người ở Ðầm Dơi cả đời mà không biết thị xã Cà Mau và các thành thị khác... Ðầm Dơi còn có những xã phải đi tàu đò suốt đêm, hoặc 2 ngày mới đến thị trấn”.

Ao ước của Nhà báo Nguyễn Bé cách đây 40 năm mà tươi mới hơi nóng thời sự như của ngày hôm qua, hôm kia, để con đường mới nối “nơi xa nhất của Ðầm Dơi chỉ trong 2 giờ cũng đến được Cà Mau bằng xe gắn máy”. Và Ðầm Dơi bây giờ, những con đường lớn đã rộng mở thênh thang...

Gió Tết lộng tứ bề rồi! Gió thổi thao thiết trên miền sông nước xứ Ðầm, qua bao nhiêu không gian, thời gian, qua bao nhiêu thế hệ con người để đọng lại thành dáng điệu quê hương. Ðó là nỗi nhớ, niềm thương và chỉ dấu dẫn đường để những người đi xa không lạc lối khi tìm về xứ./.

 

Ghi chép của Phạm Quốc Rin

 

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

Cách nay 50 năm, trong khi các địa phương trong cả nước đang bắt tay kiến thiết quê hương sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Nhân dân Ba Chúc lại mang thêm trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm, với nền tảng ban đầu: đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương. Trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.