ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-6-25 06:06:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ đạo nghề mở khoá

Báo Cà Mau Nghề mở khoá, sửa khoá tưởng an nhàn nhưng hoá ra lắm thị phi và cám dỗ. Chỉ cần một thoáng nhận định sai lầm hay loá mắt vì tiền là người thợ mở khoá sẽ bị kẻ xấu lợi dụng tiếp tay làm điều trái đạo. Do đó, ngoài cái tâm trong sáng, người thợ mở khoá còn phải luyện con mắt tinh tường để phân biệt người ngay, kẻ gian.

Nghề mở khoá, sửa khoá tưởng an nhàn nhưng hoá ra lắm thị phi và cám dỗ. Chỉ cần một thoáng nhận định sai lầm hay loá mắt vì tiền là người thợ mở khoá sẽ bị kẻ xấu lợi dụng tiếp tay làm điều trái đạo. Do đó, ngoài cái tâm trong sáng, người thợ mở khoá còn phải luyện con mắt tinh tường để phân biệt người ngay, kẻ gian.

Là người thợ mở khoá đầu tiên ở Cà Mau còn theo nghề cho đến bây giờ, ông Trần Văn Xê (Ba Xê), 67 tuổi, tuyên bố rằng, bất cứ loại ổ khoá nào trên đời này ông cũng có thể mở được, kể cả khoá tủ sắt đời mới nhất của ngân hàng hay ô-tô xịn. Tuy nhiên, nghề này thường bị kẻ gian lợi dụng, chỉ cần một chút bất cẩn là trở thành đồng phạm. Chính vì thế mà người thợ sửa khoá rất dè dặt trong truyền nghề, thậm chí khi thấy con, cháu không đứng đắn, chững chạc thì cũng tuyệt đối không truyền nghề.

Giữ đạo nghề là trên hết

Dưới chân cầu Cà Mau (phường 2, TP Cà Mau), có gần chục gian hàng sửa khoá nằm san sát nhau nhưng không hề có cảnh giành giật, gọi mời. Khách hàng vào gian hàng nào, chủ gian hàng đó tiếp. Thậm chí ổ khoá mới quá, họ còn trao đổi với nhau và tìm cách mở. Bởi lẽ, chủ nhân các gian hàng sửa khoá đều là đệ tử của bậc thầy mở khoá Ba Xê.

Ông Ba Xê truyền nghề cho học trò nhưng không quên răn dạy về đạo đức nghề nghiệp.

Kinh tế ngày càng phát triển, của cải ngày càng có giá trị và kéo theo ý thức bảo vệ tài sản của người dân ngày càng cao. Nắm bắt thị hiếu này, nhà sản xuất càng ngày càng nâng cao tính bền vững của ổ khoá. Họ thay thế ruột khoá bằng bi sang thép ống, thép lá; chìa khoá chuyển từ dẹp sang tròn hay trái khế; nguyên liệu sản xuất ổ khoá ngày càng cứng cáp hơn và che chắn đủ chiều theo dạng “chống cưa, chống cắt”. Tuy nhiên, theo ông Ba Xê, cái khó của nghề mở khoá là làm thế nào để giữ được đạo đức nghề nghiệp, không dao động trước đồng tiền mà tiếp tay kẻ xấu. Còn tất cả các ổ khoá dù bền vững đến đâu cũng chế tạo theo nguyên lý sắp xếp bi, thép miếng và mở bằng chìa, nếu có thời gian nghiên cứu thì người thợ vẫn mở được. Thậm chí chìa khoá xe hơi dài gần 10 phân và khoá cửa bằng điện thì người thợ vẫn có cách “trị”.

Vén ống quần Tây để lộ ra chiếc chân giả, ông Ba Xê kể đó là nguyên nhân khiến ông dính với nghiệp thợ sửa khoá. Ông Ba Xê hành nghề mở khoá từ năm 25 tuổi, ngay sau khi bị tai nạn mất 1 chân, bế tắc trong cuộc sống. Học nghề ở Cần Thơ mất 3 tuần, sau lên Sài Gòn nâng cao trình độ ở cửa hiệu khoá Hậu Ký thêm 2 tháng, ông về Cà Mau cùng Tâm Râu và ông Năm Chìa Khoá là 3 người làm nghề mở khoá đầu tiên ở Cà Mau.

Ông Ba Xê tự hào bảo rằng, nhóm của ông đã giữ được nguyên tắc nghề nghiệp cho đến khi 2 người bạn thân giải nghệ và ông cũng tự mãn với bản thân khi chưa lần nào bị đồng tiền cám dỗ.

Bằng nghề này, ông Ba Xê đã nuôi sống vợ con từ 42 năm qua. Các đệ tử của ông, người dốt chữ, người tật nguyền, cùng đường mưu sinh… tính ra đã có vài chục người được ông truyền nghề rồi về lập thân, lập nghiệp, sống thảnh thơi, không lo đói khát. “Mới cho “xuống núi” 1 đệ tử ở Tân Thành, TP Cà Mau. Nó tên Tèo, bị tai nạn giao thông dập nát 1 chân. Số mạng nó giống hệt tôi. Hôm mùng 3 Tết qua đây thăm tôi hào hứng lắm, cho hay đã mở được cái tiệm rồi”, ông khoe.

Hầu như các thợ sửa khoá đều ít nhất 1 lần trong đời gặp kẻ gian yêu cầu mở khoá, làm chìa. Tuỳ theo trường hợp mà từ chối nhưng có điều luật “bất thành văn”, những người thợ sửa khoá mà chúng tôi gặp đều không nhận làm chìa khoá theo mẫu in trên cục bột, sáp ong hay vẽ trên giấy… 

Cạm bẫy bủa vây

Dù rất cẩn trọng cũng như không ngừng răn dạy học trò, nhưng gần đây, chính 2 đệ tử của ông Ba Xê vẫn không tránh được tai nạn nghề nghiệp. Họ bị Công an tỉnh mời tới mời lui nhiều lần, diễn đi diễn lại để công an làm hiện trường 1 vụ mở khoá thiếu minh bạch ở phường 4, TP Cà Mau.

Chuyện xảy ra vào tháng 6/2013 khiến thầy trò Ba Xê bị người ta bàn luận xôn xao về đạo đức. Ông Ba Xê kể, ngày hôm đó, ông không ra quản cửa hàng mà giao cho 2 đệ tử tên Khang và Thái. Chiều đó, có người đến kêu hai người họ đi mở két sắt ở phường 4, TP Cà Mau. Ðến nơi, thấy két sắt trong phòng gia chủ, lại có khoảng 5-6 người nhà vừa xem vừa quay phim lại quá trình mở khoá nên 2 anh thợ không một chút mảy may, nghi ngờ. Xong việc, được người ta trả công 400.000 đồng, 2 anh thợ hồ hởi kéo nhau đi nhậu chơi.

Hơn tháng sau, công an đến mời cả hai về điều tra. Ðến lúc này, 2 đệ tử của ông Ba Xê mới ngỡ ngàng khi biết két sắt đó được khiêng về từ nhà người khác. Họ buồn rầu mấy tháng, bị sư phụ gõ đầu trách mắng không giữ nguyên tắc nghề nghiệp. Ông Ba Xê phân tích, lẽ ra trong tình huống đó, đệ tử của ông phải đề nghị mời chính quyền địa phương đến chứng kiến, làm vậy để bảo vệ khách hàng, vừa tránh phiền phức cho mình về sau.

“Có khi nào mấy thằng ăn trộm nhờ ông mở khoá giùm không?”. Không cần suy nghĩ, ông Ba Xê nhìn thẳng vào chúng tôi và nói: “Sao không! Thậm chí tụi nó còn nói thẳng, chia cho tôi bao nhiêu phần trăm trong vụ “nhập nha” đó. Nhưng tôi không bao giờ làm bậy đâu!”.

Ông kể, cách đây 6 năm, có 4 người đàn ông đi xe hơi từ tỉnh Kiên Giang qua thoả hiệp với ông 1 vụ mở két sắt của 1 công ty. Ông Ba Xê được cam kết sẽ có xe hơi đưa về tận nhà và thưởng 100 triệu đồng nếu mở thành công. Ông không do dự mà từ chối ngay tức khắc, bảo cho 1 tỷ đồng cũng không làm. “Bình thường, chẳng có ai bỏ ra số tiền lớn như vậy để nhờ mở khoá cả. Không cần quan sát hay nghĩ ngợi nhiều, nghe qua là biết phi vụ đen tối rồi”, ông Ba Xê quả quyết.

Cách đây hơn 2 tháng, có 1 phụ nữ đẫy đà đến tiệm của ông Ba Xê nói thẳng nhờ giúp mở két sắt để lấy trộm tiền của mẹ chồng, hứa sẽ trọng thưởng. Ông giận run người, đuổi thẳng cô này ra khỏi tiệm của mình lập tức.

Ông Ba Xê cho biết, điều đáng tiếc nhất trong suốt 42 năm làm nghề sửa khoá là nhận lầm 1 học trò nhưng đó lại là người đệ tử mà ông đánh giá sáng dạ nhất. Ðó cũng là người học trò đầu tiên của ông. Anh ta tên Bảo, thường gọi là Một. Chỉ vài hôm theo học, anh ta dường như thuộc hết bí quyết của thầy. Một sáng đẹp trời, khi hai thầy trò đang ngồi ăn sáng thì công an đến còng tay Một đưa đi. Ông Ba Xê ngớ người khi nghe giải thích học trò cưng của ông chính là thủ phạm trong vụ trộm động trời tại tiệm thuốc bắc Bảo An Ðường tối qua. “Nó mở được tất cả cửa trong nhà thuốc này để đồng bọn vơ vét sạch sẽ. Sau khi đãi tôi chầu ăn sáng, nó bị cảnh sát hình sự tóm cổ, ở tù hết 7 năm. Mình rút ruột dạy đạo đức nghề, đứa nào theo được thì ăn nên làm ra, đứa nào phản nghề thì coi như xong đời”, ông Ba Xê đúc kết./.

Tự chặt tay vì giúp nhầm kẻ gian

Ông Ba Xê và các lão làng trong nghề thợ khoá Cà Mau vẫn hay ngồi nhắc nhau, nhắc các đệ tử câu chuyện chặt bỏ lóng tay của ông Sáu Khoá ở Cần Thơ. Thời đó, trước năm 1975, ông Sáu Khoá là thợ có tiếng khu vực Hậu Giang. Ông được người đàn ông nhờ đến nhà mở két và được thưởng hậu. Nhưng sau đó, ông bị toà án kết án 6 tháng tù treo vì cái tội đồng phạm với ông chồng trộm cắp tài sản riêng của bà vợ. Khi bị tuyên án xong, ông Sáu Khoá về nhà chặt liền 1 lóng tay ngón trỏ trái để nhớ đời. Ông thề nếu không đủ vợ, đủ chồng thì nhất định phải có công an ông mới mở khoá tủ sắt.

Bài và ảnh: Yên Vân

Báo ảnh Ðất Mũi - Tự hào 41 năm thực hiện sứ mệnh với quê hương

Báo chí cách mạng Việt Nam tính đến nay đã trải qua chặng đường dài 1 thế kỷ hình thành và phát triển, khẳng định vai trò và vị thế không thể thiếu trong đời sống xã hội, được Ðảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, tôn vinh. Trong hành trình chung ấy, báo chí Cà Mau chuyển mình theo kịp xu thế phát triển của báo chí cả nước qua từng giai đoạn, góp phần đắc lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển quê hương nơi địa đầu cực Nam.

Báo Cà Mau - Bạc Liêu - Những dấu ấn mái nhà chung

Xưởng phim Tây Nam Bộ

Tôi về công tác tại Xưởng phim Tây Nam Bộ vào năm 1970, khoảng 8 năm sau khi xưởng phim được thành lập. Thực ra, đơn vị này có 2 tên. Một là: “Xưởng phim Giải phóng Tây Nam Bộ” ghi ở đầu phim để định danh nơi sản xuất, bởi vì phim thời sự lúc đó còn có Hãng phim Thời sự tài liệu Trung ương (Hà Nội) và Xưởng phim Giải phóng (Cục Ðiện ảnh miền Nam). Hai là: Tiểu ban Ðiện ảnh (19A, C9) thuộc Ban Tuyên huấn Khu Tây Nam Bộ, cùng với nhiều Tiểu ban khác như: Tuyên truyền, Thông tấn - Báo chí, Văn nghệ... Cũng cần nói rõ thêm là bộ phận nhiếp ảnh khi thì thuộc Tiểu ban Ðiện ảnh (C9), lúc thì thuộc Tiểu ban Thông tấn - Báo chí (C8). Chẳng hạn khoảng 5 năm tôi công tác ở Tiểu ban Ðiện ảnh thì nhiếp ảnh thuộc Tiểu ban Thông tấn - Báo chí (C8).

Báo Cà Mau đồng hành cùng quê hương phát triển - Bài cuối: Hợp nhất sức mạnh

Năm 2020 đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Báo Cà Mau bằng sự hợp nhất giữa Báo Cà Mau và Báo ảnh Ðất Mũi, tạo nên sức mạnh tổng hợp và động lực phát triển mới. Sự kiện này không chỉ là sự sáp nhập về mặt tổ chức mà còn là sự kết tinh kinh nghiệm và tiềm năng của 2 cơ quan báo chí hàng đầu của tỉnh.

Tạp chí Văn nghệ trong đời sống văn học, nghệ thuật Cà Mau

Một thế kỷ báo chí cách mạng Việt Nam là khoảng thời gian dài trong tiến trình lịch sử dân tộc. Tạp chí Lúa Vàng ra đời năm 1960 cũng có khoảng thời gian không ngắn để hình thành và phát triển của một tạp chí văn học, nghệ thuật miền đất cực Nam Tổ quốc. Tại buổi hội thảo khoa học này, tôi xin đại diện Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau trình bày bài tham luận với nhan đề: “Tạp chí Văn nghệ từng bước khẳng định mình trong đời sống văn học, nghệ thuật Cà Mau”, nhằm góp phần tô đậm thêm chặng đường 65 năm qua của Tạp chí Lúa Vàng (tiền thân của Tạp chí Văn nghệ) - cơ quan ngôn luận của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau đã từng bước trưởng thành, góp phần đáng kể vào sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước.

Báo Cà Mau đồng hành cùng quê hương phát triển - Bài 2: Hội nhập và phát triển

Bước sang thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, Cà Mau chứng kiến sự hội nhập sâu rộng và đà phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Ðể đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả, Báo Cà Mau không ngừng đổi mới và nâng cao tần suất hoạt động.

Ðảng dẫn lối - Không ai bị bỏ lại phía sau - Bài cuối: Lòng dân hướng về Ðảng

Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, các thế lực thù địch không ngừng gia tăng hoạt động chống phá Ðảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, càng đòi hỏi nhiệm vụ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phải đặt lên hàng đầu.

Báo chí cách mạng Cà Mau - Tự tin, tự hào trên mặt trận tư tưởng

Báo Thanh Niên mang lại hiệu ứng cực kỳ to lớn trong cuộc vận động phong trào cách mạng Việt Nam và cuộc vận động thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam nên Trung ương lấy ngày 21/6/1925 - ngày ra số báo Thanh Niên đầu tiên làm ngày truyền thống Báo chí cách mạng Việt Nam. Báo chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo, chăm sóc, giáo dục, rèn luyện của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ trở thành lực lượng xung kích trên trận địa chính trị, tư tưởng của Ðảng qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng.

Ðảng dẫn lối - Không ai bị bỏ lại phía sau - Bài 2: Nơi yêu thương lan toả

Những năm qua, các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng mạng xã hội để phát tán những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một trong những luận điệu lặp đi lặp lại là: “Xã hội Việt Nam thiếu lòng nhân ái, con người ngày càng trở nên thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bất hạnh của nhau”. Ðây là sự vu cáo vô căn cứ, không chỉ xúc phạm phẩm chất nhân văn của người Việt mà còn đi ngược hoàn toàn với thực tế đang diễn ra hằng ngày.

Phát thanh viên - Nghề của chúng tôi

Chỉ 5 ngày sau khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Ðộc lập tại Vườn hoa Ba Ðình Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Ðài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi bản tin đầu tiên vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 7/9/1945, khẳng định nền độc lập tự do của một dân tộc, một đất nước đã có chủ quyền, có tên trên bản đồ thế giới. Cũng thời điểm ấy đã khai sinh một nghề mới, đó là nghề “nói trên sóng”, mà chuyên môn gọi là xướng ngôn viên (ngày nay thống nhất gọi phát thanh viên).