ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 10:39:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ hương Tết xưa

Báo Cà Mau Trước đây, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, là vùng ngọt, chuyên lúa, nhà xa chợ nên năm nào cũng vậy, như một thói quen, bà con thường quết bánh phồng, cốm dẹp, làm nhiều thứ bánh dân gian để đón Tết.

Bà Phạm Thị Ðiệp, 69 tuổi, ấp Tân Hùng, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, chia sẻ: "Ngày trước, cứ đến tháng Chín, tháng Mười âm lịch, khi gió chướng vừa sang là cả xóm bắt đầu quết bánh phồng. Tiếng cối chày khua, quết bánh phồng quen thuộc đêm khuya đi vào ký ức của tôi. Nay tuổi cao, tôi truyền nghề cho cháu, nhờ vậy mỗi độ xuân về, cả xóm được trở về với không gian phơi bánh phồng xưa và thưởng thức hương vị Tết đồng quê”.

Hơn 35 năm gắn bó với nghề làm bánh phồng nếp, theo bà Ðiệp, ngày trước, cứ đến độ thu hoạch vụ lúa đông xuân là ở xóm bắt đầu quết bánh phồng. Nếp từ ruộng mới thu hoạch rất ngon, ngâm qua đêm, tầm 2-3 giờ khuya, bà con bắt đầu hấp, sau đó quết nhuyễn, thêm nước cốt dừa, đường mía. Công đoạn quết bánh phồng cần người cầm chày quết, người ngồi dưới đảo bột liên tục để bột nhuyễn đều. Ngày nay, công đoạn quết tay được thay thế bằng cối xay. Bột được "bắt" thành viên tròn đều nhau, các cô, chị dùng ống cán tròn đều theo kích cỡ như ý muốn, sau đó đem phơi nắng từ sáng sớm đến xế chiều là có bánh phồng thành phẩm.

Với kinh nghiệm dày dặn, các bà, các chị cán bánh phồng rất tròn và đều.

Các công đoạn làm bánh phồng nếp thủ công khá vất vả và với sự cạnh tranh của nhiều loại bánh trên thị trường, khiến cho nghề làm bánh phồng nếp ở Cà Mau ngày càng vắng bóng.

Chị Phan Cẩm Tú, ấp Tân Hùng, được bà Ðiệp truyền nghề làm bánh phồng, chia sẻ: "Món bánh phồng nếp dân dã nhưng đậm đà hương vị truyền thống, chứa đựng cả hồn quê, nhất là vào dịp Tết đến xuân về. Thấy nhiều người vẫn còn rất thích món bánh quê này, nhất là những kiều bào mỗi dịp về quê ăn Tết hay đặt mang ra nước ngoài, tôi quyết tâm giữ nghề, giữ hương Tết xưa. Tôi cũng đang nỗ lực nghiên cứu để cải tiến mẫu mã, cách bảo quản, nâng cao chất lượng hướng đến phát triển thành sản phẩm OCOP của địa phương, để món bánh quê có cơ hội đến tay người dân mọi miền Tổ quốc".

Bánh phồng đón nắng.

 

Không gian làm bánh phồng nếp tại ấp Tân Hùng, xã Ngọc Chánh, gợi nhớ Tết xưa trong các gia đình Việt.

 

Bánh phồng nếp nướng thơm lừng gợi thương, gợi nhớ cho những người xa quê, nhất là mỗi dịp Tết đến xuân về.

 

Bánh phồng nếp loại dẻo chỉ cần phơi 2-3 giờ, cuốn với dừa rám vỏ nạo trộn muối mè, đậu phộng, ăn rất ngon.

 

Loan Phương thực hiện

 

Diện mạo mới ở Công viên Hùng Vương

Sau khoảng thời gian được nâng cấp, cải tạo một số hạng mục, Công viên Hùng Vương (phường Tân Thành), nơi được xem như “lá phổi xanh” giữa lòng đô thị Cà Mau, nay khoác diện mạo mới, vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa tạo điểm nhấn mỹ quan.

Sắc mới ở những miền quê Khmer

Sở hữu nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp cùng các lễ hội truyền thống độc đáo, đồng bào Khmer góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Cà Mau. Những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực vươn lên của chính người dân, vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống đang từng ngày chuyển mình, khoác lên “chiếc áo mới” đầy rạng rỡ.

Giăng lưới cá sặt mùa mưa

Mưa bắt đầu từ giữa khuya, rả rích đến sáng. Những hạt mưa đầu mùa như tưới mát cả một khoảng trời khô hạn, làm mềm đất, làm đầy ruộng, và làm dậy mùi phù sa ngai ngái. Trong màn mưa nhoè nhoẹt, người đàn ông quê xách chiếc lưới trên tay, bước xuống ruộng, mương bắt đầu một mùa giăng cá sặt.

Sẵn sàng tâm thế, đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thời gian qua hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu đã vào cuộc với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm cao. Theo đó, mọi công việc chuẩn bị cho ngày hợp nhất tỉnh đều đã sẵn sàng, với tâm thế phấn khởi, quyết tâm đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với tiềm năng và vị thế của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Ðảo ngọc nơi cực Nam

Cụm đảo Hòn Khoai - hòn ngọc trên biển Ðông nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), có diện tích trên 4 km2, bao gồm 5 đảo. Ðây là nơi ghi dấu mốc son lịch sử cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do Anh hùng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo giành thắng lợi trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược. Ngày 13/12/1940, ngày khởi nghĩa Hòn Khoai, được chọn làm ngày Truyền thống cách mạng của Ðảng bộ và quân, dân Cà Mau. Hòn Khoai được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia năm 1990.

Ấm áp mùa thi

Trong hai ngày 25-26/6, tại 17 điểm thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, hơn 1.600 lượt tình nguyện viên từ 34 đội hình “Tiếp sức mùa thi” đã đồng hành, sẻ chia, lan toả yêu thương bằng những hành động thiết thực và đầy cảm xúc.

Đồng hành cùng sĩ tử

Ngày 26/6, cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh cả nước, tỉnh Cà Mau có hơn 11.100 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

  “Trải nghiệm để trưởng thành”

Từ ngày 24 - 27/6, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức hành trình “Trải nghiệm để trưởng thành” với sự tham gia của 50 em thiếu nhi, diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh và Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu).

Cà Mau qua góc nhìn nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh

Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Cà Mau hiện có 21 hội viên, trong đó có nhiều hội viên đồng thời cũng là nhà báo. Dù hiện đã nghỉ hưu hay vẫn đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong cả quá trình dài làm nghề, các nhà báo - NSNA đã đóng góp công sức to lớn cho sự trưởng thành của phong trào nhiếp ảnh trong tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí địa phương.

Thầm lặng hậu kỳ