ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 04:58:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðậm đà hương vị bánh phồng cua

Báo Cà Mau Sinh ra, lớn lên trên quê hương Ngọc Hiển, biết tận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hoà, thiên nhiên ưu đãi, là "ông vua" của các sản phẩm OCOP, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tân Phát Lợi Bùi Văn Chương (Ba Chương), ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, là nông dân Việt Nam xuất sắc tiêu biểu được vinh danh toàn quốc năm 2023. Hơn 10 năm hoạt động, HTX của ông cho ra đời 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong số đó phải kể đến món bánh phồng cua.

Nói về cơ duyên đến với nghề bánh phồng cua, ông Bùi Văn Chương chia sẻ, với nền kinh tế thị trường cạnh tranh, sản phẩm muốn đưa ra thị trường, được khách hàng ưa chuộng, phù hợp khẩu vị các vùng miền, hương vị khác biệt và đặc biệt hơn với các cơ sở khác, đòi hỏi cả quá trình gian nan và thử thách. Bản thân ông hiểu được sự đặc biệt tinh tuý mà con cua đem lại, vừa tốt cho người thiếu can xi, suy dinh dưỡng, vừa có hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào khoáng chất vitamin, dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ, phù hợp mọi lứa tuổi, đặc biệt người già và trẻ nhỏ.

Thế là ông Chương bắt đầu mày mò nghiên cứu để cho ra bánh phồng cua. Bằng sự tìm tòi học hỏi, rèn luyện và đổi mới không ngừng, ông Chương đã chọn lựa rất kỹ lưỡng từ khâu gia vị, cho đến từng loại cua tươi, ngon, chất lượng nhất. Vì đã có kinh nghiệm với nhiều sản phẩm trước đó nên việc chuyển đổi từ hương vị này qua hương vị cua có gì đâu mà khó, nhưng khi bắt tay vào thực hiện lại vướng nhiều cái khó.

Bánh phồng sau khi tráng, hong khô rồi đem phơi trên giàn cao. Cả quy trình phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Ông Chương trải lòng, trên lý thuyết mình đưa ra dễ lắm, nhưng đi vào thực hiện không hề đơn giản, thất bại ngay từ giai đoạn đầu tiên, vì con cua luộc sống trực tiếp sẽ không còn nguyên vẹn, thịt dính sát vào vỏ, khó tách, cua không còn độ ngọt, ngon, dai.

Qua những lần thất bại, cả gia đình ông Chương được đãi đặc sản cua luộc và bánh phồng cua lỗi thay cơm. Quyết không từ bỏ, ông Chương tự mày mò nghiên cứu, làm sao cho ra sản phẩm chất lượng. Sau bao ngày quên ăn quên ngủ, ông đã đúc kết được kinh nghiệm, mày mò, nghiên cứu, thử đi thử lại nhiều cách, cân đo đong đếm từng gia vị, thử nghiệm, tiếp tục lên ý tưởng, kết hợp tỉ mỉ chăm chút từng giai đoạn, từ thành phần, nguyên liệu. Thế là đã thành công.

"Lần đầu tiên luộc bánh phồng cua đem phơi khô, rồi cắt bánh ra, tôi cho gia đình ăn thử, mọi người gật đầu ưng ý. Tôi chưa tự tin lắm nên mới đem bánh của mình cho hàng xóm dùng thử, mọi người ăn qua ai cũng khen ngon, rồi tôi biếu cho nhiều người, ai ăn qua cũng muốn ăn nữa... Tôi hạnh phúc vô cùng, khi mỗi tháng xuất bán ra thị trường hơn 2 tấn bánh thành phẩm, lúc hút hàng xuất hơn 5 tấn", ông Chương phấn khởi khoe.

Mọi sản phẩm ra đời đều phải chú trọng đầu tư từ hình thức lẫn nội dung, thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên, vì thế cần có đầy đủ mọi thông tin quan trọng chi tiết, nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, hàm lượng, đạt chất lượng OCOP rõ ràng. Mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm uy tín sẽ tạo niềm tin cho người dùng, vừa tạo uy tín cho cơ sở. Hình ảnh mẫu mã, bao bì độc đáo tự nhiên, an toàn sức khoẻ, thân thiện với thiên nhiên, dễ phân huỷ, có thể tái sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường, vì sức khoẻ người tiêu dùng là tiêu chí hàng đầu của HTX Tân Phát Lợi.

Bánh phồng cua hiện đã có mặt ở nhiều siêu thị và tiêu thụ rộng khắp 14 tỉnh, thành trong nước.

Ông Bùi Văn Chương chia sẻ, để thành công với món bánh phồng cua, đầu tiên chọn cua ngon chất lượng, tươi sống, gia vị, dụng cụ cần thiết và bí quyết tạo nên sự khác biệt nhất của bánh phồng cua. Ðể việc tách thịt dễ dàng, cua sống sau khi vệ sinh sạch sẽ, cho vào thùng đá gây mê, sau thời gian nhất định đem cua lên nồi hấp, điều chỉnh lửa, thời gian phù hợp. Cua chín tiếp tục cho vào thùng đá, sau đó bắt đầu tách thịt cua, đảm bảo cua thơm ngon nguyên chất dinh dưỡng và tách thịt dễ dàng.

Bánh phồng cua chiên với lửa vừa phải, nhai chậm, vị giòn tan lan toả vào bên trong, đánh thức mọi giác quan.

Bánh phồng cua của HTX Tân Phát Lợi được sản xuất quanh năm, sản phẩm đã chinh phục được thực khách gần xa, có mặt ở nhiều siêu thị và rộng khắp 14 tỉnh, thành trong nước, bên cạnh đó HTX còn tạo việc làm thường xuyên cho hơn 30 nhân công ở địa phương. Hiện nay, trên thị trường chỉ có độc quyền tại HTX Tân Phát Lợi sản xuất bánh phồng cua./.

 

Chí Hiểu

 

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Tín hiệu tích cực từ thu ngân sách

Mặc dù đối mặt không ít khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành, triển khai các giải pháp hiệu quả, kịp thời, công tác thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, tăng khá so với cùng kỳ.

Công cụ hiệu quả trong giảm nghèo và phát triển kinh tế

Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với tín dụng chính sách xã hội, mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển tín dụng chính sách tại Việt Nam. Sau 10 năm thực hiện, cùng với Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.

Xã khó khăn nỗ lực giảm nghèo

Nguyễn Phích là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hơn 8,3%. Nhằm nâng cao đời sống cho người dân, xã đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo.

Cần đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng ĐBSCL

“An ninh nguồn nước là vấn đề cấp bách, cần có giải pháp chủ động thông qua các giải pháp công trình, phi công trình, thích ứng biến đổi khí hậu, khi tình hình hạn hán trong thời gian qua đã tác động lớn đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người dân, đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tiến độ phát triển của ĐBSCL”, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhận định tại Hội nghị điều phối vùng ĐBSCL lần thứ tư, tổ chức vào chiều 1/7 tại Cà Mau.

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Chi hội trưởng tiêu biểu

Trong 13 năm gắn bó với công tác hội, chị Ðoàn Oanh Muội, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh, được đánh giá là cán bộ hội gương mẫu, tận tuỵ. Ngoài ra, chị còn là tấm gương về sự cần cù, siêng năng lao động sản xuất.

Ðịnh hình diện mạo cầu Gành Hào

Cầu Gành Hào (địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi) là công trình quan trọng, điểm nhấn cuối trong trục hành lang kinh tế Ðông - Tây, từ Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) xuyên qua Phú Tân, Cái Nước, kéo dài đến Ðầm Dơi và sang thị trấn Gành Hào (huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Công trình trọng điểm này được tỉnh chọn là công trình chào mừng Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII.

Người dân, doanh nghiệp cần chung lòng với chính quyền cải thiện chỉ số PCI, PGI

Các đơn vị, sở, ngành, địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị. Phải làm sâu rộng, quyết liệt hơn nữa, làm đến nơi đến chốn các giải pháp cải thiện chỉ số PCI, PGI. Đó là nhấn mạnh của ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI, PGI) năm 2024 vào sáng 28/6.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.