ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 29-1-25 06:03:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ trọn nếp xưa

Báo Cà Mau Hưởng ứng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Khái, huyện Phú Tân đã tổ chức ngày hội bánh dân gian với chủ đề “Món ngon Nam Bộ”, để chị em họp mặt và giao lưu với nhau.

Ngày hội có 19 đội tham gia, mỗi đội thực hiện 1-2 loại bánh. Tiêu chí năm nay không chỉ đẹp hay ngon, mà còn nhấn mạnh yêu cầu “xanh” và “sạch”. Có nghĩa là, các nguyên liệu, từ chế biến đến lúc bày trí, đều phải đến từ tự nhiên, không dùng phẩm màu, hoá chất trong các món bánh.

Các đơn vị trổ tài trang trí cho món bánh của mình.

 

Bánh sâu gắn liền với tuổi thơ của trẻ em vùng sâu nhiều thế hệ.

Chị Chế Thị Nhu, ấp Tân Quảng A, cho biết: “Ở quê mình hiện tại vẫn chuộng bánh từ nguyên liệu tự nhiên. Nhiều chị sáng tạo nhân bánh từ đậu phộng, cốm, đường thốt nốt... để tạo khẩu vị lạ miệng, ngon hơn. Màu làm bánh chủ yếu lấy từ các loại hoa và lá, như gấc, củ dền, lá dứa, hoa đậu biếc... Màu vừa đẹp lại có mùi thơm đặc trưng, đảm bảo được tính thẩm mỹ và lạ miệng”.

Các chị không chỉ tập trung chế biến các loại bánh từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, mà còn đầu tư kỹ lưỡng cả khâu bày trí. Các loại lá chuối, lá mơ, hoa đậu biếc... hay các loại trái cây, rau củ... được tận dụng để bày trí, tỉa tót, thậm chí tạo thành những vật đựng bánh đậm chất xưa, lại có thể tái sử dụng sau khi trưng bày.

Bông súng được chọn để làm bình hoa cho thêm rực rỡ sắc màu, bình dị nhưng vô cùng rạng rỡ.

Chị Hồ Quà Nen, ấp Tân Quảng Tây, hồ hởi: “Bánh dân gian bây giờ ngon và hấp dẫn hơn, vì nguồn nguyên liệu tự nhiên chưa bao giờ thiếu và người làm bánh không ngừng sáng tạo. Chúng tôi luôn thích xanh và sạch, nghĩa là bánh phải ngon, an toàn sức khoẻ. Nhiều người nghĩ bánh làm bằng công nghệ sẽ bảo quản lâu, nhưng không nghĩ là có chất bảo quản, không hề tốt cho sức khoẻ. Bánh dân gian của mình làm xong, nếu ăn không hết thì có thể để tủ lạnh, khi muốn ăn có thể hấp nhẹ hoặc, tuỳ khẩu vị, có thể chiên lên... vẫn ngon và dinh dưỡng”.

Bánh canh ngọt với màu tím của hoa đậu biếc thật nhẹ nhàng, đẹp mắt.

 

Bánh khọt - món ăn không thể thiếu của người dân Nam Bộ lúc nông nhàn.

 

Bánh lá được làm từ lá rau mơ và bột gạo, tạo nên hương vị rất đặc trưng.

 

Bánh bột lọc được bày trí rất đẹp mắt.

 

Bánh ít là bánh món bánh đặc trưng của người miền Nam, bánh này không thể thiếu trong ngày cúng cơm của mọi gia đình

Nhìn những mâm bánh thành phẩm được bày trí mà nức lòng. Người làm bánh như một nghệ nhân, đã trút trọn tâm huyết để mỗi loại bánh mang đến sự tự hào về sản vật nơi họ đang sinh sống. Bánh xanh, bánh sạch: An toàn sức khoẻ - Giữ trọn nếp xưa, ngày hội bánh dân gian ở xã Nguyễn Việt Khái đã lan toả, nhân thêm tình yêu bánh từ nguyên liệu tự nhiên cho mọi người./.

 

Kim Cương - Lam Khánh thực hiện

 

Chuối ngào đường ăn Tết

Mặc dù thị trường Tết đa dạng các loại bánh, mứt, nhưng người dân quê vẫn thích tự tay chế biến những món ăn từ nguyên liệu là sản vật địa phương. Gia đình quây quần rôm rả, mỗi người mỗi việc để làm nên những chiếc bánh tuy giản đơn mà thơm ngon, tròn vị.

Bánh dân gian vẫn “đỏ lửa”

Theo sự phát triển của xã hội, rất nhiều loại bánh hiện đại xuất hiện. Thế nhưng, bánh dân gian vẫn chiếm giữ vị thế nhất định trên thị trường. Nhiều gia đình, nhiều thế hệ vẫn tiếp nối, duy trì nghề làm bánh dân gian. Họ gìn giữ nghề không chỉ vì kinh tế mà còn vì tình yêu, tâm huyết giữ nét văn hoá ẩm thực truyền thống được trao truyền từ bao đời.

Vị Hà thành trên đất cực Nam

Từ những cơ duyên khác nhau, nhiều người con đất Bắc xa quê vào Nam lập nghiệp, trong hành trang họ mang theo có phong vị của món ăn quê nhà. Ðể rồi chính những món ăn thân thuộc của quê hương đã tạo cho họ sinh kế mới ở vùng đất cực Nam.

Nấu đám miệt vườn

Ẩm thực trong đám tiệc ở miền Tây tựa như bức tranh văn hoá đầy màu sắc, phản ánh được nếp sống, phong vị của đất và người nơi đây. Các món ăn đậm chất quê nhưng được chế biến cầu kỳ, qua bàn tay khéo léo của những thợ nấu là các mẹ, các dì, các chị tại nhà.

Sương sâm - Ngọt ngào hương vị tuổi thơ

Thế hệ 8X, 9X chắc hẳn ai cũng từng biết đến món sương sâm - món ngon dân dã được chế biến từ loại lá của dây leo hoang dại, dây dại này có sức sống mãnh liệt, mọc quanh năm nơi các bờ vườn ở miền Tây.

Mùa bông điên điển

Đến hẹn lại lên, vào tháng 7-11 (âm lịch), khi cơn gió bắt đầu se lạnh, nước cũng dâng cao hơn, cá tôm mập ú, hoa súng nở trắng đồng, rau thì xanh mơn mởn... cũng là lúc bông điên điển bắt đầu trổ, khoe sắc vàng rực soi bóng khắp các bờ kênh, tạo nên khung cảnh đặc sắc, nên thơ, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.

Mắm ngon từ con tôm, con ruốc

Cà Mau là vùng sông nước, được thiên nhiên ưu đãi nhiều loài thuỷ sản như: tôm, cá và các loài giáp xác, đặc biệt là con ruốc. Cũng từ những thứ này, người dân Cà Mau đã chế biến ra nhiều món ẩm thực độc đáo như mắm tôm, mắm ruốc làm nức lòng bao thực khách.

Xe tàu hũ của bà

“Hũ đây”, “Tàu hũ nóng đây”, “Ai tàu hũ không”, tiếng rao ấy của cụ bà Tô Thị Y (86 tuổi, ở Phường 1, TP Cà Mau) đã trở nên quen thuộc gần 40 năm qua.

Mắm chay ngày giỗ nội

Bà nội mất khi tôi còn nhỏ xíu, vì vậy ký ức của tôi về bà không nhiều, chỉ lờ mờ nhớ hình ảnh lúc bà nội nấu món chay trong cái nồi nhỏ có tay cầm, lúc bà lom khom hái bông bí, đọt bí sau nhà. Bà nội tôi ăn chay trường, nên sau này mỗi lần giỗ bà nội, ba mẹ tôi làm món chay để cúng, thường là món gỏi cuốn chay, nấu canh kiểm và đặc biệt luôn trộn món mắm chay.

Chả cá thu xứ biển

Cà Mau có bờ biển dài 254 km, với ngư trường rộng lớn (trên 100.000 km2), rất dồi dào nguồn lợi thuỷ hải sản, trong đó có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá cơm, cá ngừ, cá thu...