ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-12-24 12:38:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giúp phụ nữ phát triển kinh tế vốn nội lực

Báo Cà Mau Những năm gần đây, công tác hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm. Qua cầu nối là Hội LHPN cơ sở, hội viên được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và góp vốn xoay vòng giúp nhau phát triển các mô hình sản xuất phù hợp, có điều kiện vươn lên, tiêu biểu trong phong trào này có Hội LHPN huyện Trần Văn Thời.

Những năm gần đây, công tác hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm. Qua cầu nối là Hội LHPN cơ sở, hội viên được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và góp vốn xoay vòng giúp nhau phát triển các mô hình sản xuất phù hợp, có điều kiện vươn lên, tiêu biểu trong phong trào này có Hội LHPN huyện Trần Văn Thời.   

Có được căn nhà vững chắc, khang trang là thành quả bao năm miệt mài vượt khó của vợ chồng chị Huỳnh Tuyết Ngân (hội viên phụ nữ ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời). Trước đây, kinh tế gia đình chị Ngân gặp rất nhiều khó khăn do ít đất sản xuất, 8 công đất ruộng với 2 vụ lúa chỉ đủ trang trải sinh hoạt trong gia đình và lo cho cậu con trai đang tuổi ăn tuổi học. Sinh hoạt tại Chi hội Phụ nữ ấp Kinh Cũ, chị được chị em trong “Tổ phụ nữ giúp nhau giảm nghèo” cho mượn vốn không tính lãi. Số vốn 4 triệu đồng không nhiều nhưng giúp gia đình chị mua thêm heo giống, thức ăn cho gà, vịt để duy trì mô hình chăn nuôi mà không phải vay mượn bên ngoài với lãi suất cao. Cần cù lao động, chi tiêu hợp lý, kinh tế gia đình chị Ngân dần vượt qua khó khăn.

Nhờ phát huy hiệu quả vốn nội lực, hội viên phụ nữ xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời kinh tế phát triển, ổn định đời sống.

Năm 2010, chồng chị mất trong tai nạn giao thông, nỗi đau quá lớn khiến chị ngã quỵ. Chị Ngân chia sẻ: “Cũng nhờ chị em trong chi hội giúp đỡ, động viên tinh thần, hỗ trợ vật chất, mẹ con tôi mới có điều kiện cải thiện thu nhập gia đình. Rồi cũng nhờ nguồn vốn chi hội cho mượn không tính lãi đã giúp con tôi vượt qua những khó khăn trong 3 năm học tập ở trường dạy nghề của Bộ Quốc phòng. Giờ thì cháu đã có việc làm ổn định tại Bệnh viện Ða khoa khu vực huyện Trần Văn Thời. Không có sự hỗ trợ của chị em trong chi hội, không biết đến bao giờ mẹ con tôi mới có cuộc sống như ngày hôm nay”.

Ngoài hình thức góp vốn xoay vòng giúp nhau phát triển kinh tế, 35 thành viên của Chi hội Phụ nữ ấp Kinh Cũ còn góp số tiền trên 152 triệu đồng để duy trì hoạt động khuyến học khuyến tài. Chị Phạm Hồng Tươi không giấu được xúc động, chia sẻ: “Nếu không nhờ có đồng vốn khuyến học, khuyến tài của chi hội chắc các con của tôi không thể tiếp tục được con đường học tập như hiện nay”.

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Kinh Cũ Ðặng Thị Phượng phấn khởi: “Tuy mới thành lập hơn 3 năm nhưng vốn khuyến học khuyến tài đã giúp được 35 lượt sinh viên của ấp mượn 4-10 triệu đồng, từ 3-6 tháng để trang trải chi phí học tập. Ngoài nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội, chị em hội viên còn duy trì các tổ hùn vốn giúp nhau giảm nghèo, tổ nuôi heo đất, tổ giúp nhau mua bảo hiểm y tế… với số tiền trên 500 triệu đồng. Nhờ phát huy hiệu quả nguồn vốn của hội, năm qua đã xoá được 2 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo do phụ nữ làm chủ hộ". 

Huyện Trần Văn Thời hiện có 35.334 hội viên phụ nữ đang tham gia sinh hoạt, đây là lực lượng nòng cốt trong nhiều hoạt động, phong trào do các cấp Hội LHPN phát động. Qua thống kê của Hội LHPN huyện, năm 2014, toàn huyện có 5.014 phụ nữ nghèo, trong đó có 2.114 phụ nữ nghèo trong tổng số 844 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Bên cạnh ít đất sản xuất, thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu vốn là nguyên nhân khiến chị em khó có cơ hội vươn lên. Với vai trò cầu nối, các cấp Hội LHPN huyện đã vận động hội viên hỗ trợ nhau thoát nghèo qua nhiều hình thức như: tín chấp vay vốn ngân hàng, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nhân rộng các mô hình làm kinh tế giỏi… đến nay đã có 82 hộ nghèo do phụ nữ nghèo làm chủ hộ thoát nghèo. Các cơ sở hội còn huy động vốn thông qua các hình thức cho mượn tiền, vàng, gạo, bán chịu các loại cây, con giống, giúp nhau ngày công lao động, các tổ hùn vàng, hùn lúa, hùn tiền… Tổng nguồn vốn nội lực huy động tính đến nay trên 4,1 tỷ đồng, giúp trên 1.800 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống.

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, các hình thức trợ vốn sản xuất còn tạo sự gắn bó giữa hội viên với tổ chức hội, hội viên với hội viên và giảm nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Từ hình thức giúp vốn sản xuất của các cấp hội và sự cần cù, ý chí vượt khó, cuối năm 2014, có 340 hội viên phụ nữ đã vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Hoạt động cho vay vốn, vận động hội viên góp vốn giúp nhau giảm nghèo của các cấp Hội LHPN huyện thời gian qua đã tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện tiêu chí “không đói nghèo” của phong trào xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch””.

“Ðối với hoạt động trợ vốn, chúng tôi luôn giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay, hiệu quả nguồn vốn và nhu cầu thực tế của chị em. Các cấp hội luôn xác định đời sống kinh tế được nâng cao là điều kiện để hội viên phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, có điều kiện chăm sóc gia đình và tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của Hội”, chị Nguyễn Thị Thuỳ Linh cho biết thêm./.

Bài và ảnh: Thanh Phương
 

Ðồng bộ giải pháp, khai thác tốt nguồn thu

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương và những nỗ lực của ngành thuế, năm 2024, công tác thu ngân sách của huyện Ðầm Dơi đạt được những kết quả đáng khích lệ, vượt dự toán tỉnh giao.

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

Chủ động giải pháp tăng trưởng tín dụng

Ông Liêu Chí Tài, Phó giám đốc Phụ trách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Cà Mau, thông tin, đến ngày 30/11, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh đạt 71.673 tỷ đồng, tăng 3,34% so với đầu năm, tương đương với mức tăng 2.315 tỷ đồng. Dự báo đến hết năm 2024, dư nợ cho vay tại Cà Mau sẽ đạt 73.039 tỷ đồng, tương đương mức tăng 5,3% so với đầu năm.

Trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm

Hiện nay, bà con nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Trần Văn Thời bắt đầu thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm. Vụ mùa năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất đạt khá cao nên người dân rất phấn khởi.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngành Công thương đạt gần 800 tỷ USD

Chiều nay (23/12), Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Bộ Công thương tổ chức. Tại điểm cầu Cà Mau, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh tham dự.

Phụ nữ tự tin khởi nghiệp, tham gia chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

Sự kiện truyền thông “Phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; đồng thời tạo điều kiện cho chị em phụ nữ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP với nhau.

Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.