ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:12:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gỡ khó cho đổi mới giáo dục | Bài 1: Áp lực hiện hữu

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Năm học mới 2022-2023 đã bước sang tuần học thứ 4. Ðây cũng là năm thứ 3, cùng với cả nước, ngành giáo dục Cà Mau thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 với quyết tâm đổi mới, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục. Bên cạnh những thuận lợi, ngành giáo dục tỉnh Cà Mau vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn cần giải quyết. Loạt bài “Gỡ khó cho đổi mới giáo dục” ghi nhận thực tế lĩnh vực giáo dục Cà Mau với những vấn đề đặt ra và giải pháp - đề xuất giải pháp tháo gỡ. Từ đó, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo.

Bài 1: Áp lực hiện hữu

Trải qua 3 tuần học đầu tiên của năm học mới 2022-2023, ghi nhận chung, học sinh phấn khởi, phụ huynh yên tâm hơn bởi được khai giảng và học trực tiếp, thay vì trực tuyến như năm học trước; các trường học cũng dần ổn định nền nếp.

Tuy nhiên, hiện nay các đơn vị trường học đối diện nhiều vấn đề, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chương trình GDPT mới và kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của năm học.

 Khó khăn cho trường học

Ông Nguyễn Thanh Luận, Giám đốc Sở GD&ÐT tỉnh Cà Mau, cho biết: “Năm học 2022-2023, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở các khối 3, 7, 10. Dù đã có sự chuẩn bị tích cực, chủ động, nhưng việc thiếu giáo viên ở các bộ môn Tiếng Anh, Tin học, Ngoại ngữ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Giáo dục quốc phòng tại các khối lớp áp dụng chương trình mới là khó khăn lớn của ngành giáo dục Cà Mau”. Ðó là chưa kể những vướng mắc về đội ngũ giáo viên trong việc tổ chức các môn tích hợp ở bậc THCS.

Huyện Trần Văn Thời, địa phương có quy mô giáo dục thuộc dạng lớn nhất của Cà Mau hiện có 77 trường học (15 mầm non, 43 tiểu học, 19 THCS) với gần 30.000 học sinh. Ông Phạm Việt Bắc, Phó trưởng Phòng GD&ÐT huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Ðể đảm bảo phục vụ cho việc dạy và học đúng Chương trình đổi mới GDPT năm 2018, huyện cần tuyển dụng 140 giáo viên Tiếng Anh và Tin học nhưng không có nguồn tuyển dụng. Không chỉ thiếu 2 bộ môn này, mà y tế học đường, thư viện thiết bị cũng khó tuyển dụng”.

Giờ tan trường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.

Các đơn vị trường học cảm nhận rõ ràng nhất những áp lực về việc thiếu giáo viên để thực hiện Chương trình GDPT 2018. Thầy Nguyễn Minh Thật, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Trường có 1 điểm chính, 2 điểm lẻ, việc áp dụng Chương trình GDPT 2018 dù đã rất cố gắng nhưng vẫn khó. Riêng bộ môn Tiếng Anh và Tin học, nhà trường có giáo viên nhưng việc giảng dạy vẫn bị áp lực”.

Thầy Lê Thành Ðô, giáo viên Tin học của Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, chia sẻ: “Trách nhiệm công việc thì mình ráng làm, chớ nói thật, nhiều khi thấy lo lắng lắm”. Cũng theo lời thầy Ðô, không tính thời gian, chi phí di chuyển giữa các điểm, điều kiện giảng dạy ở điểm chính và điểm lẻ hoàn toàn khác nhau, nhất là với bộ môn đặc thù như Tin học. Ðiều này khiến chính giáo viên cũng băn khoăn về chất lượng, hiệu quả giảng dạy.

Sân trường Trường THCS Lê Hồng Phong luôn trong tình trạng ngập, ùn ứ nước do mưa, triều cường dẫn đến hạn chế các hoạt động vui chơi, giáo dục ngoài trời của học sinh.

Một khía cạnh khác, khi áp dụng các môn tích hợp khoa học xã hội và khoa học tự nhiên ở bậc THCS trong Chương trình GDPT 2018 cũng gây áp lực cho các trường học. Là giáo viên đảm nhiệm giảng dạy môn tích hợp khoa học tự nhiên ở Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, cô giáo Nguyễn Mai Liên trải lòng: “Yêu cầu chương trình mới cho cả giáo viên và học sinh đều cao hơn, trong khi đó, phương pháp giảng dạy, bố cục chương trình, yêu cầu đánh giá hoàn toàn mới. Ðiều khiến chúng tôi lo lắng nhất là khả năng tiếp thu của học sinh”.

Thầy giáo Lê Văn Thâu, đồng nghiệp của cô Liên, cho biết thêm: “Theo chuẩn giáo viên bậc THCS hiện nay, chúng tôi học đại học theo hướng chuyên 1 môn, giảng dạy 1 môn. Chương trình mới ở bộ môn tích hợp, đòi hỏi phải dạy liên môn. Thật may mắn, tôi đã học hệ Cao đẳng Sư phạm trước đây, theo hướng giảng dạy tích hợp như bây giờ, do đó việc giảng dạy cũng thuận lợi”.

Nhưng không phải thầy cô giáo nào cũng có được trải nghiệm quý giá như thầy Thâu. Chuyện bỡ ngỡ, khó khăn, thậm chí là bối rối của đội ngũ giáo viên hiện nay ở các môn học tích hợp bậc THCS là trăn trở chung.

Nỗi lo cũ

Ðã năm thứ 3 thực hiện Chương trình GDPT, nhưng còn đó nỗi lo cho các đơn vị trường học ở Cà Mau, đó chính là cơ sở vật chất (CSVC). Và lo hơn, khi yêu cầu của chương trình mới thành hay bại, phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này.

Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, ngôi trường vừa được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2020. Thầy Nguyễn Ngọc Vui, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Năm học này nhà trường đón hơn 370 học sinh của 2 khu, khu chính là đây, còn khu điểm lẻ ở ấp Cái Su với 185 học sinh. Ðiều phấn khởi của trường đó là trường được xây dựng khang trang, tiện nghi, kể cả điểm học chính và điểm lẻ đều đủ phòng học đáp ứng dạy 2 buổi/ngày, riêng điểm chính lại dư phòng học, và có đủ các phòng chức năng để dạy tốt, học tốt”. Phấn khởi là vậy nhưng điều thầy Vui băn khoăn là có phòng chức năng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học vì “chưa có gì”.

Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa mới đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đầy đủ phòng học đảm bảo 2 buổi/ngày, tuy nhiên, đến nay tất cả các phòng học đều chưa được trang bị thiết bị dạy học theo Chương trình GDPT 2018.

Tại phòng chức năng để giảng dạy tiếng Anh hiện chỉ có mấy bộ bàn ghế học sinh được xếp tạm, cửa vẫn đóng vì chưa có bất kỳ thiết bị nào được lắp đặt; phòng tin học đỡ hơn vì đã lắp đặt được hàng chục máy vi tính nhưng cũng đóng cửa vì chưa có máy chủ, chưa lắp đặt Internet. Thầy Vui trần tình: “Dự kiến đầu tháng 10 sẽ bàn giao thiết bị để đưa 2 phòng vào sử dụng, nên thầy trò vẫn phải chờ”. Tính từ điểm chính đến điểm lẻ, đến nay nhà trường chỉ lắp đặt được 1 tivi ở... điểm lẻ. Giáo viên và học sinh vì thế vẫn cứ “dạy chay, học chay”.

Dù đạt chuẩn hay chưa đạt chuẩn, nhưng CSVC vẫn là nỗi niềm riêng của các đơn vị trường học. Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Khánh Lâm, huyện U Minh được công nhận đạt chuẩn mức độ 1 từ năm 2014. Thầy Nguyễn Vũ Linh, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Từ khi đạt chuẩn đến nay, hàng năm nhà trường sửa chữa nhỏ, chưa có sự đầu tư lớn về CSVC. Do xây dựng quá lâu, 2 năm trở lại đây thì không sửa nữa mà chờ đầu tư xây dựng mới”.

Phòng nhỏ, xuống cấp, thiếu máy vi tính, tiết học Tin học của thầy trò Trường THCS Lê Hồng Phong phải thay phiên thực hành, chưa kể, một số máy không còn phát huy công năng.

Thoạt nhìn thì không nghĩ ngôi trường này đã đạt chuẩn quốc gia vì đúng như mô tả của thầy hiệu trưởng: “Trường xuống cấp trầm trọng”. Chân tường ở khu hiệu bộ mục ruỗng, các thầy cô vừa làm việc vừa lo lắng. Thậm chí 2 phòng chức năng của trường phải khoá lại để đảm bảo an toàn cho thầy cô, học sinh.

“2 phòng thí nghiệm thực hành cũng tê liệt vì hư hỏng nặng, nhà trường đã dời hẳn thiết bị lên kho. Không có phòng chức năng, học sinh chỉ có thể thí nghiệm ảo qua hướng dẫn của giáo viên và chờ ngày được nâng cấp để được chạm tay vào các thiết bị hỗ trợ học tập”, thầy Linh tâm tình.

/uploads/Video/News/2022/09/26/07230521(1).mp4

Nói về đề xuất, kiến nghị, thầy Linh bùi ngùi: “Mong được nâng cấp, sửa chữa để trường được công nhận lại đạt chuẩn quốc gia, để giáo viên, học sinh an tâm dạy và học, đảm bảo triển khai thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 năm nay và những năm tiếp theo”. Thế nhưng, theo ông Nguyễn Hữu Luân, Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện U Minh, kinh phí sửa chữa Trường THCS Lê Hồng Phong quá lớn trong khi còn rất nhiều kinh phí khác vẫn chờ đầu tư, vậy nên, vẫn phải chờ rót vốn. Con số nhẩm tính là gần 15 tỷ đồng./.

 

Quốc Rin - Băng Thanh

BÀI 2: NỖ LỰC ỨNG PHÓ

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.