ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 26-11-24 07:41:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hỗ trợ phát triển hệ thống canh tác hữu cơ và du lịch sinh thái nông nghiệp

Báo Cà Mau (CMO) Tại Cà Mau, 1 trong 2 điểm Du lịch sinh thái cộng đồng Hương Tràm (Ấp 15, xã Khánh An, huyện U Minh) và Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm (Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh) dự kiến sẽ được chọn thực hiện thí điểm dự án.

Sáng 11/2, Cục Trồng trọt phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Việt Nam, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo khởi động dự án ”Hỗ trợ phát triển hệ thống canh tác hữu cơ và du lịch sinh thái nông nghiệp trong cộng đồng nông hộ nhỏ tại các tỉnh phía Nam khu vực sông Mê Kông”, với sự tham gia của đại diện ngành nông nghiệp các tỉnh, thành phố: Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ và Cà Mau. 

Quang cảnh hội thảo.

Với những tiềm năng sẵn có về sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp với du lịch sinh thái tại địa phương, năm 2020, tỉnh Cà Mau được Cục Trồng trọt chọn thí điểm thực hiện dự án "Hỗ trợ phát triển hệ thống canh tác hữu cơ và du lịch sinh thái nông nghiệp trong cộng đồng nông hộ nhỏ làm mô hình mẫu" để đánh giá hiệu quả và các tỉnh, thành trong khu vực tham quan, học hỏi. Mục tiêu của dự án là hướng đến nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, phát huy tiềm năng du lịch gắn với nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Năm 2020, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cà Mau sẽ liên kết với các công ty xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế quy mô 1.400 ha tại huyện Thới Bình so với 380 ha của năm 2019.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho rằng, thực tế ở Cà Mau đã qua có nhiều mô hình, dự án triển khai thực hiện rất thành công nhưng việc nhân rộng lại gặp nhiều khó khăn và không thành công. Do đó, công tác liên kết toàn chuỗi là rất cần thiết; theo nguyên tắc công khai, minh bạch và hình thành nên hợp đồng liên kết mẫu bởi nông dân vẫn là bên yếu thế của mô hình này. Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đề nghị Sở NN&PTNT, Sở VH-TT&DL cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn, tổ chức để triển khai một cách hiệu quả dự án này.

Chiều cùng ngày, các đại biểu sẽ tham quan thực tế Điểm du lịch sinh thái cộng đồng Hương Tràm  (Ấp 15, xã Khánh An, huyện U Minh) và Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm (Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh). 1 trong 2 điểm này dự kiến sẽ được chọn thực hiện thí điểm dự án tại Cà Mau./.

Hoàng Diệu 

Lấy ngắn nuôi dài, cải thiện thu nhập

Xã Nguyễn Phích, huyện U Minh có 11/20 ấp thuộc lâm phần rừng tràm. Ðể nâng cao hiệu quả trong chăm sóc, bảo vệ rừng theo hướng bền vững, người dân áp dụng nuôi trồng một số vật nuôi, cây trồng ngắn ngày, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

"Bám trụ" với nghề hầm than

Hợp tác xã Chế biến than 2/9 tại ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, huyện Năm Căn hoạt động đã trên 20 năm. Ða phần không đất canh tác, nhiều người bôn ba từ xứ khác về đây lập nghiệp. Tuy vất vả nhưng vì mưu sinh, những người lao động nơi đây vẫn bám trụ, hiện có 19 hộ duy trì làm nghề, mỗi hộ có từ 2-3 lò. Có 2 hộ bị ảnh hưởng sạt lở nên không còn đất cất nhà để tiếp tục theo nghề...

Phụ nữ đồng hành phát triển kinh tế tập thể

Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi đã đồng hành cùng hội viên phụ nữ cơ sở, khẳng định vai trò, vị thế của mình trong cuộc sống. Trong đó, mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ đã hình thành và không ngừng mở rộng, phát triển thời gian qua, góp phần khơi dậy tiềm năng, tạo cơ hội để chị em mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho gia đình.

Nhiều tiềm năng, cơ hội khởi nghiệp

Cuộc thi kêu gọi vốn đầu tư cho các dự án khởi nghiệp lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Cà Mau đã tạo bầu không khí sôi động và đầy nhiệt huyết của các nhà sáng lập trẻ. Sự kiện không chỉ là nơi để kết nối các nhà đầu tư với những dự án tiềm năng, mà còn mở ra cơ hội để các dự án được phát triển, mở rộng quy mô và sẵn sàng vươn ra thị trường.

Thúc đẩy phát triển kinh tế biển

Huyện U Minh có bờ biển dài 31 km, đi qua địa bàn xã Khánh Hội và Khánh Tiến, với ngư trường rộng lớn trên 20.000 km2, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Từ những lợi thế đó, thời gian qua, huyện tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của Ðảng và Nhà nước đối với ngành nghề khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển bền vững.

Chậm cổ phần hoá các công ty lâm nghiệp

Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2023, diện tích rừng hiện có 92.760 ha (trong đó, rừng đặc dụng 18.711 ha, rừng phòng hộ 20.582 ha, rừng sản xuất 53.467 ha), với độ che phủ rừng đạt 17,59%. Riêng tại 2 công ty lâm nghiệp (U Minh Hạ và Ngọc Hiển), tổng diện tích quản lý trên 44.269 ha, với diện tích có rừng trên 27.314 ha (chiếm 61,7%), diện tích đất chưa có rừng hơn 16.164 ha.

Khoa học - công nghệ nền tảng cho sản xuất và đời sống

Khoa học và công nghệ (KH&CN) được xác định là nhân tố quan trọng trong sản xuất, chế biến và cả tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, KH&CN không chỉ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn là nền tảng để tiến tới nền kinh tế tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sản phẩm nông, thuỷ sản Cà Mau được nhiều đối tác lớn quan tâm

Ngày 18/11, bà Trương Hà Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (iPEC), cho biết, trong khuôn khổ Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản tỉnh Cà Mau năm 2024 (tổ chức vào ngày 15/11 vừa qua), có 209 lượt giao thương trực tiếp giữa 42 doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thuỷ sản, chủ thể OCOP trong tỉnh với 5 DN bán lẻ hàng đầu trong nước là Central Retail, Sài Gòn Coop, Kingfood Mart, Bách Hoá Xanh và Siêu thị Satra.

Phương kế giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các ngành, các địa phương trên địa bàn huyện Năm Căn có nhiều cách làm hay, sáng tạo, đặc biệt là thực hiện nhiều mô hình sinh kế phù hợp để phát triển kinh tế bền vững, từ đó góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo ở địa phương.

Thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh

Diễn đàn khởi nghiệp ĐBSCL lần thứ II năm nay vừa được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp với chủ đề: “Kinh tế xanh - Động lực mới cho sự phát triển”. Mục tiêu của diễn đàn hướng tới thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh cho vùng ĐBSCL trong tương lai.