ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:13:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hoa, dưa xuống ruộng, Tết đã cận kề

Báo Cà Mau Còn gần 2 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2024. Ðến thời điểm này, nông dân TP Cà Mau đã hoàn tất khâu xuống giống hoa vạn thọ và dưa hấu để kịp phục vụ thị trường Tết.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trồng dưa hấu bán Tết, năm nay, anh Phạm Hoàng Á, ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, đầu tư 90 triệu đồng để trồng 12 ngàn dây dưa hấu trên diện tích 8.500 m2 đất mặt ruộng.

Cũng như nhiều nông dân khác, năm nay anh Á tiếp tục trồng dưa hấu giống An Tiêm, giống không hạt và giống dưa hấu Mỹ. Ðây là giống dưa được thị trường ưa chuộng, trái lớn, hạt ít, ngọt thanh. Hiện ruộng dưa hấu của anh Á đã được gần 20 ngày tuổi.

Anh Phạm Hoàng Á cho biết: "Trồng dưa hấu không quá vất vả công chăm sóc. Nhiều năm nay tôi đều sử dụng màng phủ nông nghiệp, đào rãnh dẫn nước. Sau hơn 2 tháng là thu hoạch. Nếu thời tiết thuận lợi, mỗi công dưa hấu sau khi trừ chi phí sẽ có lãi bình quân hơn 15 triệu đồng".

Anh Phạm Hoàng Á (bên trái) chăm sóc số dưa hấu ươm hơn 10 ngày tuổi.

Ông Nguyễn Tây, ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, đang tất bật chăm sóc 3 ngàn dây dưa hấu được hơn 10 ngày tuổi.

Ông Tây cho biết: "Dưa hấu Lý Văn Lâm nổi tiếng về chất lượng và đã có thương hiệu. Năm nay thời tiết khá thuận lợi nên giữa tháng 10 âm lịch tôi bắt đầu xuống giống, mong muốn đem vị ngọt của dưa hấu Lý Văn Lâm đến với nhiều người".

Theo kinh nghiệm trồng dưa hấu của ông Tây, dưa hấu sau khi trồng từ 7-10 ngày thì pha loãng phân đạm và kali tưới xung quanh gốc. Lặp lại quy trình sau khi dưa được 15-20 ngày tuổi. Khi dây dưa ra hoa, đậu trái thì tỉa bớt, chỉ chừa lại trái dưa đẹp. Mỗi ngày tưới nước cho dưa  3 lần. Nông dân ở đây rất đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn nhau xử lý các loại bệnh trên dưa.

Ông Nguyễn Tây tưới nước các bầu dưa hấu.

Không chỉ trồng dưa hấu, xã Lý Văn Lâm còn được biết đến là vùng đất truyền thống trồng hoa vạn thọ cung ứng thị trường Tết.

Năm nay anh Lâm Văn Liền, ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, tiếp tục đầu tư trồng 3 ngàn cây hoa vạn thọ Thái Lùn F1 Mê Kông 46.  Ðể cây sinh trưởng tốt, anh mua hạt giống tại điểm bán hạt giống chất lượng rồi ươm trong khay.

Anh Liền cho biết: "So với trồng dưa hấu thì trồng hoa vạn thọ ít tốn kém chi phí, bán được giá, ít công chăm sóc. Bình quân người trồng hoa sẽ có lãi 5 triệu đồng cho 1 ngàn cây".

Anh Liền hy vọng, thời tiết tiếp tục thuận lợi như hiện nay, cây sẽ phát triển tốt, hoa sẽ sinh trưởng nhanh, nở đều và lớn, đẹp, để đáp ứng thị trường Tết.

Ông Mạc Ngọc Truyền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, cho biết, để tránh tình trạng cung vượt cầu, theo chỉ đạo của UBND xã, năm nay nông dân sẽ xuống giống trồng dưa hấu thành nhiều đợt để bán trước, trong và sau tết Nguyên đán. Qua thống kê, toàn xã có 153 hộ nông dân tham gia trồng gần 93 ha dưa hấu các loại và 2 ha hoa vạn thọ. Ðến thời điểm này, nông dân xã đã hoàn tất khâu xuống giống hoa và dưa hấu. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn và phản ánh của bà con nông dân, thời tiết năm nay tương đối thuận lợi và các ao đầm vẫn còn lượng nước dự trữ, đủ bơm tưới cho toàn bộ diện tích dưa hấu và hoa vạn thọ. Hội Nông dân xã khuyến cáo, người trồng dưa hấu và hoa vạn thọ cần thường xuyên chăm chút cho ruộng dưa và hoa, có xảy ra bất thường thì báo ngay cho cán bộ địa phương hỗ trợ xử lý./.

 

Mỹ Lệ - Nhật Minh

 

Công ty quà tặng doanh nghiệp grand cru

Chủ động sản xuất bền vững

Tại xã Lương Thế Trân, nếu 25 năm trước nông dân lén lút đưa nước mặn vào ruộng lúa để nuôi tôm, thì nay một bộ phận người dân phải tìm cách ngăn mặn, giữ ngọt để gieo sạ lúa nhằm cải tạo môi trường, giúp sản xuất hiệu quả, bền vững hơn trước thách thức của biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên đang ngày càng ô nhiễm.

Tôm càng xanh được giá, nông dân phấn khởi

Hiện nay, nông dân huyện U Minh bước vào vụ thu hoạch tôm càng xanh nuôi xen canh trong ruộng lúa. Mặc dù không gặp thuận lợi ở đầu vụ do ảnh hưởng nắng nóng, nhưng với sự chủ động của người dân trong khâu cải tạo đất và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên tôm nuôi phát triển tốt, năng suất khá. Không chỉ vậy, tôm bán có giá cao hơn trung bình các năm trước từ 40-50 ngàn đồng/kg nên người dân phấn khởi.

Chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất Việt Nam và thế giới

Sáng 21/11, UBND xã Tân Ân Tây phối hợp với Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi tôm - rừng, gắn với công bố chứng nhận Dự án tôm - rừng đạt chứng nhận ASC tại xã Tân Ân Tây, Huyện Ngọc Hiển.

Ðẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa đông xuân

Hiện nay, bà con nông dân các xã vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời đang tập trung bơm tát nước, làm đất để đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa đông xuân 2024-2025, đảm bảo đúng lịch thời vụ.

Toàn tỉnh thành lập được 10 câu lạc bộ Nông dân tỷ phú

Chiều 20/11, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 29-NQ/HNDTW ngày 4/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khoá VI) về nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 04, 05, 06/NQ-TW khoá VII của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch vững mạnh giai đoạn 2019-2024 (gọi tắt là 3 nghị quyết).

Lấy ngắn nuôi dài, cải thiện thu nhập

Xã Nguyễn Phích, huyện U Minh có 11/20 ấp thuộc lâm phần rừng tràm. Ðể nâng cao hiệu quả trong chăm sóc, bảo vệ rừng theo hướng bền vững, người dân áp dụng nuôi trồng một số vật nuôi, cây trồng ngắn ngày, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Phụ nữ đồng hành phát triển kinh tế tập thể

Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi đã đồng hành cùng hội viên phụ nữ cơ sở, khẳng định vai trò, vị thế của mình trong cuộc sống. Trong đó, mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ đã hình thành và không ngừng mở rộng, phát triển thời gian qua, góp phần khơi dậy tiềm năng, tạo cơ hội để chị em mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho gia đình.

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Chia sẻ mô hình tôm sú - lúa đạt chứng nhận ASC GROUP

Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.