ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 18-9-24 10:57:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hồi sinh “rừng vàng, biển bạc” - Bài 2: Cá đồng kêu cứu

Báo Cà Mau Hệ sinh thái ngập ngọt với nguồn lợi cá đồng dồi dào ở Cà Mau đang đối diện với thời khắc cam go. Vựa cá đồng huyền thoại vùng U Minh Hạ ngày nào giờ chỉ còn lại trong những câu chuyện đượm nỗi nhớ tiếc đến xót xa. Cà Mau giờ dần vắng bóng mùa tát đìa, chụp lưới ăn Tết. Mặt sông rạch thưa tiếng cá quẫy đuôi, đớp mồi. Con cá đồng Cà Mau đang đi đâu, về đâu?...

Chỉ còn là ký ức

Ông Lê Thanh Dũng, Phó giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, chia sẻ: “Ngay trong vùng lõi ngọt hoá được bảo vệ nghiêm ngặt này, nguồn lợi cá đồng đã và đang suy giảm mạnh”. Vườn Quốc gia U Minh Hạ được khai thác phân nửa diện tích (trong tổng số 8.527 ha) để làm dịch vụ câu cá. “Khách câu cá hiện nay than rằng, cá U Minh Hạ không biết đi đâu hết rồi”, ông Dũng trầm ngâm.

Ông Huỳnh Ngọc Cung, Bí thư Chi bộ ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, kể: “Xứ này cá đồng nức tiếng. Mùa cá đồng hồi trước xôm tụ lắm, nhà nhà, người người chụp lưới, tát đìa. Trong nhà ai cũng vậy, ngoài bồ lúa còn có hũ mắm, mớ khô, con cá đồng rọng trong khạp. Ban đêm, cá táp "bùm, bùm" khỏi ngủ nghê gì luôn. Còn bây giờ thì kiếm đỏ mắt mới có cá ăn”.

 Đặt lợp bắt cá trở nên hiếm thấy ở vùng đất U Minh.

Lão nông Nguyễn Văn Tông, Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, vẫn nhớ rõ mồn một cái thời: “Vô mùa cá đồng là phải dùng đòn gánh khiêng cá về bằng cần xé. Ðó là chưa kể mỗi mùa một kiểu bắt cá, từ đặt lờ, đặt lọp, giăng câu, đăng, đó, đủ kiểu, mà làm kiểu gì thì cá cũng đầy xuồng, đầy rọng. Cánh đàn bà, con gái vừa mần cá đìa vừa khóc vì... nhiều quá làm không nổi”.

Tuy nhiên, đó là chuyện đã xa. Thống kê của ngành nông nghiệp cho thấy, diện tích nuôi cá nước ngọt của tỉnh Cà Mau hiện nay là gần 25.000 ha, trong đó, nguồn lợi cá đồng hiện chỉ đóng góp tỷ lệ khiêm tốn trong tổng sản lượng hơn 636 ngàn tấn thuỷ sản của toàn tỉnh.

Ông Ðỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, thông tin: “Sau chuyển dịch vào năm 2000, diện tích và sản lượng cá đồng của tỉnh Cà Mau suy giảm mạnh. Những vùng trọng điểm cá đồng của Cà Mau như U Minh, Trần Văn Thời, cũng trong tình trạng dần kiệt quệ”.

Ông Ngô Thanh Phong, Chủ tịch UBND xã Khánh An, huyện U Minh, thông tin: “Hiện nay nguồn lợi cá đồng thiên nhiên của địa phương vô cùng khan hiếm. Muốn có cá người dân phải nuôi, kết hợp với việc khai thác và duy trì, bảo vệ. Ngoài sông, rạch thì cá đồng còn rất ít. Nói U Minh là xứ cá đồng, chớ bây giờ bà con ở đây gặp được con cá đồng thôi cũng khó”.

Ông Huỳnh Trung Kiên, ấp An Phú, xã Khánh An, huyện U Minh, trồng bồn bồn kết hợp thả giống, tái tạo nguồn lợi cá đồng.

Dân U Minh Hạ mua cá... để ăn

Chuyện lạ như chuyện Bác Ba Phi kể, nhưng là sự thật, dân xứ U Minh Hạ giờ phải mua cá biển, cá nuôi để ăn. Ông Bùi Văn Nhiệm, ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, bộc bạch: “Cá đồng muốn tiệt hết rồi. Dân phải thả cá giống nuôi may ra mới có. Hồi trước, cầm cái lờ, cần câu, tay lưới, ra đồng chút xíu là ăn phủ phê, còn bây giờ thì dễ gì có”.

Ông Phan Chí Cường, công tác ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ, chia sẻ: “Ở ngay vùng lõi rừng này kiếm cá đồng ăn còn khó, huống hồ gì ngoài sông rạch thiên nhiên”. Những lần cùng nằm chốt trong mùa giữ rừng, anh em trực canh lửa hay đùa nhau: “Ngộ thiệt, ở xứ cá đồng mà mua cá nuôi để ăn. Không biết mấy con cá nó đi đâu mất tiêu hết rồi”.

Ông Hồ Tương Lai, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, huyện U Minh, lo lắng: “Cứ đà này mà không có giải pháp thì cá đồng U Minh sẽ bị tận diệt. Chuyện đã rõ mồn một rồi, ngoài tự nhiên gần như không còn cá đồng nữa. Chỉ những khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt hoạ may mới còn, nhưng thực tế thì cũng không nhiều như trước”.

Huyện U Minh đã và đang vận động người dân giao nộp dụng cụ khai thác thuỷ sản tận diệt. Qua đó, nâng cao ý thức của bà con trong giữ gìn và khôi phục nguồn lợi thuỷ sản.

Ðể nhớ về một thời vàng son của con cá đồng, những lão nông U Minh Hạ nhắc nhớ nhiều câu chuyện của Bác Ba Phi nằm lòng. Nào là bầy cá lóc ăn dừa khô thịt béo ngậy, đàn cá bổi ăn cau thịt chát lừ, đám cá rô ăn xoài thịt chua lè. Cái thời “vạch cá mới thấy nước” ở U Minh Hạ ngày nào giờ xa lắc. Giữa xứ sở cá đồng, những con người gắn bó máu thịt với nơi đây bồi hồi nhớ tiếc.

Biển ngày càng ít cá tôm, vùng ngọt hoá dần thưa bóng cá đồng, người Cà Mau đang tự hỏi, vì đâu nên nỗi? Còn những người như ông Ðỗ Minh Út, ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, thì tặc lưỡi: “Ăn mà không giữ thì của nả thiên nhiên nào chịu cho thấu. Hổng có cái gì là vô tận hết đâu, nói như chuyện con cá đồng U Minh Hạ này thôi, cạn kiệt là do cách ăn, cách ở của mình với nó. Con cá đồng có đi đâu đâu, nó sanh đẻ không kịp với tốc độ đánh bắt của con người đó thôi. Mình mà dửng dưng, không có cách gì thì mai mốt, con cháu của mình chỉ còn nghe kể lại chuyện cá đồng thôi”.


Ông Huỳnh Minh Nguyên, từng giữ cương vị Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, nay là Chủ tịch UBND huyện U Minh, tâm sự rằng: “Nói cá đồng là phải nhắc tới U Minh, nhưng bây giờ đâu còn như trước nữa. Ðiều này ai cũng thấy, ai cũng tiếc, nhưng cái cốt yếu là phải làm sao thấy được nguyên nhân vì đâu mà như thế, cùng với đó là giải pháp, là hành động quyết liệt, hiệu quả. U Minh mà không còn cá đồng thì làm sao còn là U Minh đúng nghĩa nữa”.


 

Kim Cương - Hải Nguyên

Bài 3: Hồi chuông cảnh báo

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.